Tình trạng sút giảm của nghề nông

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 59 - 61)

I. CHUYỂN BIẾN TRONG QUI MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐANG

3.1Tình trạng sút giảm của nghề nông

3. Đô thị hóa và vị trí của nghề nông trong hoàn cảnh mới

3.1Tình trạng sút giảm của nghề nông

Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Tình trạng hoạt động nông nghiệp (2006) N C % N C % N C % N C % Không còn làm nông 32 32,00% 48 48,00% 67 67,00% 147 49,00% Còn làm nông 68 68,00% 52 52,00% 33 33,00% 153 51,00% Tổng 100 100% 100 100% 100 100% 300 100%

Tại các vùng đang đô thị hóa TP. Cần Thơ, số hộ còn làm nông chiếm tỉ phần 51%, gần tương đương với số hộ không còn làm nông. Số hộ rời bỏ nông nghiệp là 49%. Hai con số này cũng tương đương với mức độđô thị hóa chung của TP. Cần Thơ mà đề tài đã đề cập ở trên, là 50,39% - 49,61% (năm 2006) tại biểu đồ 1.2.1 (thuộc chương Một), dù dữ liệu của biểu đồ 1.2.1 và bảng 2.1.7 có nguồn khác nhau1. Sự trùng hợp này nói lên độ tin cậy của các dữ liệu. Và cũng từ dữ liệu trùng khớp này ta thấy được tình hình bán thôn bán thị của vùng đang đô thị hóa TP. Cần Thơ và chính bản thân cơ cấu TP. Cần Thơ.

Nhìn cụ thể vào từng phường, ta thấy có sự khác biệt khá lớn giữa An Bình và Phú Thứ. Ở An Bình, hộ không còn làm nông chiếm đa số (67%) còn ở Phú Thứ thì ngược lại, hộ còn làm nông chiếm đa số (68%). Lại hai tỉ lệ tương đương nhau. Như trên ta cũng đã có đề cập, mức độ đô thị hóa của An Bình cao hơn Phú Thứ giải thích hiện tượng này.

Sự chuyển đổi từ một vùng nông thôn sang vùng bán thôn bán thị có một quá trình diễn tiến với đầy đủ các nguyên nhân. Đối với những hộ không còn làm nông nghiệp nữa, những diễn tiến trong hoàn cảnh của hộ trong 6 năm qua (2000-2006) dẫn đến kết quả trên như sau:

1

Xin lưu ý là dữ liệu để tạo ra biểu đồ 1.2.1 và bảng 2.1.7 có nguồn khác nhau. Biểu đồ 1.2.1 có nguồn từ Niên

Bng 2.1.8: Lý do khiến hộ hoàn toàn không làm nghề nông nữa

(% trên số hộ thuộc nhóm và vào năm 2005/2006 không còn làm nông nghiệp)

Hộ thuần nông Hộ hỗn hợp Hộ thuần phi nông Tổng (1) (2) (3) (4) Lý do không làm nông (2006) N C % N C % N C % N C % Hết đất làm ruộng 10 35,71% 7 46,65% 39 43,30% 56 42,10% Người trong nhà đi làm ngoài nghề nông hết 4 14,29% 3 20,00% 18 20,00% 25 18,80% Làm ruộng khó hơn xưa 4 14,29% 4 26,65% 8 9,00% 16 12,00% Không ai muốn làm ruộng 5 17,86% 0 0,00% 11 12,20% 16 12,00% Làm ruộng không có lời 2 7,14% 1 6,70% 10 11,10% 13 9,80% Đất sẽ nằm trong qui hoạch hoặc sẽ bán 3 10,71% 0 0,00% 3 3,30% 6 4,50% Sẽ bán nốt ruộng 0 0,00% 0 0,00% 1 1,10% 1 0,80% Tổng 28 100% 15 100% 90 100% 133 100%

Theo bảng 2.1.8, ta thấy điều quan trọng nhất khiến cho các hộ nông dân vùng đang đô thị hóa rời bỏ nghề nông là gia đình nông dân không còn phương tiện sản xuất hoặc nhân lực sản xuất. Trong số những hộ nông dân hiện nay không còn tiếp tục hoạt động nông nghiệp nữa, có đến 42,1% số hộ rời bỏ nghề nông (trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2006) vì không còn đất để sản xuất; 18,8% vì người trong hộđã làm nghề khác, gia đình không còn nhân lực cho nông nghiệp và 12% số hộ tuy còn nhân lực nhưng không ai muốn tiếp tục nghề nông.

Nếu tách riêng ra từng nhóm hộ, ta thấy đối với nhóm hộ thuần nông (cột 1, bảng 2.1.8), lý do quan trọng nhất khiến họ rời bỏ nông nghiệp vẫn là tình trạng không còn đất (35,71%) và không ai trong hộ muốn tiếp tục làm ruộng (17,86%). Ở nhóm hộ hỗn hợp (cột 2), việc hết đất, không có nhân lực và khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp cũng là những lý do quan trọng nhất. Còn ở nhóm hộ phi nông (cột 3), lý do chủ yếu tập trung vào việc hộ hết đất và không còn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp. Người nông dân đã bỏ nông nghiệp vì lý do họ đã chuyển sang hoạt động khác phần nào có chủđộng trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, còn những hộ nông dân rời bỏ nghề nông vì mất tư liệu sản xuất đã bị rơi vào tình trạng bị động và gặp nhiều khó khăn hơn trong chuyển đổi nghề nghiệp.

Trong thời gian 6 năm (2000-2006), hoạt động sản xuất của những hộ còn làm nông nghiệp đã có những biến chuyển theo những khuynh hướng khác nhau mà bảng 2.1.9 thể hiện.

Ngoài một số khá đông nông dân vẫn giữ nguyên việc canh tác như trước mặc dù điều kiện sản xuất đã có những thay đổi (41,18%, cột 8), nhiều nông dân đã có những thay đổi tích cực trong việc canh tác. Đó là:

-Thay đổi cây trồng, vật nuôi bằng loại có hiệu quả kinh tế hơn. Có 26,8% số hộ khảo sát đã thay đổi sản xuất theo cách này.

-Vận dụng kỹ thuật mới trong hoạt động nông nghiệp (15,03%). - Tập trung vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm (11,76%).

Bng 2.1.9: Thay đổi trong hoạt động nông nghiệp

(% trên số hộ còn làm nông)

Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng

N C % N C % N C % N C %

Các thay đổi trong làm nông so với 6 năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (5) (7) (8) Không có gì thay đổi cả 29 42,65% 22 42,31% 12 36,36% 63 41,18% Đổi cây, con hiệu quả hơn 18 26,47% 19 36,54% 4 12,12% 41 26,80% Hiệu quả nông nghiệp kém dần 20 29,41% 10 19,23% 9 27,27% 39 25,49% Vận dụng kỹ thuật mới 11 16,18% 9 17,31% 3 9,09% 23 15,03% Giảm số người trong hộ làm nông nghiệp 15 22,06% 4 7,69% 3 9,09% 22 14,38%

Tập trung gia súc, gia cầm 6 8,82% 6 11,54% 6 18,18% 18 11,76% Bớt lúa; thêm rau, màu 7 10,29% 3 5,77% 2 6,06% 12 7,84%

Tập trung thủy sản 2 2,94% 2 3,85% 1 3,03% 5 3,27%

Điều kiện sản xuất khó khăn hơn 1 1,47% 0 0,00% 2 6,06% 3 1,96%

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 59 - 61)