Thay đổi về mục đích sử dụng ruộng đất trong vùng đang đô thị hóa Vai trò

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 176 - 177)

I. TỔNG HỢP CÁC KHÁM PHÁ CHỦ YẾU

2. Thay đổi về mục đích sử dụng ruộng đất trong vùng đang đô thị hóa Vai trò

Quá trình đô thị hóa nhanh ở vùng ven do việc thực hiện các dự án phát triển công nghiệp quan trọng, đã thúc đẩy việc tăng mật độ dân số từ nhiều hướng (di dân nông thôn - đô thị, giãn dân từ nội thành ra ngoại thành). Đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng ở quy mô đáng kể, từ chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và các khu cư trú kiểu đô thị.

Trong vùng đang đô thị hóa ở Cần Thơ, một phần quan trọng trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là do Nhà nước thực hiện dưới dạng thu hồi đất có đền bù hoặc không đền bù. Song cần hiểu rằng sự chuyển đổi trong sử dụng đất là kết quả tổng hợp của toàn bộ tiến trình đô thị hóa, do hàng loạt các tác nhân cùng thực hiện, trong đó, Nhà nước là một trong những tác nhân quan trọng, giữ vai trò khởi xướng và tạo các khuôn khổđịnh chế cho sự biến đổi.

Ta có thể nhìn thấy rất rõ tính chất đa tác nhân của tiến trình này, nếu nhìn sâu vào các mô thức ứng xử của hộ gia đình cư dân vùng ven. Cuộc khảo sát năm 2006 của chúng tôi cho thấy, nhìn trên toàn mẫu điều tra ở TP. Cần Thơ, diện tích đất bình quân/hộ, sau 6 năm, đã giảm bớt 799,58m2 (16.8%).

Nhưng thực ra, không phải mọi hộ đều bị giảm diện tích ruộng đất. Số hộ trực tiếp bị giảm bớt diện tích chỉ chiếm 27,67% trong tổng số hộ (được khảo sát).

Bng 4.1: Hộ có giảm diện tích đất (năm 2006 so với năm 2000) Số lượng Tỉ lệ (trên số hộ có đất vào năm 2000) Hộ có giảm diện tích đất 83 27,67% Lý do giảm Tự sang nhượng 27 32,53% Nhà nước thu hồi 47 56,63%

Chia cho con, người thân 18 21,7%

Như thế, có nhiều tác nhân đưa đến việc giảm bớt diện tích đất đai của các hộ dân vùng đang đô thị hóa ở TP. Cần Thơ. Việc thu hồi đất của Nhà nước là tác nhân quan trọng nhất (chiếm 56,63% số trường hợp), nhưng cạnh đó, người dân tự sang nhượng cũng là tác nhân đứng hàng thứ hai (32,53%) và việc chia đất cho con cái, người thân cũng chiếm đến 21,7% (bảng 4.1).

Các hộ thuần nông chịu sự biến động vềđất đai cao hơn các hộ phi nông và hỗn hợp. 41,57% số hộ thuần nông bị giảm diện tích đất đai, trong khi con số này là 35% ở hộ hỗn hợp và 16,56% ở loại hộ phi nông. Bình quân sau 6 năm mỗi hộ thuần nông giảm 4.662,3m2 còn hộ hỗn hợp là 3.406,5m2, hộ phi nông là 2.106,7m2.

Như vậy, các xáo trộn về ruộng đất ở cấp độ hộ gia đình đã xảy ra trước hết là do sự thu hồi đất trực tiếp của Nhà nước, nhưng đó không phải là nhân tố duy nhất, chính bối cảnh mới của việc mở rộng địa bàn công nghiệp và đô thị, gắn với nhu cầu di chuyển dân cư, với hiện tượng tăng giá đất… đã dẫn tới sự tham gia chủ động của nhiều tác nhân xã hội góp phần làm chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, đất đô thịở quy mô lớn.

Khi xem xét vấn đề này, cần chú ý nhân tố tổng hợp trong sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở vùng đang đô thị hóa trong đó có vai trò Nhà nước, các hộ gia đình và các tác nhân khác. Chính sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất là nguyên nhân đưa đến nhiều xáo trộn cho cuộc mưu sinh, cũng như cho sự phát triển theo chiều hướng mới nói chung của cư dân các xã, ấp đô thị hóa.

3. Phát triển số người làm việc phi nông nghiệp: kết quả của sự thích ứng của cư dân trước những biến đổi ruộng đất và kinh tế trong vùng đang đô thị hóa

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 176 - 177)