Thực trạng môi trường vật chất người dân tái định cư

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 142 - 146)

III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

6. Thực trạng môi trường vật chất người dân tái định cư

Để xem xét bức tranh tổng thể cũng như thực trạng đời sống về phương diện vật chất của người tái định cư được diễn ra như thế nào, nhóm nghiên cứu tập trung khảo sát những vấn đề về nhà ở, về vệ sinh môi trường và cơ sở hạ tầng.

6.1 Điu kin v nhà

Qua quan sát cũng như kết quả điều tra về hiện trạng nhà ở trước và sau giải tỏa chúng ta thấy có mấy đặc điểm sau:

Xét một cách tổng thể, nhà ở hiện nay rất tốt và tiện nghi so với nhà ở trước giải tỏa. Nếu như trước đây các hộ dân được khảo sát, đa số sinh sống ở những ngôi nhà không kiên cố (44%), nhà cấp 3, cấp 4 (44%) thì hiện nay có đến 82% hộ gia đình có được những ngôi nhà kiên cố, tiện nghi và rộng lớn hơn (91%) (bảng 2.3.18). Điều này không chỉ làm hài lòng người dân mà ngay cả chúng tôi – những người nghiên cứu cũng được “thụ hưởng” cảm nhận được sựấm cúng, khang trang, kiên cố và tiện ích trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc khảo sát ngay tại trong ngôi nhà mà họ đang sống. Đây cũng là tâm lý phấn khởi chung khi thăm dò thái độ của người dân về cái được lớn nhất khi đến nơi ở mới1.

Bng 2.3.18: So với nhà ở trước giải tỏa, nhà ở hiện nay như thế nào Địa bàn

Phú Thứ Phước Thới Tổng So với nhà ở trước giải

tỏa, nhà ở hiện nay như thế nào N C % N C % N C % Diện tích rộng hơn 49 98,00% 42 84,00% 91 91,00% Tiện nghi hơn 49 98,00% 42 84,00% 91 91,00% Kiên cố hơn 39 78,00% 43 86,00% 82 82,00% Có khu vui chơi, giải trí 31 62,00% 13 26,00% 44 44,00%

Tuy nhiên có một thực trạng trái ngược thường thấy ở các dự án đền bù giải tỏa. Trong quá trình vận động, tuyên truyền và triển khai dự án, Ban quản lý dự án ra sức, đôn đốc, giải quyết nhanh chóng, gọn nhẹ thủ tục giấy tờ giao nhận nhà đất. Có đến 97/100 hộ trả lời không gặp khó khăn về thủ tục này (97%) tuy nhiên sự nỗ lực của Ban quản lý dự án chỉ dừng lại ở giai đoạn đưa người vào và bàn giao nhà ở cho họ. Có thể nói bước đầu họ đã tạo được sựđồng thuận nơi người dân. Tuy nhiên, ở khâu cấp giấy chủ quyền cho người dân tái định cư thì vẫn còn bất cập, thiếu sót, để lại nhiêu khê cho người dân.

1

Theo thứ tự từ cao xuống thấp: giao thông thuận lợi 42%, nhà ở khang trang 35%, môi trường sống tốt 13%, thu nhập cao/sống thoải mái 10%, gần trường/chợ/nơi làm việc/đất đai rộng rãi hơn 5%, kinh doanh thuận lợi 4%, học được nghề 2%.

Trước đây, có đến 82% số hộ có giấy tờ nhà đất, 6% có giấy bán tay (có chính quyền chứng nhận) và 12% không có giấy tờ. Hiện nay, số hộ chưa có giấy chủ quyền nhà đất lên đến 67%. Trong 50 hộ tái định cưở khu dân cư 586 phường Phú Thứ, quận Cái Răng có đến 49 hộ (98%) đến nay chưa có giấy chủ quyền. Đây cũng là tâm điểm bức xúc của người dân tái định cư khu vực này, điều đáng nêu ra là trong quá trình triển khai, bàn giao nhà ở. Ban quản lý đã cam kết làm giấy tờ chủ quyền trong vòng thời gian ngắn, chỉ vài tháng tuy nhiên vấn đề này đến đây vẫn là vấn đề “trông ngóng”, “mòn mỏi” của người dân.

6.2 V sinh môi trường và cơ s h tng

Có sự khác biệt đáng kể về vệ sinh môi trường tại nơi ở mới. Nếu như khu tái định cư 586 nằm ở vị trí khu đô thị Nam Cần Thơ, nơi mà các dự án đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công thì ngược lại khu tái định cưởđịa bàn phường Phước Thới nằm thỏm sâu, cách xa trục đường chính1 do vậy vệ sinh môi trường tại hai nơi này cũng khác nhau. Nếu như vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của những hộ dân tái định cư 586 là tiếng ồn (30% số ý kiến) thì ngược lại tiếng ồn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đối với khu tái định cưở Phước Thới (0%). Ngược lại ở khu tái định cư Phước Thới vấn đề nhức nhối, gây phiền hà cho người dân nơi đây là nguồn nước bị ô nhiễm, trong khi đó ở khu tái định cưở Phú Thứ nguồn nước rất tốt (88% ở Phước Thới so với 2% ở Phú Thứ). Ta nhận thấy không có sự chênh lệch lớn về vấn đề khói bụi cho cả hai khu tái định cư, 20% khu vực Phú Thứ và 6% khu vực Phước Thới. Như vậy về cơ bản vệ sinh môi trường tại khu tái định cư Phú Thứ tốt hơn khu tái định cư Phước Thới. Khu tái định cư Phước Thới nằm dọc theo hệ thống xử lý chất thải của Khu công nghiệp Trà Nóc, do vậy mức độảnh hưởng rất nghiêm trọng (62,22%) (bảng 2.3.20).

Bng 2.3.19: Vệ sinh môi trường tại nơi ở hiện nay Địa bàn

Phú Thứ Phước Thới Tổng Vệ sinh môi trường

tại nơi ở hiện nay

N C % N C % N C % Khói bụi 10 20,00% 3 6,00% 13 13,00% Rác thải 1 2,00% 2 4,00% 3 3,00% Tiếng ồn 15 30,00% 0 0,00% 15 15,00% Nước ô nhiễm 1 2,00% 44 88,00% 45 45,00% Tốt 32 64,00% 6 12,00% 38 38,00% 1 Quốc lộ 91A, đi các tỉnh ĐBSCL.

Bng 2.3.20: Mức độảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Mức độ ảnh hưởng N C % N C % N C % Rất nghiêm trọng 3 15,79% 28 62,22% 31 48,44% Không đáng kể 16 84,21% 17 37,78% 33 51,56% Tổng 19 100% 45 100% 64 100%

Với kết quả bảng trên và với kết quả quan sát thực tếở hai khu tái định cư, chúng tôi nhận thấy mỗi nơi có một vấn đề về môi trường khác nhau. Vấn đề quan tâm hàng đầu của Phước Thới là nguồn nước bị ô nhiễm, còn ở Phú Thứ là tiếng ồn. Hàng loạt các hạng mục dự án đang được tiến hành tại khu vực tái định cư Phú Thứ, nơi TP. Cần Thơ đang ráo riết triển khai Khu đô thị Nam Cần Thơ hiện đại mang tầm cỡ như một Nam Sài Gòn với tổng diện tích 2.080ha, vốn đầu tư khoảng 20.800 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào từ năm 2010 – 2015 và dân số dự kiến 120.000 người.

Hình 2.3.1a: Một dự án nhà đất tại Cần Thơ

Ảnh: hoangquan.com.vn

Hình 2.3.1b: Khu dân cư Phú An là một

trong những nơi sôi động nhất ở Nam Cần Thơ, hiện nay đã có trên 1.200 hộ dân vào

sinh sống

Ảnh: CEFURDS

Chúng ta chứng kiến sự tất bật, ồn ào, khẩn trương của một công trường đang thi công ở Phú Thứ thì ngược lại chúng ta cũng sẽ nhận thấy một không khí trầm lặng, yên ả của một khu dân cư Phước Thới cách xa trung tâm thành phố. Chính vì sự cách xa, hẻo lánh về vị trí địa lý nên khu tái định cư ở Phước Thới cũng là nơi chứng kiến nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sống bị đe dọa, người dân phải sống chung với mùi hôi và sự ô nhiễm của chất thải khu công nghiệp Trà Nóc.

Thêm một sự khác biệt đáng kể khi xem xét về hệ thống cấp điện, nước và giao thông đi lại của người dân. Nếu như 100% số hộở khu vực Phước Thới nhận được sự

ổn định của hệ thống điện lưới sinh hoạt, sản xuất thì ngược lại chỉ khoảng ½ số hộ (chiếm 48%) ở Phú Thứđồng thuận với sự trả lời này (bảng 2.3.21).

Bng 2.3.21: Điện có ổn định không Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Hệ thống điện

N C % N C % N C %

Ổn định 24 48,00% 50 100,00% 74 74,00%

Không ổn định 26 52,00% 0 0,00% 26 26,00%

Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Nếu như khu tái định cư Phước Thới có lợi thếổn định về hệ thống thắp sáng thì ngược lại khu tái định cư Phú Thứ có hệ thống cấp nước ổn định hơn (50% so với 36%), sự chênh lệch này không quá lớn khi so sánh với hệ thống thắp sáng. Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ không ổn định về nước sinh hoạt lên đến 57%. Đây là con số đáng quan tâm. Hơn thế nữa, sự khác nhau này không chỉ diễn ra ở phạm vi hai khu vực mà ngay chính trong một khu vực nhưở Phú Thứ chẳng hạn thì số hộổn định và không ổn định nước sinh hoạt là ngang nhau (50%), nghĩa là trong cùng một khu vực, hộ này có nước sinh hoạt ổn định hộ kia lại không. Đây chính là sự quy hoạch thiếu đồng bộ (bảng 2.3.22).

Bng 2.3.22: Độổn định của nước Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Hệ thống nước

N C % N C % N C %

Ổn định 25 50,00% 18 36,00% 43 43,00%

Không ổn định 25 50,00% 32 64,00% 57 57,00%

Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Hệ thống giao thông trên hai địa bàn khảo sát được đánh giá là tốt (95%) (bảng 2.3.23). Những con đường ở khu vực tái định cư Phú Thứ được bê tông hóa kiên cố, khu tái định cư này có vị trí nằm kề bên trục lộ giao thông chính, nối liền hai quận Ninh Kiều và Cái Răng, nơi mà giá đất ngày mỗi tăng nhanh và kỳ vọng cho một khu đô thị kiểu mẫu Nam sông Cần Thơ1

. Tuy nhiên, hệ thống đường sá của tái định cư Phước Thới không được như thế. Khu tái định cư này nằm lọt giữa vùng đất nông

1

Từ năm 2003, nhiều dự án khu dân cư lần lượt được triển khai nhằm biến khu vực Nam Cần Thơ nghèo khó thành khu đô thị mới kiểu mẫu...Đã có nhiều dự án khu dân cư, tái định cưđược triển khai trên diện tích hơn 1.000ha thuộc các phường Hưng Phú, Hưng Thạnh, Phú Thứ. Nếu hoàn tất, khu đô thị mới Nam Cần Thơ sẽ có

nghiệp, cách xa trục đường chính (QL 91A), đường giao thông tuy được tráng nhựa nhưng bề ngang rất hẹp, xe ô tô không vào được, chỉ dành cho xe loại nhỏ. Địa hình ở đây lại nhiều kênh rạch với những cây cầu mà chiều rộng chỉđủ cho một xe honda qua lại, hơn thế nữa độ dốc cũng rất cao, được làm bằng gỗ, tre và sắt, tỏ ra không an toàn cho việc đi lại. Và đây cũng chính là một trong những điều bức xúc có kiến nghị nhiều nhất, chiếm tỉ lệ cao nhất 44% ý kiến nghị mở rộng giao thông (Phước Thới) khi được hỏi: “Ông/bà có kiến nghị gì với Ban quản lý dự án và chính quyền địa phương” về thực trạng cuộc sống hiện nay? (bảng 2.3.24).

Bng 2.3.23: Đánh giá vềđường giao thông Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Đường sá

N C % N C % N C %

Thuận tiện 50 100,00% 45 90,00% 95 95,00%

Không thuận tiện 0 0,00% 5 10,00% 5 5,00%

Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Bng 2.3.24: Kiến nghị với Ban quản lý dự án, chính quyền (theo địa bàn)

Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Kiến nghị với Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương N C % N C % N C % Mở rộng giao thông 0 0,00% 22 44,00% 22 22,00% Cấp giấy chủ quyền nhà 19 38,00% 1 2,00% 20 20,00% Tạo công ăn việc làm 14 28,00% 3 6,00% 17 17,00%

Cải thiện ô nhiễm môi trường 0 0,00% 15 30,00% 15 15,00% Muốn có nước sạch sinh hoạt 0 0,00% 13 26,00% 13 13,00% Hỗ trợ tài chính, thêm tiền đền bù 5 10,00% 3 6,00% 8 8,00%

Cải thiện chất lượng nhà ở 8 16,00% 0 0,00% 8 8,00% Mở thêm bệnh viện, trường, chợ, khu vui chơi 2 4,00% 5 10,00% 7 7,00%

Khắc phục an ninh, trật tự 4 8,00% 0 0,00% 4 4,00% Cải thiện chất lượng nguồn điện 2 4,00% 0 0,00% 2 2,00%

Không kiến nghị 14 28,00% 11 22,00% 25 25,00%

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 142 - 146)