Quanh ệc ộng đồng

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 149 - 151)

III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

7. Đời sống xã hội người dân tái định cư

7.2 Quanh ệc ộng đồng

Thông thường công cuộc tái định cư nào cũng là di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người và kèm vào đó là quá trình cắt bỏ các quan hệ cũ và tạo lập các quan hệ mới. Như trên phần lý thuyết đã trình bày, các nhà quy hoạch, các nhà nghiên cứu nhận định việc tái định cư gần giống việc “bứng cây trồng vào chỗ mới”. Tại các thành phố lớn, khi đề cập đến tái định cư cần phải hiểu trong đó có cả một quá trình đảo lộn, đặc biệt xét về không gian cộng đồng – xã hội.

Tuy nhiên, tại điểm khảo sát ở TP. Cần Thơ chúng tôi nhận thấy không có sựtính chia cắt hoặc sự phân hóa cộng đồng cũ. Đây là sự khác biệt rất tích cực trong công cuộc tái định cư của TP. Cần Thơ. Mối quan hệ cộng đồng cũ không bị phá vỡ và khả năng thiết lập, tạo dựng mối quan hệ cộng đồng “bà con xa, láng giềng gần” tại nơi ở mới cũng được phát huy tích cực.

Nhận định của người dân tái định cư cũng trùng hợp ngẫu nhiên với kết quả khảo sát giữa hai khu vực (Phú Thứ, Phước Thới). Nghĩa là người dân đánh giá như nhau: 92% cho rằng quan hệ với hàng xóm cũ sau khi chuyển đến nơi ở mới “cũng vậy”. Trong khi đó số người cho rằng mối quan hệ với hàng xóm, cộng đồng cũ là nhợt nhạt hơn, mất hết các quan hệ, chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (5% và 3%). Sự trùng lặp này được diễn ra thêm một lần nữa khi xem xét ở ba nhóm tuổi (bảng 2.3.31).

Bng 2.3.31: Quan hệ với hàng xóm cũ khi về nơi ở mới

Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Quan hệ với hàng xóm cũ sau khi chuyển đến nơi ở mới N C % N C % N C % Nhợt nhạt hơn 3 6,00% 2 4,00% 5 5,00% Mất hết các quan hệ 1 2,00% 2 4,00% 3 3,00% Cũng vậy 46 92,00% 46 92,00% 92 92,00%

Bng 2.3.32: Quan hệ với hàng xóm cũ khi về nơi ở mới (theo nhóm tuổi)

Nhóm tuổi

Dưới 40 tuổi 41 – 50 tuổi Trên 51 tuổi Tổng Quan hệ với hàng xóm cũ sau khi chuyển đến nơi ở mới N C % N C % N C % N C % Nhợt nhạt hơn 1 5,88% 1 4,35% 3 5,00% 5 5,00% Mất hết các quan hệ 0 0,00% 0 0,00% 3 5,00% 3 3,00% Cũng vậy 16 94,12% 22 95,65% 54 90,00% 92 92,00% Tổng 17 100% 23 100% 60 100% 100 100%

Tính cộng đồng cũ không bị mất đi, bên cạnh đó sự thiết lập một cộng đồng mới cũng được diễn ra tốt đẹp. Tuy sự gắn kết, “bén rễ” tại cộng đồng mới không thể ngang bằng so với cộng đồng cũ, bởi thời gian chung sống, tần số giao tiếp và sự biết nhau chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, đây cũng là một nỗ lực khởi đầu cho sự thuận lợi về một cộng động “láng giềng gần”, “tối lửa tắt đền có nhau”, 82% trả lời rất thân thiện, 14% ít thân thiện và chỉ 4% không thân thiện (bảng 2.3.33).

Bng 2.3.33: Đánh giá về mối quan hệ với hàng xóm tại nơi ở mới

(theo nhóm tuổi)

Nhóm tuổi

Dưới 40 tuổi 41 – 50 tuổi Trên 51 tuổi Tổng Mối quan hệ với

hàng xóm tại nơi ở mới

N C % N C % N C % N C %

Rất thân thiện 14 82,35% 18 78,26% 50 83,33% 82 82,00% Ít thân thiện 2 11,76% 4 17,39% 8 13,33% 14 14,00%

Không thân thiện 1 5,88% 1 4,35% 2 3,33% 4 4,00%

Tổng 17 100% 23 100% 60 100% 100 100%

Tính cộng đồng cũ và mới được gìn giữ, phát huy tốt đẹp này là do đại bộ phận những hộ dân tái định có cùng hoàn cảnh, điều kiện sống chung trước. Trước đây họ là lối xóm chung, cùng bị quy hoạch, giải tỏa và cùng chuyển đến tái định cư chung. Thứ hai và cũng là lý do khá quan trọng, mặc dù không có điểm sinh hoạt, vui chơi công cộng tại nơi ở mới, với kiểu thiết kế khu tái định cư nhà liên kế một trệt một lầu (Phú Thứ) và khu nhà độc lập theo lô đất (Phước Thới), tính mở trong giao tiếp không bị giới hạn, chia cắt như kiểu “nhà nào biết nhà nấy” thường thấy ở các khu tái định cư chung cư tập thể cao tầng. Ưu điểm dễ nhận thấy về kiểu nhà ở này (tái định cư liên kế, phân lô) là người dân có thể thường xuyên, thoải mái qua lại chuyện trò, gặp gỡ.

Văn hóa giao tiếp và lối sống làng xã vẫn còn hiện hữu, diễn ra mạnh mẽ nơi đây. Tuy nhiên về phía thiết kế cũng cần phải tạo ra những không gian giao tiếp cộng

đồng để mọi người tiếp xúc với nhau nhiều hơn, giảm bớt kiểu quan hệ “ẩn danh” và quá thiên về “chức năng” như nhà ở và lối sống đô thị. Bài viết "Phát triển đô thị bền vững" của TS. Stephen Wheeler - Khoa Quy hoạch đô thị, trường Đại học Tổng hợp California, Berkeley cung cấp cho ta một biện pháp cụ thể phát triển đô thị hướng tới bền vững là: Xây dựng nhà ở và môi trường sống có chất lượng - Thiết kế nhà cần quan tâm đến mối liên hệ giữa không gian ở và các cấu trúc cấu thành đô thị như không gian mở, không gian giao tiếp cộng đồng, không gian làm việc, nghỉ ngơi, giải trí và giao thông công cộng1.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 149 - 151)