Khuyến nghị thứ sáu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế giúp đỡ

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 191 - 200)

III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

6. Khuyến nghị thứ sáu: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế giúp đỡ

đỡ người dân trong chuyển đổi việc làm

Hiện nay ở thành phố Cần Thơ, vai trò của các định chế giúp người lao động trong việc chuyển đổi việc làm chưa thể hiện rõ nét, đặc biệt là những định chế như giới thiệu việc làm và dạy nghề. Đây là hạn chế lớn trong việc giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động chịu tác động của quá trình đô thị hóa. Bản thân người lao động khi mất việc làm do quá trình mở rộng đô thị phải tự xoay xởđể tìm cho mình một việc làm mà chưa tiên liệu được độ ổn định và hiệu quả của nó mang lại. Trong quá trình đó, người lao động thường nhờđến các mối quan hệ mà gọi chung là mạng lưới xã hội

để tìm việc làm mà không nhờđến các định chế như một cầu nối đưa người lao động đến với các đơn vị sử dụng lao động1. Điều này một phần do vai trò của các định chế chưa được thể hiện một cách rõ nét, chưa với tay đến những địa bàn đang cần vai trò của các định chế hơn bao giờ hết. Do vậy, trong chiến lược phát triển của thành phố, nhất là tại các địa bàn đang đô thị hóa, cần nâng cao vai trò của các định chế, nhất là dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động.

Trong dạy nghề, cần chú ý chất lượng nghề được đào tạo. Phải chú trọng đào tạo nghề dài hạn chứ không phải là ngắn hạn như hiện nay để tránh tình trạng mặc dù đã qua lớp đào tạo nghề nhưng tay nghề của người lao động vẫn không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Người lao động rất khó để tìm được việc làm với tay nghề của mình hoặc nếu có được việc làm thì họ cũng phải trải qua một giai đoạn học nghề tại nơi làm việc mới.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đào tạo nghề cho đội ngũ lao động lớn tuổi (trên 40 tuổi). Đây là những đối tượng chịu tác động nhiều của quá trình đô thị hóa nhưng bản thân họ lại khó khăn trong chuyển đổi việc làm do lớn tuổi cùng với việc chưa có tay nghề và trình độ chuyên môn. Bản thân đối tượng này thường ngại tham gia học nghề do thói quen sống “qua ngày” chứ không tính đến một tương lai xa hơn. Như vậy cần có một giải pháp nhằm khuyến khích và giúp đỡ những lao động lớn tuổi trong vùng đang đô thị hóa học nghề và chuyển đổi nghề nghiệp. Các cơ sở dạy nghề ngoài việc đào tạo nghề cho các lao động trẻ cần phải chú trọng lôi cuốn những người lớn tuổi

1

Kết quả khảo sát định lượng 300 hộ gia đình cho thấy chỉ có 03 hộ nhận được sự hỗ trợ từ cơ sở dạy nghề trong việc chuyển đổi nghề nghiệp.

chưa qua đào tạo theo học nghề. Chính quyền địa phương cần khuyến khích bằng các giải pháp về hỗ trợ học phí cũng như việc làm sau khi học nghề xong…

Ngoài ra, cần thiết phải siết chặt hoạt động dạy nghề trên địa bàn thành phố, nhất là đầu ra của các cơ sở dạy nghề. Có thể giảm số lượng cơ sở dạy nghề và tăng chất lượng đào tạo lên một mức cao hơn, đồng thời mở rộng chính sách đào tạo nghề ra những địa bàn đang đô thị hóa, tránh trường hợp tập trung quá nhiều trong nội thành mà thiếu vắng ở ngoại thành như hiện nay.

Mô hình giới thiệu việc làm ở phường Phú Thứ cần được mở rộng về quy mô và nhân rộng ra các địa bàn khác trong vùng đang đô thị hóa. Hiệu quả bước đầu của mô hình này cho thấy chính quyền địa phương hoàn toàn có thể trở thành một định chế quan trọng trong việc chuyển đổi việc làm cho người dân.

Bên cạnh các định chế trên, chính quyền địa phương cũng phải trở thành một định chế hỗ trợ, có thể trực tiếp hoặc đóng vai trò trung gian trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Thông qua các tổ chức quần chúng nhưĐoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,… địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa cho người dân có nhiều cơ hội hơn trong chuyển đổi việc làm.

Ởđây xin nói thêm hai ý mới, chi tiết hơn.

Một là, phải đầu tư đểhiện đại hóa trang bị các trung tâm dạy nghề và chỉnh lại các chương trình dạy nghề để nó kịp đáp ứng các nhu cầu rất cao và rất mới từ cuộc sống. Hiện nay, phần lớn trang thiết bị tại các cơ sở này đều già cỗi lạc hậu, học xong ởđây rồi vẫn rất xa lạ với các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện nay.

Hai là, khái niệm “giới thiệu việc làm” cũng phải được thay đổi cơ bản, vì sự thật là giờđây, các xí nghiệp công nghiệp đã có cơ chế tuyển công nhân công khai và khá dễ dàng, người thanh niên cần việc làm trong khu công nghiệp chẳng cần ai phải “giới thiệu” cả. Vì vậy, định chế “giới thiệu việc làm” phải chuyển hẳn sang phục vụ khối lao động rất lớn đang tự tạo việc làm phi nông nghiệp, với “vũ khí” chủ yếu là tư vấn tự tạo việc làm và môi giới tìm việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức.

7. Khuyến ngh th by: Đẩy lùi và phòng ngừa hiện tượng thất nghiệp và thất nghiệp trá hình tăng lên

Ta có tỉ lệ thất nghiệp là 2,4% và nội trợ là 7,7%. Khái niệm nội trợ trong môi trường “nửa làng nửa phố” về thực chất chính là cái túi đểđựng những trường hợp thất nghiệp trá hình mà thôi. Khuyến nghị này chỉ lưu ý các nhà quản lý xã hội về một tỉ lệ dân cư khá lớn (khoảng 10%) đang không có việc làm; đó là chưa kể không ít người trong tuổi lao động có thể hôm nay có việc làm, ngày mai đã phải bỏ, hoặc tạm nghỉđể tìm cách đổi việc khác. Các loại lao động giản đơn trong lĩnh vực xây dựng và vận tải cũng có những tháng “rảnh việc” bất đắc dĩ vì yếu tố thời tiết… Tất cả các yếu tố nói

trên đều nên được đưa vào tính toán và xử lý tình trạng thất nghiệp trong quá trình quản lý phát triển vùng ven.

8. Khuyến ngh th tám:Quan tâm đầy đủ hơn đến tính dễ bị tổn thương của phụ nữ trong một vùng đang chuyển đổi nhanh và có sự cạnh tranh không khoan nhượng về việc làm

Các khảo sát cho thấy nhóm phụ nữ lao động từ 40 tuổi trở lên đến 50 tuổi là nhóm hiện gặp nhiều khó khăn nhất trong dịch chuyển việc làm do đô thị hóa. (Sở dĩ chỉ nói “đến 50 tuổi” thôi là vì, nếu cao tuổi hơn, dù còn sức lao động, nhiều người đã dễ dàng đưa mình vào nhóm “nội trợ”, tức thất nghiệp trá hình rồi).

Chúng tôi cho rằng, đứng trên quan điểm khoa học về giới và phát triển, các tổ chức quản lý xã hội trong vùng cần dành một số ưu tiên cho các chủ hộ nữ và các nữ lao động cao tuổi muốn chuyển đổi hoặc tự tạo việc làm…, bằng cách có sự nâng đỡ nhiều hơn, ít nhất là trên ba lĩnh vực: cung ứng tín dụng tạo việc làm; đào tạo lại (với những dạng nghề thích hợp), và tư vấn chuyển đổi việc làm.

9. Khuyến ngh th chín:Tìm lối ra cho nghề thủ công

Đó là hướng đi hiệu quả nhất cho sự khôi phục và phát triển của nghề thủ công trên địa bàn thành phố. Phát triển các thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu...) và thị trường sản phẩm cho các nghề. Hiện nay, chúng ta đang bỏ ngỏ thị trường các nghề thủ công. Cần phát triển các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường, trong đó nêu cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong cung ứng các yếu tốđầu vào quan trọng (công nghệ, thông tin...) và tiêu thụ sản phẩm cho các nghề thủ công. Thông qua các hình thức như gia công đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở sản xuất ở vùng đang đô thị hóa để tạo thị trường lớn và ổn định các cho các nghề thủ công tại vùng đang đô thị hóa.

Việc tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của nghề thủ công cũng cần được chú trọng bằng việc khai thác các thị trường ngành, phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn, thực hiện các biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các nghề thủ công.

10. Khuyến ngh th mười: Giải pháp đồng bộ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo cần có những chương trình, giải pháp đồng bộ. Chẳng hạn, trong khi cần thiết phải khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp trên cơ sở của phân tầng xã hội hợp thức thì cũng cần phải tạo điều kiện, cơ hội tốt hơn nữa cho người nghèo để họ vươn lên thoát nghèo. Một số giải pháp thiết thực như tạo thêm nhiều chỗ làm mới; cung cấp dịch vụ

thuận tiện để người nghèo dễ tiếp cận; nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành, bán hàng hóa giá rẻ cho người nghèo; tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nghèo… Bên cạnh đó, để đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo thì không chỉ trực tiếp tập trung mọi nguồn lực cho người nghèo, hướng vào người nghèo mà còn phải mạnh dạn đầu tư cho người giàu, tạo ra động lực cho sự phát triển, khi đó người nghèo sẽ có nhiều điều kiện hơn để vươn lên thoát nghèo.

11. Khuyến ngh th mười mt: Phát huy truyền thống gắn kết, tương trợ, chung tay nhau chăm lo việc chung trong cộng đồng dân cư

Tiến trình đô thị hóa đem đến nhiều thay đổi trong đời sống văn hóa của cư dân thành phố. Những thay đổi đó do sự hình thành của những nét văn hóa mới trong điều kiện sinh hoạt ở vùng đô thị, do những yếu tố văn hóa mới được du nhập. Vấn đề đặt ra cần phải bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trước sự biến đổi nhanh chóng do tiến trình đô thị hóa của TP. Cần Thơ.

Trong môi trường nông thôn, người nông dân sống gần gũi nhau. Người ta biết nhiều về gia đình, hoàn cảnh cuộc sống của các gia đình hàng xóm hay trong cùng thôn ấp. Người ta quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau. “Tối lửa tắt đèn có nhau” là phương châm của cuộc sống nông thôn. Lối giao tiếp chủ yếu là giao tiếp cộng đồng

trong đó hành vi, tính cách... của cá nhân được phơi bày dưới mắt của cộng đồng. Cuộc sống nông thôn, nơi còn thiếu những tiện nghi thiết yếu cho cuộc sống như phương tiện cấp cứu, chữa bệnh, cứu hỏa… đã thúc đẩy các cá nhân, các gia đình trong cộng đồng nông thôn nương tựa nhau, quan tâm, giúp đỡ nhau mỗi khi hữu sự. Ngay cả việc tổ chức các lễ nghi lớn của gia đình như giỗ chạp, cưới hỏi và nhất là tang ma đều đòi hỏi sự giúp đỡ của nhiều người trong cộng đồng.

Không những thế, trong công việc làm ăn, sản xuất, họ có nhiều mối ưu tư chung như sâu bệnh, thời tiết trong sản xuất đồng ruộng. Trời hạn hán, mưa quá nhiều, sâu rầy phá hại lúa… ảnh hưởng trên cả cánh đồng chứ không riêng ruộng của riêng ai. Chính vì thế, mọi gia đình nông dân trong xóm làng cần họp sức nhau để đối phó. Thêm nữa, việc sản xuất của các gia đình nông thôn cơ bản giống nhau, họ có những dụng cụ sản xuất giống nhau và ngay cả có kỹ năng lao động sản xuất giống nhau. Đó là cơ sởđể các cá nhân, gia đình ở nông thôn có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất khi cần. Họ có thể mượn nông cụ của nhau, giúp nhau làm một số việc trồng trọt hay thu hoạch... hoặc có thể dần đổi công cho nhau. Đó là những mối dây gắn kết cộng đồng nông thôn.

Trong môi trường đô thị, những yếu tố gắn kết cộng đồng trên có thể không còn nữa. Giờ đây mỗi gia đình có những việc làm khác nhau. Mối bận tâm, ưu tư trong công việc làm ăn, sản xuất của các gia đình sống lân cận nhau giờ có thể không còn

giống nhau nữa. Các yếu tố gắn kết cộng đồng vốn rất mạnh mẽ trong môi trường nông thôn giờđã trở thành mờ nhạt trong môi trường đô thị hóa. Do đó, quan hệ xóm giềng sẽ mất dần vị trí quan trọng trước đây, mà di chuyển xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho các quan hệ theo chức năng xã hội. Xu hướng giao tiếp nhóm xã hội sẽ trở nên nổi trội. Một người có thể sống cách biệt với người kế cận, xóm giềng nhưng có nhiều quan hệ với những cá nhân cùng nghề nghiệp, cùng sở thích... nhưng ở cách xa.

Do đó, cần quan tâm đến việc duy trì sự gắn bó tương trợ truyền thống giữa các cá nhân, gia đình trong cộng đồng giờđây sinh sống trong môi trường đô thị. Tổ chức đô thị đã hình thành nên những cộng đồng bao gồm các thành viên sinh sống ở một khu vực. Đó là những tổ dân phố, những tổ của các đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, phụ lão… Chính ởđây, cộng đồng dân cư thành thị có điều kiện thường xuyên gặp gỡ, sinh hoạt, bàn tính những việc liên quan đến cả cộng đồng. Nếu có thể làm cho các sinh hoạt của các tổ chức này thường xuyên hơn, thiết thực hơn, thu hút được sự tham gia tích cực, sự quan tâm thực sự của các thành viên thì có thể duy trì được mối dây gắn kết cộng đồng đã có, thậm chí có thể tăng cường, phát huy tính tích cực của nó trong môi trường mới.

12. Khuyến ngh th mười hai: Nâng cao mặt bằng dân trí

Qua các phân tích trong các chương trước, ta có thể thấy trình độ học vấn là một trở ngại quan trọng cho người dân vùng đang đô thị hóa, nhất là nông dân trong việc chuyển đổi nghề nghiệp. Vùng đang đô thị hóa được khảo sát ở ven TP. Cần Thơ, nơi có trường Đại học đã hoạt động từ nhiều thập niên qua, nhưng chỉ có 6,4% số dân có trình độ cao đẳng, đại học; còn số có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,1% (theo kết quả cuộc điều tra định lượng).

Trình độ học vấn thấp khiến họ không tìm được việc tại các nhà máy xí nghiệp đang thành lập, còn ngăn cản họ thích nghi với việc học nghề mới. Chính vì thế, một số lượng đông đảo lao động ở vùng đang đô thị hóa phải chuyển sang làm những việc mang tính bấp bênh như lao động tự do, buôn bán nhỏ... Ngay cảđối với những người còn tiếp tục nghề nông, trình độ học vấn thấp cũng là một trở ngại cho họ trong việc thực hiện ý muốn xây dựng việc sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Muốn tiếp thu được kỹ thuật nông nghiệp mới cũng cần phải có trình độ học vấn đạt đến mức cần thiết nào đó.

Theo Quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 8-2-2007 của Thủ tướng, mục tiêu về giáo dục - đào tạo của TP. Cần Thơđược xác định là đến năm 2010, TP. Cần Thơ sẽ có trên 40% tổng số lao động được đào tạo; đến năm 2020, số lao động qua đào tạo nghề chiếm 47,7% lao động trong độ tuổi, trong đó số công nhân có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 21,1%, trung học chuyên nghiệp 21,1%, cao đẳng 8,8%, đại học và trên đại học 4,5%.

Để đạt mục tiêu này, TP. Cần Thơ phải nỗ lực trong việc nâng cao trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của cư dân. Trong cố gắng chung đó, cần chú ý giúp đỡ cư dân vùng ven thành phố, nơi tiến trình đô thị hóa đang diễn ra và sắp diễn ra nhanh chóng, trong việc nâng cao trình độ học vấn. Không những quan tâm đến việc học hành của lứa tuổi thanh thiếu niên mà còn phải đặc biệt chú ý đến những người ở độ

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 191 - 200)