0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Ưu điểm chung của bản dịch một số bài thơ

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 46 -46 )

- Chữ Hán đã du nhập vào Việt Nam theo phương thức nào?

Chương 3: SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG

3.1. Ưu điểm chung của bản dịch một số bài thơ

Trong quá trình tìm hiểu những bài thơ được khảo sát chúng tôi nhận thấy các bản dịch của các tác giả như: Nam Trân, Huệ Chi đều thể hiện mong muốn tiếp cận một cách hoàn chỉnh nguyên tác. Các tác giả đều thể hiện tinh thần cố gắng trong khi dịch để mang đến những bản dịch toàn vẹn nhất có thể.

Với nguyên tác chữ Hán, tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh sẽ khó có

cơ hội nhận được sự tiếp nhận sâu rộng của độc giả như thời gian qua nếu không có sự đóng góp của các bản dịch thơ. Dịch làm sao để rõ nghĩa một văn tự Hán đã là khó, và để dịch không những rõ nghĩa mà còn phải hay, phải thể hiện cái thần của bài thơ, của tác giả thì quả là càng khó hơn gấp bội. Chính vì vậy, công lao của các dịch giả trước tiên là đã giúp người đọc tiếp cận những câu thơ chữ Hán cũng bằng những câu thơ đặc sắc, giàu chất thơ mà vẫn thể hiện đúng nguyên tác. Ví như bài thơ Quyển đầu

(đây được xem là bài thơ đề từ của tập thơ):

身体在獄中 精神在獄外 欲成大事業 精神更要大

Dịch âm Hán - Việt:

Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại; Dục thành đại sự nghiệp, Tinh thần cánh yếu đại

Dịch thơ:

Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao.

(Nam Trân dịch)

Nam Trân đã có một bản dịch tương đối trọn vẹn về cả ý tứ, nhịp điệu và tinh thần nguyên tác. Nhất là ở hai chữ đại (大) được dịch thành lớn và cao trong hai câu

cuối. Bản dịch đã thể hiện được một ý chí vươn lên hoàn cảnh khó khăn của Bác, luôn hướng tới tương lai với một sức mạnh lớn lao và có sự hài hòa về câu chữ.

Chúng ta không thể đòi hỏi một bản dịch toàn bích tới mức cổ điển. Tuy vậy, vẫn có những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng bản dịch, và tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá là ở sự trung thành với nguyên tác. Hay như nhà nghiên cứu Nguyễn Linh Ngọc thì “…đó là cái dụng ý gửi tình sâu nhất, cao nhất của tác giả bài thơ, nắm

được cái ‘thần’ là hiểu được tác giả, là trung thành nhất với nguyên bài mình dịch”

[20; tr.66-70]. Đương nhiên chúng ta không thể hiểu khái niệm “trung thành” một cách máy móc. Bởi vì không thể tìm kiếm một sự tương thích hoàn toàn giữa các yếu tố của hai hệ thống ngôn ngữ, kể cả giữa hai ngôn ngữ có sự gần gũi nhau như tiếng Hán và tiếng Việt ta. Ngay như ở bài thơ Tảo giải (Giải đi sớm), hai từ chinh nhân (征 人) và

hành nhân (行人) đều được chuyển thành người đi là hoàn toàn hợp lí [10; tr.130].

- 征人已在征途上

- 行人詩興忽加濃

Dịch âm Hán - Việt:

- Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng (bài I) - Hành nhân thi hứng hốt gia nồng (bài II)

Dịch thơ:

- Người đi cất bước trên đường thẳm - Người đi thi hứng bỗng thêm nồng

Hay như ở bài thơ Vãn cảnh (Cảnh chiều hôm), hai câu thơ:

玫瑰花開花又謝 花開花謝兩無情

Dịch âm Hán - Việt:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình

Dịch thơ:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình

(Nam Trân dịch)

Câu một đã dịch rất sát với nguyên tác. Câu hai có sự đảo trật tự do phải đáp ứng yêu cầu thanh luật. Đáng lẽ phải nói hoa nở trước rồi mới nói hoa tàn. Nhưng nếu xét lại thì việc đảo trật tự ấy cũng không hại gì, hai thời điểm của một đời hoa dẫu sao thì cũng đã được nhắc đến. Mỗi thời điểm của một đời hoa đều mang ý nghĩa tự thân của nó trong sự vận động khôn lường của thiên nhiên. Ấy thế mà chẳng ai bận tâm, có nhắc hoa nở trước hay hoa tàn trước thì cũng như nhau, chẳng phải như thế thì thật đáng buồn sao ? Phải chăng người dịch đã dịch đúng ý tứ thực chất của câu thơ.

Chúng ta đã nói nhiều đến câu chữ, ý tứ của những câu thơ trong bản dịch, còn về nhịp điệu trong thơ Bác cũng tạo nên một tác dụng nhất định trong việc thể hiện ý đồ của Người. Và, trong các bản dịch thơ thì cũng đã có những câu thơ thể hiện lại đúng cái ý đồ ấy. Như ở bài thơ Tẩu lộ, câu thơ thứ hai:

重山之外又重山

Dịch âm Hán - Việt:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Dịch thơ:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Tác giả bản dịch đã cố gắng thể hiện lại nhịp điệu nối tiếp, dồn dập của hai chữ

trùng san được lặp lại hai lần, kèm theo từ trập trùng đã thể hiện được sự hiểm trở của

núi non trên đường đi.

Hay cũng là hai câu thơ trong bài thơ Vãn cảnh:

Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình

Dịch thơ:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình

xét về nhịp điệu của bản dịch so với nguyên tác thì đã có sự hợp lí, dịch giả đã thể hiện lại đúng như nguyên tác. Điều này cũng góp phần tạo ra hiệu ứng trong việc

thấu hiểu ý thơ, một đời hoa với những khoảnh khắc cứ lặp đi lặp lại trong bất lực trước sự vô tình của tạo hóa.

Một phần của tài liệu SO SÁNH NGUYÊN TÁC VÀ BẢN DỊCH THƠ MỘT SỐ BÀI THƠ TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH (Trang 46 -46 )

×