5. Kết cấu luận văn
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số chuỗi nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, có thể đưa ra một số nhận xét như sau:
- Cần xác định mục tiêu và tiêu chí đánh giá rõ ràng
Khi chưa biết chính xác là bạn muốn gì thì khó làm cho người khác đáp ứng được ý muốn của bạn, cho nên điều cần thiết là phải xác định mục đích, mục tiêu của sự kiện là gì, bạn muốn nó như thế nào. Một sự kiện tung sản phẩm của công ty bạn, mục đích của nó đơn thuần là ra mắt sản phẩm, duy trì quảng bá thương hiệu, hay là để kích thích bán hàng..., không ai hiểu rõ hơn bạn - cho nên bạn cần phải truyền đạt chính xác mục đích của Event đến những người tham gia.
Thông thường các công ty tổ chức sự kiện đều có các bản Event Briefing của riêng mình để khai thác những thông tin cần thiết. (Tham khảo Bản Event Briefing tóm tắt yêu cầu khách hàng). Tuy nhiên một nhà mời thầu chuyên nghiệp sẽ chủ động cung cấp các thông tin, yêu cầu cụ thể... nhằm mục đích nắm bắt vấn đề, nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Cung cấp càng đầy đủ, chi tiết càng tốt các thông tin như mục đích tổ chức, thời gian, địa điểm mong muốn, số lượng tham dự, đối tượng tham dự mục tiêu, các mục tiêu cần đạt được qua event, ý tưởng, thông điệp cần truyền tải, những hoạt động cơ bản cần có, những yêu cầu cơ bản đối với nhà tổ chức...
- Đầu tư về ngân sách hợp lý
Nhiều khách hàng ngại nói về ngân sách trong buổi Event . Họ nói rằng "Các ông cứ thỏa sức lập kế hoạch và trình bày ý tưởng tốt nhất, chúng tôi sẽ xem xét và cân nhắc phương án phù hợp với ngân sách". Khi bắt đầu đề xuất một kế hoạch thật hoành tráng với mức ngân sách vượt quá giới hạn mà khách hàng dự định ra rất nhiều lần. Đừng ngần ngại nói rõ giới hạn ngân sách để có một phương án khả thi nhất
Một số tôn vinh những ý tưởng sáng tạo cho Event, một số lại đánh giá cao mức giá tốt. Nhưng ý tưởng tốt không phải lúc nào cũng hoàn hảo trong thực tế, và giá cả phải chăng có thể đi đôi với chất lượng khiêm tốn hoặc kinh nghiệm non kém.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA CHUỖI NHÀ HÀNG VẠN HOA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội, tác giả đã sử dụng một số dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu phục vụ cho đề tài. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua:
- Dữ liệu báo chí, các bài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Cao học, Tiến sỹ tại Trường đại học Thương mại
- Thu thập thông tin từ một số website đảm bảo độ tin cậy
- Kết quả kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trong giai đoạn 2011-2013 - Báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh doanh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trong một số năm gần đây
Thông qua các tài liệu thứ cấp, tác giả đã tập hợp được một số những thông tin cơ bản sau:
- Quá trình hình thành và phát triển của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa
- Các loại hình kinh doanh dịch vụ của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa, đặc biệt là dịch vụ tổ chức sự kiện
- Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa
- Các giải pháp mà công ty đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện
Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng các dữ liệu liên quan đến thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội
Phương pháp này có ưu điểm là có tính xác thực, dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh, chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thống kê rẻ hơn so với lượng tiền cần thiết để có được các dữ liệu sơ cấp, nó có tính sẵn sàng và hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng một số thông tin tổng hợp từ các Tạp chí, website liên quan đến năng lực cạnh tranh.
2.1.1.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Để tìm hiểu sâu hơn về năng lực cạnh tranh của dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa, tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập các thông tin sơ cấp thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn. Những thông tin cần thiết cần được thu thập thêm đó là:
- Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa: Những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác, các biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của mình
- Tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trong thời gian qua vừa bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan của doanh nghiệp
Với thời gian và kinh phí hạn hẹp nên tác giả chỉ nghiên cứu đối tượng chính là các nhà hàng thuộc chuỗi Vạn Hoa. Vì vậy, các câu hỏi trong bảng đều tập trung vào chủ yếu là các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý của các nhà hàng thuộc chuỗi Vạn Hoa.
Dù thời gian và kinh phí hạn hẹp nhưng tác giả cố gắng nghiên cứu trên 2 đối tượng chính là các nhà hàng thuộc chuỗi Vạn Hoa khách hàng sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện. Đối với đối tượng là 8 nhà hàng thuộc chuỗi Vạn Hoa, tác giả phát ra tổng cộng 30 phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý, cán bộ, nhân viên làm việc trực tiếp trong nhà hàng. Số lượng phiếu thu về là 25 phiếu. Với đối tượng khách
hàng, tác giả phát ra tổng cộng 150 phiếu (100 phiếu cho khách hàng của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa, 50 phiếu cho khách hàng của đối thủ cạnh tranh), thu về 134 phiếu.
2.1.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu để thu thập được dữ liệu, sau đó là tiến hành phân tích dữ liệu bằng các phương pháp thống kê, phân tích, từ đó đánh giá về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn Hà Nội.
- Phương pháp chọn mẫu: tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu là để không phải điều tra hết toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện trên địa bàn Hà Nội, mà chỉ điều tra một số khách hàng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí
- Phương pháp so sánh: Mục đích của phương pháp này là để so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối. Muốn đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ tổ chức sự kiện của bất cứ đơn vị nào thì phải so sánh với các đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện khác về chỉ tiêu năng lực cạnh tranh dịch vụ như: Chỉ tiêu định tính (Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp,..) và các chỉ tiêu định lượng (Khối lượng doanh thu, kết quả kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật...). Từ đó thấy được vị thế của công ty đó trên thị trường ở mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh khác, để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả
2.2 Đánh giá tổng quan thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh củachuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội chuỗi nhà hàng Vạn Hoa trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1 Đánh giá tổng quan thị trường dịch vụ tổ chức sự kiện
2.2.1.1 Quy mô và đặc điểm của cung
Ở Hà Nội có khoảng trên 126 doanh nghiêp, tổ chức cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhỏ, lẻ không chuyên khác. Con số này mới chỉ chiếm khoảng 8.3% trong tổng số các công ty về truyền thông và quảng cáo (theo trang vàng Việt Nam ngày 25/04/2014). Một số đơn vị tổ chức sự kiện dạng chuỗi tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội hiện nay là chuỗi nhà hàng
Hoàng Gia, chuỗi nhà hàng QueeBee, chuỗi nhà hàng Vạn Hoa,...Các đơn vị kể trên xuất phát điểm đều là những đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ăn uống song sau một thời gian phát triển các chuỗi nhà hàng này mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Nắm bắt được xu thế phát triển của ngành dịch vụ tổ chức sự kiện, các chuỗi nhà hàng tập trung mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mới dựa trên cơ sở vật chất sẵn có và mang lại lợi nhuận cao, đó chính là tổ chức sự kiện. Bắt đầu với dịch vụ tổ chức đám cưới, đến nay các đơn vị kể trên đã phát triển dịch vụ tổ chức sự kiện lên một tầm cao mới như những sự kiện khai trương, động thổ của các doanh nghiệp; các sự kiện chiêu đãi khách hàng quy mô lớn, các chương trình quảng bá doanh nghiệp...Tuy nhiên chưa có một đơn vị nào độc lập trên toàn bộ quá trình tổ chức, mà chỉ là những khâu riêng lẻ của một sự kiện tổng thể.
Điều đặc biệt là các công ty tổ chức sự kiện của người Việt chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số các công ty sự kiện tại Việt Nam, và hầu như chỉ tổ chức các sự kiện nhỏ như: cưới hỏi, ca nhạc, thời trang, hội nghị…Các sự kiện tầm lớn vẫn thường xuyên do các công ty nước ngoài tổ chức.
2.2.1.2 Quy mô và đặc điểm của cầu
Những năm trước khi mà kinh tế chưa mở cửa thì các sự kiện ở Hà Nội được biết đến như hoạt động nội bộ của các tổ chức xí nghiệp, các cơ quan này tự tổ chức và chưa có khái niệm thế nào là tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tổ chức tự đứng ra tổ chức cho bản thân hoặc đơn vị mình mà không có sự tính toán tỉ mỉ về chi phí bỏ ra cũng như hoạch định xem chi phí bỏ ra như vậy có phù hợp hay không và hoàn toàn không có khái niệm là thuê một tổ chức chuyên nghiệp về tổ chức sự kiện bởi vì thời điểm hiện tại chưa có dịch vụ này. Vì vậy, tính chất tổ chức sự kiện chỉ là tự phát trừ một số trường hợp các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia là những sự kiện được chuẩn bị chu đáo. Do sự tự chuẩn bị, nên các hoạt động của sự kiện đều do mọi người trong tổ chức đảm nhiệm, nên tính chuyên nghiệp không cao và sự thành công đã giảm rất nhiều, và sức sáng tạo cũng không được hoàn thiện, sau khi kết thúc sự kiện thì coi như là sự kiện đã xong, mọi người giải tán mà không có một sự điều tra về phản ứng của tham dự, vì vậy không biết chính xác được sự kiện tổ chức
ra có thành công không, có hiệu quả không, có lãng phí so với kinh tế không. Và trong lúc kinh tế đang còn gặp nhiều khó khăn thì việc tổ chức một sự kiện có dự trù ngân sách lớn là việc rất khó thực hiện được.
Nhưng mấy năm trở lại đây, nhịp sống kinh tế đã có nhiều thay đổi, các dịch vụ phát triển nhằm tăng hiệu quả kinh doanh nâng cao hình ảnh cho các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay thì việc thiết lập các mối quan hệ với người tiêu dùng và công chúng rất quan trọng. Các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ đã ý thức các công cụ truyền thông với doanh nghiệp. Tổ chức sự kiện chỉ là một ngành dịch vụ mới mẻ nhưng mà thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp lớn tham gia hoạt động trong ngành dịch vụ này, ngoài các công ty liên doanh, các công ty nước ngoài, hệ thống các doanh nghiệp tư nhân, các công ty nhà nước thậm chí cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm đến tổ chức sự kiện là một ngành lợi nhuận cao.
Như chúng ta biết tổ chức sự kiện rất đa dạng phong phú. Từ những sự kiện bất khả kháng như ma chay, cưới hỏi hoặc những sự kiện nhỏ nhặt như họp nội bộ công ty, họp đại hội đồng cổ đông…cho đến những sự kiện như lớn như các sự kiện tầm cỡ quốc gia, quốc tế ví dụ như ASEM, APEC, các hội nghị, hội thảo giữa các nước với nhau…đều muốn tổ chức thành công và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tham dự, do sức ảnh hưởng của sự kiện với người tham dự không chỉ trong sự kiện mà sau sự kiện, nó thúc đẩy những vấn đề quan hệ khác khi mà sự kiện đã kết thúc vì vậy tính cơ hội của tổ chức sự kiện không chỉ tính trên mặt lý thuyết vật chất, mà còn đem lại những cơ hội vô hình cho tổ chức như tổ chức một cuộc họp hội nghị khách hàng đem lại không chỉ thoả mãn nhu cầu gặp mặt của khách hàng, cảm ơn sự ủng hộ của khách hàng đối với công ty mà còn thắt chặt mối quan hệ với khách hàng khuyến khích họ ủng hộ các sản phẩm công ty khi công ty tung ra các chiến lược sản phẩm mới…Vì những tác động mà tổ chức sự kiện mang lại nên nhu cầu của tổ chức sự kiện càng ngày càng tăng, do nhu cầu của tổ chức sự kiện tăng mà hoạt động cung ứng của thị trường tổ chức sự kiện cũng diễn ra sôi động hơn.Theo ước tính ban đầu thì trường PR/ tổ chức sự kiện tại Việt Nam tăng trưởng
trung bình 30%/năm với hơn 20 công ty chuyên nghiệp và hơn 200 công ty quảng cáo cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện. Nhưng, nhìn nhận một cách tổng thể khách quan thì 30% không phải là nhiều đối với một thị trường còn nhiều sự hấp dẫn như Việt Nam, không phải là nhiều đối với hàng nghìn công ty, doanh nghiệp, tổ chức đang tồn tại và kinh doanh. Một câu hỏi được đặt ra là trong số 30% các công ty tổ chức sự kiện mới tham gia vào thị trường tổ chức sự kiện thì có bao nhiêu công ty đủ sức cạnh tranh và hoạt động một cách chuyên nghiệp, với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về tổ chức sự kiện thì việc tăng số lượng nhưng chưa tăng chất lượng làm cho các công ty tổ chức sự kiện Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với các công ty tổ chức sự kiện nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt với những sáng tạo mới mẻ và có hiệu quả hơn. Đây là một bài toán được đặt ra không chỉ với người quản lý mà còn với bản thân các công ty tổ chức sự kiện trong nước, trước những thuận lợi về kinh tế thì việc tăng quy mô các công ty có làm cho dịch vụ trong nước đáp ứng được nhu cầu đề ra hay không hay chỉ làm rối trí thêm sự quản lý.
Cầu của thị trường tổ chức sự kiện tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú, việc tổ chức sự kiện đã trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thậm chí cả một quốc gia. Cùng với các công cụ khác của xúc tiến hỗn hợp, tổ chức sự kiện cũng nhằm mục đích cụ