Biến đổi lối sống trong môi trường đô thị hóa

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 165 - 169)

I. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

5. Biến đổi lối sống trong môi trường đô thị hóa

5.1 Qua vic nm thông tin

Cuộc điều tra ở địa bàn đô thị hóa cho thấy rằng radio, tivi là nguồn thông tin chính của người dân tại đây. Vào năm 2000, có đến 65,7% số người được hỏi thường xuyên nắm bắt tin tức qua các phương tiện này. Con số này đã gia tăng lên đến 75% vào năm 2006. Sự gia tăng đó diễn ra trên toàn địa bàn khảo sát và không có sự khác biệt lắm giữa các phường (cột 4 và 8, bảng 3.1.13).

Bng 3.1.13: Theo dõi thông tin qua kênh

Năm 2000 Năm 2006 Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Kênh thông tin

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Thường xuyên theo dõi trên TV, radio 63% 65% 69% 65,7% 74% 69% 82% 75% Thường xuyên đọc báo 10% 13% 33% 18,7% 11% 12% 34% 19,3%

Kết quả cũng cho thấy, báo chí là nguồn thông tin không quan trọng so với radio, tivi. Số người thường xuyên đọc báo chỉ chiếm 18,7% vào năm 2000; năm 2006, con số này cũng chỉ là 19,3%. Tỉ lệ gia tăng rất ít.

Ta cũng nhận thấy có sự khác biệt lớn ở vùng đang đô thị hóa cao như An Bình với hai vùng có mức độ đô thị hóa thấp hơn là Phú Thứ và Phước Thới. Trong cả hai thời điểm 2000 và 2006, số người thường xuyên đọc báo chí ở Phú Thứ và Phước Thới không có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi đó, có sự khác biệt rõ rệt giữa phường An Bình và hai địa bàn kia. Tỉ lệ người đọc báo ở An Bình thời điểm 2000 và năm 2006 đều cao khoảng gấp 3 lần con số của Phú Thứ và Phước Thới. Tình hình này có thể do việc phân phối báo chí ở An Bình thuận lợi hơn nhưng rõ ràng báo chí là nguồn thông tin quan trọng đối với người dân vùng đang đô thị hóa nhiều hơn với vùng đang đô thị hóa ít hơn.

Phân tích cách nắm bắt thông tin của cư dân vùng đang đô thị hóa dựa trên lứa tuổi, ta thấy việc theo dõi tin tức bằng radio, tivi phân bố khá đồng đều ở cả ba nhóm tuổi khảo sát ở cả hai thời điểm 2000 và 2006, tuy rằng con số tỉ lệở nhóm tuổi 41- 60 có cao hơn hai nhóm kia đôi chút.

Bng 3.1.14: Theo dõi thông tin (theo nhóm tuổi)

Năm 2000 Năm 2006

Kênh thông tin 18 - 40

tuổi 41 - 60 tuổi Trên 60 tuổi Tổng 18 - 40 tuổi 41 - 60 tuổi Trên 60 tuổi Tổng

Thường xuyên theo dõi

tin tức trên TV, radio 64,9% 67,1% 62,5% 65,7% 70.1% 79% 69.6% 75% Thường xuyên đọc báo 19,5% 21% 10,7% 18,7% 20.8% 21% 12.5% 19.3%

Bảng 3.1.14 cho thấy, ở cách nắm bắt thông tin bằng phương tiện báo chí, rõ ràng có sự khác biệt trong các nhóm tuổi. Ở hai nhóm tuổi đầu (18 - 40 tuổi và 41- 60 tuổi), sự khác biệt không rõ rệt, còn ở nhóm tuổi trên 60, tỉ lệ thấp hơn hai nhóm kia rất nhiều. Điều này có thể là do tình trạng thể chất vào tuổi già khiến những người thuộc nhóm tuổi này gặp khó khăn khi đọc báo.

5.2 Qua cách gii trí, thưởng thc văn ngh Bng 3.1.15: Cách giải trí (theo địa bàn) Bng 3.1.15: Cách giải trí (theo địa bàn) Năm 2000 Năm 2006 Cách giải trí Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng

Thường xuyên thưởng thức văn nghệ trên

tivi, radio 48% 39% 49% 45,3% 50% 40% 54% 48% Thường xuyên xem phim ở rạp 1% 1% 0% 0,7% 1% 0% 0% 0,3% Thường xuyên mua vé xem kịch, cải

lương 1% 0% 1% 0,7% 1% 0% 0% 0,3%

Thường xuyên xem video ở nhà 39% 20% 27% 28,7% 41% 21% 35% 32,3% Thường xuyên xem video ởquán 1% 0% 2% 1% 0% 1% 2% 1% Thường xuyên tham gia đờn ca tài tử 0% 1% 1% 0,7% 1% 3% 0% 1,3%

Qua bảng trên (3.1.15), ta thấy, gần như radio, tivi, máy video ở nhà là phương tiện giải trí, thưởng thức văn nghệ duy nhất của cư dân vùng đang đô thị hóa. Năm 2000, có đến 45,3% số người được hỏi cho biết họ thường xuyên thưởng thức các chương trình văn nghệ trên tivi, radio; 28,7% thường xem video ở nhà. Trong khi đó, tỉ lệ người sử dụng các phương tiện khác để thưởng thức văn nghệ như đến rạp xem phim, kịch hay cải lương hoặc đi đến quán nước xem video và tham gia đờn ca tài tử là rất ít ỏi, chỉ chiếm từ 1% trở xuống. Tình hình đô thị hóa suốt trong 6 năm đã không làm biến đổi bao nhiêu tình trạng trên. Người thường xuyên giải trí, thưởng thức văn nghệ bằng radio, tivi, video ở nhà tăng cao hơn năm 2000 (48% và 32,3%). Tuy nhiên, mức độ gia tăng không đáng kể. Số người dùng các phương tiện khác để thường thức văn nghệ hầu như không thay đổi, thậm chí tỉ lệ người đi đến rạp xem phim, kịch, cải lương còn sụt giảm.

5.3 Qua vic s dng thi gian nhàn ri

Bảng 3.1.16 dưới đây cho thấy, người dân vùng khảo sát thường sang nhà láng giềng chơi khi nhàn rỗi công việc. Việc này chiếm tỉ lệ vượt trội (30% vào năm 2000 và 31,3% vào năm 2006). Đây là thói quen thường gặp ở vùng nông thôn và tình hình đô thị hóa ở vùng ven TP. Cần Thơ trong những năm qua chưa có tác động đáng kể đến thói quen này. Vào năm 2006, việc sang chơi nhà hàng xóm láng giềng có phần gia tăng so với năm 2000, có thể do việc cư trú bây giờ gần nhau hơn, đường sá đi lại thuận tiện hơn trước…

Đi thăm nhà bà con cũng là việc làm khi rỗi rảnh (chiếm tỉ lệ 18,7% vào năm 2000 và 19,3% vào năm 2006). Việc này có phần nào gia tăng từ năm 2000 đến 2006.

Bng 3.1.16: Sử dụng thời gian lúc nhàn rỗi (theo địa bàn) Năm 2000 Năm 2006 Sử dụng thời gian lúc nhàn rỗi Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Ra quán uống cà phê 14% 12% 17% 14,3% 15% 19% 18% 17,3% Nhậu với bạn bè 7% 10% 6% 7,7% 7% 6% 5% 6% Đi công viên giải trí 2% 2% 4% 2,7% 3% 1% 5% 3% Đi du lịch xa 3% 5% 5% 4,3% 2% 8% 5% 5% Thăm nhà bà con 24% 13% 19% 18,7% 24% 14% 20% 19,3% Thăm nhà bạn 4% 13% 6% 7,7% 5% 11% 8% 8% Sang chơi nhà láng giềng 32% 24% 34% 30% 30% 29% 35% 31,3%

Ra quán uống cà phê khi rỗi rảnh đứng thứ ba sau việc sang chơi nhà láng giềng và thăm nhà bà con với tỉ lệ là 14,3% vào năm 2000 và 17,3% vào năm 2006. Ta thấy việc này có khuynh hướng gia tăng trong những năm qua.

Bên cạnh đó, đi công viên giải trí, du lịch xa vẫn còn khá xa lạđối với người dân vùng khảo sát và tình hình đô thị hóa trong những năm qua chưa làm thay đổi bao nhiêu tình hình trên.

5.4 Qua vic tiếp xúc gia các thành viên trong gia đình

Nhìn chung, trong gia đình có khuynh hướng giảm ăn chung tại các bữa sáng và bữa trưa. Vào năm 2000, 61% số hộ có các thành viên trong gia đình cùng dùng chung bữa ăn sáng. Đến năm 2006, tỉ lệ này giảm đi một ít, còn 54,7%. Về bữa cơm trưa, ta cũng thấy tình trạng tương tự, tỉ lệ hộ dùng chung bữa trưa đã giảm từ 73% xuống còn 69,3%. Riêng đối với bữa ăn tối, tỉ lệ này đã không thay đổi (80%) trong 6 năm đó

Bng 3.1.17: Gia đình cùng ngồi ăn chung (% theo số hộ trên từng địa bàn) Năm 2000 Năm 2006 Ăn chung Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Ăn chung bữa sáng 68% 63% 52% 61% 62% 57% 45% 54,7% Ăn chung bữa trưa 77% 71% 71% 73% 71% 68% 66% 68,3% Ăn chung bữa tối 83% 83% 74% 80% 84% 84% 72% 80%

Không ăn chung bữa nào 3% 5% 10% 6% 5% 7% 12% 8%

Phân tích theo địa bàn, ta thấy tỉ lệ hộ có thành viên dùng chung các bữa ăn có khuynh hướng giảm từ vùng có mức độđô thị hóa thấp đến vùng có mức độđô thị hóa cao. Việc dùng chung bữa ăn sáng giảm từ Phú Thứ, Phước Thới và ít nhất là An Bình cho cả hai thời điểm 2000 và 2006. Tình hình bữa cơm trưa cũng diễn ra tương tự.

Trái lại, các thành viên trong gia đình không dùng chung bữa cơm nào trong ngày đã có sự thay đổi rõ rệt. Số hộ không dùng chung bữa cơm nào trong ngày tăng từ 6% vào năm 2000 lên 8% vào năm 2006. Theo địa bàn, ta thấy tỉ lệ này rất thấp ở (Phú Thứ: 3% vào năm 2000 và 5% vào năm 2006), tăng lên ở Phước Thới (5% vào năm 2000, 7% vào năm 2006) và tăng cao hơn nhiều tại An Bình (10% vào năm 2000, 12% vào năm 2006).

Bng 3.1.18: Gia đình cùng ngồi ăn chung (% tính theo số hộ của từng nhóm)

Năm 2000 Năm 2006 Ăn chung Hộ thuần nông Hộ phi nông Hộ hỗn hợp Tổng Hộ thuần nông Hộ phi nông Hộ hỗn hợp Tổng Ăn chung bữa sáng 65,2% 55,6% 68,3% 61% 65,1% 53,4% 50% 54,7% Ăn chung bữa trưa 75,3% 70,2% 76,7% 73% 76,7% 67,7% 62,5% 68,3% Ăn chung bữa tối 84,3% 75,5% 85% 80% 86% 76,9% 90% 80% Không ăn chung bữa nào 3,4% 8,6% 3,3% 6% 4,6% 9,7% 2,5% 8%

Bảng trên cho thấy sự khác nhau của các nhóm hộ:

- Ở nhóm hộ thuần nông, tỉ lệ dùng chung bữa ăn sáng, trưa và tối không thay đổi đáng kể từ năm 2000 đến năm 2006. Tình hình đô thị hóa đã không làm biến đổi nếp sống của các gia đình thuần nông.

- Sự thay đổi thể hiện rất rõ ở nhóm hộ hỗn hợp. Ở nhóm này, những thành viên trong gia đình cùng dùng bữa ăn sáng và trưa giảm nhiều từ năm 2000 đến năm 2006; hộ có dùng chung bữa ăn sáng giảm từ 68,3% xuống còn 50%, bữa trưa từ 76,7%

xuống còn 62,5%. Bữa ăn tối là lúc gia đình tụ họp bên nhau chiếm 90% số hộ khảo sát.

Như vậy, yếu tố nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thay đổi nếp sống của các cư dân vùng đang đô thị hóa.

Đô thị hóa đã đem đến cho cư dân những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hóa. Đời sống đô thị làm yếu đi môi trường lưu giữ các yếu tố văn hóa truyền thống ở vùng quê. Một số yếu tố mất đi vì không còn phù hợp, cần thiết cho cuộc sống đô thị (như sự bảo hộ của Thành hoàng trong đời sống tâm linh…) và cũng có những yếu tố có giá trị lâu dài cũng bị suy giảm đi (như gắn kết cộng đồng, làm cho các thành viên cộng đồng gần gũi nhau, vai trò của chủ gia đình trong giáo dục con cái…). Sự biến đổi đó có thể nhận thấy và được xuất hiện ở nhiều cấp độ: cộng đồng, thân tộc, gia đình và cả trong sinh hoạt cá nhân và ngày càng sâu đậm theo mức độđô thị hóa.

Đô thị hóa đi cùng với việc tiếp nhận những yếu tố văn hóa du nhập từ khắp nơi. Vấn đề đặt ra là cần bảo tồn yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống, tiếp nhận tinh hoa văn hóa mới để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển của TP. Cần Thơ trong tương lai.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 165 - 169)