Đôi nét tình hình dịch thơ chữ Há nở Việt Nam

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 40 - 41)

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

2.2.Đôi nét tình hình dịch thơ chữ Há nở Việt Nam

2.1.1.2.3.Các hiện tượng khác biệt độc lập

2.2.Đôi nét tình hình dịch thơ chữ Há nở Việt Nam

S.Steiner - một giáo sư dạy Văn học Anh đã từng nói: “Sự tồn tại của các nền

văn hóa trong thực tiễn lịch sử phụ thuộc vào hoạt động không bao giờ ngừng, tuy thường không tự giác của công tác dịch thuật. Sẽ chẳng cường điệu tí nào khi nói rằng sở dĩ chúng ta có được nền văn minh là vì chúng ta đã học được cách dịch từ một thời đại khác sang” [13; tr.100]. Và ở nước ta, Trần Đình Hiến là một dịch giả đã

trở nên quen thuộc với độc giả với những tác phẩm dịch những cuốn tiểu thuyết đương đại, trong bài Dịch giả Trần Đình Hiến và công việc dịch thuật trên báo Văn nghệ công an ông cũng đã có cùng quan điểm:“Tác phẩm được dịch phải có sức gợi

lớn. Ngoài việc dịch sao cho đúng, cho sát nghĩa với nguyên bản, người dịch còn đóng một vai trò hết sức quan trọng là trở thành người ‘đồng sáng tạo’ với nhà văn”

[16; tr32], tức là đã nhấn mạnh đến vai trò của người dịch. Lời nhận định của hai nhà nghiên cứu S.Steiner và Trần Đình Hiến đã khẳng định vị thế quan trọng của công tác dịch thuật trong các nền văn hóa thế giới. Chính ở đây, chúng ta có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng đặc biệt của văn học dịch trong văn học dân tộc. Nhìn lại công tác dịch thuật các tài liệu Hán Nôm ở Việt Nam, chúng ta càng thấy rõ vai trò của việc dịch thuật trong công tác nghiên cứu tìm hiểu, giới thiệu kho tàng Hán Nôm trong nền văn hóa cổ của chúng ta đến thế hệ trẻ ngày nay.

Ở Việt nam có nhà thơ Phan Huy Vịnh, một người cả đời làm thơ nhưng có lẽ người đời chỉ nhớ đến ông qua bản dịch Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị. Bản dịch mà theo Chế Lan Viên so sánh thì khi nó xuất hiện ở Việt Nam nó “không phải là một

con chim mất cánh hay chắp vào đôi cánh giả Việt Nam mà chính là con chim trước, nay thành một con chim có đời sống thứ hai của nó”. Lời khen ngợi này thật sự không

quá đáng mà là khẳng định tài năng của dịch giả Phan Huy Việt nói riêng và công tác dịch thuật của các dịch giả nói chung. Hay giới yêu văn học trung đại Việt Nam

Chinh Phụ Ngâm mặc dù đây là sáng tác của Đặng Trần Côn. Và, nhiều người có khi

đã quên đi tác giả tác phẩm là Đặng Trần Côn, chỉ nhớ đến tên dịch giả Đoàn Thị Điểm. Điều này chắc chắn là một thành công thể hiện trên bản dịch và chỉ có được nhờ bản dịch xuất sắc của Đoàn Thị Điểm đã không những chuyển tải hầu như trọn vẹn, sâu sắc nội dung tác phẩm Chinh phụ ngâm đến với đông đảo bạn đọc mà còn mang một dấu ấn cá nhân và dân tộc trong tác phẩm ấy. Hay trong thơ Việt Nam hiện đại, bản dịch tiếng Việt bài thơ Đợi anh về - nguyên tác Ximonov - của Tố Hữu cũng rất thành công đến mức chính tác giả phải thốt lên:

Ở đây tôi biết thơ tôi Sống

Nhờ bản dịch tuyệt vời của anh

bài thơ nguyên gốc tiếng Nga, sống một đời sống thứ hai trong tiếng Việt đã theo bộ đội ta trên khắp chiến trường. Tất cả những bản dịch cần và đã được kiểm chứng, theo thời gian những tác phẩm sống với nền văn học chung của thế giới.

Cùng với sự phát triển của thực tiễn khoa học, dịch thuật ở Việt Nam được quan tâm và chú ý hơn trước. Dù nền Hán học hưng thịnh xưa kia không còn sống động đến ngày nay, nhưng phải công nhận rằng nó còn để lại một kho tàng Hán văn phong phú thu hút nhiều nhà nghiên cứu, dịch giả, độc giả quan tâm, tìm hiểu, khảo sát, và nghiên cứu. Từ đó đã có nhiều người đưa ra được quan điểm mới mẻ hơn khi đánh giá, bình xét tác phẩm Hán văn.

Một phần của tài liệu so sánh nguyên tác và bản dịch thơ một số bài thơ trong tập nhật ký trong tù của hồ chí minh (Trang 40 - 41)