Số liệu chung về sự chuyển dịch việc làm phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 65 - 67)

II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP

1.1Số liệu chung về sự chuyển dịch việc làm phi nông nghiệp

Đô thị hóa đang tác động trực tiếp lên những người dân sống ở nông thôn, trong đó có vấn đề việc làm của họ. Trải qua 6 năm (2000 - 2006), cơ cấu việc làm ở các địa bàn khảo sát đã có sự thay đổi. Nhìn chung đó là sự tăng dần của cơ cấu việc làm phi nông và giảm dần của việc làm nông nghiệp. Một sự thay đổi tất yếu của tiến trình đô thị hóa.

Hai bảng 2.2.1a và 2.2.1b cho thấy, trong 6 năm từ năm 2000 đến 2006 tổng số lao động tích cực trong các hộ gia đình khảo sát tăng từ 1.073 người (2000) đến 1.218 người (2006)1. Cả ba địa bàn đều có hiện tượng tăng lực lượng này.

Tuy số người lao động tăng lên, nhưng xét về việc làm chính là nghề nông, ta nhận thấy khuynh hướng đi xuống rõ rệt của nghề này tại cả ba địa bàn. Vào năm 2000,

1

Con số 1.073 người (2000) lấy từ tổng của bảng 2.2.1a là 1372 trừđi 13 người chưa về làm dâu, rể và 286 người đang còn đi học. Con số lấy từ tổng 1.218 người của tổng 1495 của bảng 2.2.1b trừđi cho số 274 người

tỉ lệ người làm nông trên tổng sốđối tượng được hỏi (333 người/1.359), chiếm 24,3% nhưng đến năm 2006 xuống còn 18,5% (276/1.495 người). Trong khi đó, việc làm chính là phi nông có khuynh hướng đi lên cũng rất rõ. Vào năm 2000, tỉ lệ người có việc làm chính phi nông là 32,0% (439/1.359 người) tăng lên 37,9% (566/1.495 người) vào năm 2006. Bng 2.2.1a: Việc làm chính (theo địa bàn, năm 2000) Địa bàn Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Việc làm chính 2000 N C % N C % N C % N C % Chưa về làm dâu/rể 4 .8% 6 1.3% 3 .7% 13 .9% Nông 170 34.6% 111 24.5% 52 12.1% 333 24.3% Phi nông 127 25.9% 136 30.0% 176 41.1% 439 32.0% Nội trợ 26 5.3% 37 8.2% 42 9.8% 105 7.7% Đang học 99 20.2% 89 19.6% 98 22.9% 286 20.8% Thất nghiệp 8 1.6% 14 3.1% 11 2.6% 33 2.4% Khác 57 11.6% 60 13.2% 46 10.7% 163 11.9% Tổng 491 100.0% 453 100.0% 428 100.0% 1372 100.0% Bng 2.2.1b: Việc làm chính (theo địa bàn, năm 2006) Địa bàn Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Việc làm chính 2006 N C % N C % N C % N C % Nông 152 28.4% 86 17.1% 38 8.3% 276 18.5% Phi nông 166 31.0% 200 39.7% 200 43.9% 566 37.9% Nội trợ 33 6.2% 38 7.5% 46 10.1% 117 7.8% Đang học 97 18.1% 91 18.1% 86 18.9% 274 18.3% Thất nghiệp 11 2.1% 12 2.4% 19 4.2% 42 2.8% Khác 76 14.2% 77 15.3% 67 14.7% 220 14.7% Tổng 535 100.0% 504 100.0% 456 100.0% 1495 100.0%

Khuynh hướng đi xuống của việc làm chính nông nghiệp và khuynh hướng tăng lên của việc làm chính phi nông phản ánh rõ tình hình biến động đất đai đã đề cập ở trên, là một điều tất yếu tại các địa bàn đô thị hóa.

Tình hình thất nghiệp trên địa bàn không có chuyển động lớn theo thời gian. Năm 2000, tại hai địa bàn, trên tổng số 1.359 lao động thì có 33 người thất nghiệp, chiếm 2,4%, đến năm 2006, con số ấy lên 42 người trên tổng số 1.495 người, chiếm tỉ lệ 2,8%. Vấn đề thất nghiệp không trở thành đột biến là một điểm đáng chú ý tại vùng này. Điều này cho thấy, ngoài sự cố gắng của bản thân người tại chỗ, thì vai trò của cơ chế dân gian và mạng lưới xã hội đã giúp họ vượt khó khăn trong việc tìm một việc

làm mới. Điều này sẽđược phân tích ở sau khi đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội và các cơ chế dân gian tự tạo việc làm.

Ở góc độ từng địa bàn mẫu, cơ cấu việc làm ởđây cũng phản ánh tính chất trước sau của các địa bàn này trong quá trình đô thị hóa. Tại An Bình, vào thời điểm năm 2000, số lao động tham gia làm nông nghiệp chỉ chiếm 12,1%, trong khi đó tại Phú Thứ và Phước Thới tỉ lệ này lần lượt là 34,6% và 24,5%. Song song với đó, là tỉ lệ lao động làm trong lĩnh vực phi nông của An Bình nhiều hơn so với hai địa bàn còn lại (41,1% so với 25,9% và 30%). Đến năm 2006, tỉ lệ lao động còn làm nông ở An Bình chỉ chiếm 8,3% trong tổng số lao động, trong khi đó tại Phú Thứ tỉ lệ này là 28,4%, Phước Thới là 17,1%. Số lao động phi nông tại Phú Thứ và Phước Thới có tăng sau 6 năm nhưng vẫn thấp hơn so với An Bình (bảng 2.2.1a và 2.2.1b).

Ở góc độ phân tích việc làm chính trên địa bàn khảo sát mẫu, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tăng dần của việc làm phi nông nghiệp và giảm dần việc làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, giữa các địa bàn mẫu có sự chênh lệch nhau mà sự chênh lệch này phản ánh đúng thời điểm xảy ra quá trình đô thị hóa. An Bình là địa bàn diễn ra quá trình đô thị hóa trước nên tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trước và sau đô thị hóa đều cao hơn so với Phước Thới và Phú Thứ (Phú Thứ là địa bàn mới đô thị hóa nên có tỉ lệ việc làm phi nông thấp nhất). Trong khi đó tỉ lệ lao động nông nghiệp tại An Bình giảm xuống mức dưới 10% trong tổng số lao động.

Như vậy, trong tiến trình đô thị hóa, cơ cấu nghề nghiệp của người dân đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ lao động phi nông nghiệp. Từ năm 2000 đến năm 2006, trung bình mỗi năm tỉ lệ lao động phi nông trong tổng số lao động tăng lên khoảng 1% (từ 32% lên 37,9%). Sự tăng lên của lao động phi nông đồng nghĩa với sự sụt giảm của lao động nông nghiệp, trong 6 năm (2000 - 2006) trung bình mỗi năm giảm 1% (24,3% năm 2000 và 18,5% năm 2006).

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 65 - 67)