5. Kết cấu luận văn
1.3.5 Nâng cao năng lực các yếu tố Marketing-mix khác
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh sản phẩm của công ty không thể không kể đến đó là kênh phân phối sản phẩm và hoạt động xúc tiến thương mại.
• Kênh phân phối làm công việc chuyển sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới khách hàng. Họ lấp khoảng cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu giữa khách hàng với các sản phẩm ( dịch vụ).
Một kênh phân phối hiệu quả khi hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng sức bán và đảm bảo các mục tiêu:
- Đảm bảo độ bao phủ thị trường cần thiết
- Đảm bảo mức độ sẵn sàng của sản phẩm đến tay khách hàng - Đảm bảo sự thuận tiện trong lựa chọn và mua của khách hàng
Thực hiện được những yêu cầu trên, kênh phân phối giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đó chính là lợi thế mà kênh phân phối hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp
• Hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp.
- Với chức năng thông tin: thông qua xúc tiến, doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm mới, sản phẩm đang bán trên thị trường, sản phẩm được bán ở đâu hay cách liên hệ với doanh nghiệp,...
- Với chức năng thuyết phục: thông qua xúc tiến nêu lên đặc tính, chức năng nổi trội của sản phẩm so với các sản phẩm khác trên thị trường, mức giá ưu đãi, dịch vụ chu đáo,... Những điểm nổi trội trên nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp
- Với chức năng nhắc nhở: các hoạt động xúc tiến thương mại nhắc khách hàng nhớ đến doanh nghiệp, đến sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh,...
- Xúc tiến thương mại dùng để khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn và nhanh hơn, dùng để so sánh cho khách hàng thấy được sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ,...
Mỗi hình thức xúc tiến đem lại cho công ty lợi ích khác nhau. Việc quyết định hình thức cũng như tần suất sử dụng hình thức xúc tiến của mỗi công ty khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Đó cũng chính là nhân tố mang lại năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ.
• Giá được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình cạnh tranh, là một trong những tiêu chí phản ánh giá trị cốt lõi mà nhà cung cấp mang lại cho khách hàng.
Giá thực chất là một công cụ trong Marketing mix để doanh nghiệp tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, giá phải phục vụ cho mục tiêu Marketing chung của doanh nghiệp. Muốn vậy, chiến lược giá cần phải đồng bộ, nhất quán với các chiến lược Marketing mix khác như chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến. Khi mục tiêu của doanh nghiệp là dẫn đầu về chất lượng thì giá phải đặt cao để tạo uy tín và để bù đắp chi phí đảm bảo chất lượng cao. Giá bán còn phụ thuộc vào các thời điểm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường.
• Ngoài các biến số trên, các biến số quá trình cung ứng; những bằng chứng về vật chất, bao gồm con người và cơ sở vật chất; dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là những yếu tố góp phần nâng cao NLCT sản phẩm dịch vụ.