Khung lý thuyết về tái định cư của Ngân hàng Thế giới

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 125 - 128)

III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

1. Các lý thuyết về tái định cư

1.5 Khung lý thuyết về tái định cư của Ngân hàng Thế giới

Để mang lại thành công trong vấn đề tái định cư cho người dân bị giải tỏa, theo Ngân hàng Thế giới, phải đáp ứng được những nhân tố sau:

- Sự di dời phải được ban hành theo văn bản luật để mọi người dân chấp hành, - Phải có sự tham gia chặt chẽ giữa các ngành trong việc thành lập các nguyên tắc chung và các thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện,

- Phải phân tích tình trạng xã hội, các vấn đề liên quan đến nhân khẩu học,

- Ước lượng giá cảđền bù và phần yêu cầu cung cấp tài chính xác thực cùng với hoạt động tái định cưđược thực hiện trong cấu trúc công việc,

- Có Ban điều hành làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm với sự phát triển của địa phương,

- Phải có sự tham gia của người dân trong việc thiết lập nên các chính sách có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ,

Ngân hàng Thế giới đặt trọng yếu cho sự thành công các dự án tái định cư vào các vấn đề sau:

- Vai trò ca các cơ quan địa phương trong vic gii quyết vn đề tái định cư

Các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủđóng một vai trò tích cực trong vấn đề tái định cư. Các cơ quan này làm cho các cuộc thảo luận, đối thoại giữa các bên trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn. Sự đóng góp của các cơ quan này giúp ích rất nhiều cho chính phủ trong việc ra các quyết định. Họ đóng một vai trò trung gian giữa nhà nước, ban quản lý dự án và người dân. Họ động viên và tổ chức mọi người làm việc nhằm nâng cao lợi ích và giảm thiểu những tác động xấu. Vì vậy, có thể nói các cơ

quan này có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách tái định cư.

- Chính sách tái định cư cho người b gii ta

Khi không thực hiện chính sách tái định cưđến nơi đến chốn rất có thể sẽ tạo ra thêm những người bần cùng trong xã hội. Như vậy sẽ tạo nên một gánh nặng cho đất nước. Chính vì thế, việc ngăn chặn hoặc hạn chế thấp nhất vấn đề di dời, giải tỏa sẽ tránh được nhiều hệ quả xã hội. Quan điểm của Ngân hàng Thế giới là các dự án phát triển phải cân nhắc, hoạch định một cách nghiêm túc, chứ không phải chỉ nghĩ tới lợi ích về mặt kinh tế mà còn phải quan tâm đến lợi ích xã hội, môi trường và vấn đề giảm nghèo.

Chính sách của Ngân hàng Thế giới là hạn chế tối đa việc di dời. Việc di dời chỉ thực hiện đối với những nơi thật cần thiết và không thể tránh được, phải đảm bảo cho những người bị di dời được trợ giúp một cách tốt nhất.

Ngân hàng Thế giới xác định ba yếu tố quan trọng trong vấn đề tái định cư là: 1/ Đền bù sự mất đi về tài sản, kế sinh nhai và nguồn thu nhập;

2/ Hỗ trợ người dân trong quá trình di dời, kể cả việc cung cấp nơi ở cho họ với những điều kiện sống và các dịch vụ thuận lợi;

3/ Hỗ trợ người dân xây dựng lại nơi ở mới của mình.

Bất kỳ một dự án nào cũng phải suy nghĩ kỹđến vấn đề cung cấp tốt nhất và sớm nhất các cơ hội về nhà ở, về sinh kế cho người dân sau khi họ thay đổi chỗ ở, chấp nhận hy sinh để xã hội có được những điều kiện phát triển tốt hơn. Tái định cư không phải chỉ là vấn đề nhà ở, những người có trách nhiệm phải quan tâm đầy đủ và thăm dò ý kiến người dân trong vấn đề tái định cư, đền bù… vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến họ. Ngoài ra cũng phải quan tâm đến những trường hợp cá biệt trong cộng đồng như người già neo đơn, người bị tật nguyền… để sẻ chia những mất mát và sự tổn thương đối với họ.

Tuy nhiên, những người tái định cư cũng nên nhanh chóng hòa nhập về kinh tế và xã hội với những cộng động cư dân mới mà họ đến ở nhằm giảm thiểu sự xung đột hay va chạm lẫn nhau.

Theo Ngân hàng Thế giới, một chương trình tái định cư tốt cần theo các trình tự sau:

- Các bên hưởng lợi ích từ dự án phát triển gây di dời phải trả toàn bộ chi phí di dời,

- Tình trạng định cư bất hợp pháp của đối tượng không nên là trở ngại quá lớn trong việc di dời,

- Khi mà việc di dời không thể tránh được, thì cần thiết lập kinh phí và một chương trình tái định cư chi tiết với các thời điểm cụ thể. Chương trình tái định cư nên được thiết lập có chiến lược phát triển.

Tính toán chi phí cho di dời là một việc làm mang tính chất phát triển. Chi phí di dời không đơn giản chỉ là chi phí cho nhà ở mà cần phải bao gồm các yếu tố sau:

1) Chi phí đền bù đất/nhà/thiệt hại sản xuất kinh doanh: Phải đền bù không chỉ là đất, nhà mà còn phải tính đến thiệt hại sản xuất kinh doanh nếu đó là hộ buôn bán, tính đến việc phải rời bỏ công việc của số người có việc làm thu nhập gắn với nơi di dời.

2) Chi phí di chuyển, chi phí chuyên chở: Những chi phí này, dù chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng chi phí di dời, nhưng thể hiện trách nhiệm của dự án đối với người bị di dời.

3) Chi phí kiếm đất định cư nơi mới: Chi phí mua đất làm địa bàn di dời hẳn nhiên là phải được tính đến.

4) Chi phí xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, xã hội tại địa bàn di dời: Chính dự án phải chịu trách nhiệm trang trải các phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội tại nơi tái định cư.

5) Chi phí xây dựng nhà ở.

6) Chi phí tái khôi phục đời sống kinh tế xã hội: Đây là một công việc rất khó mà tính toán được chính xác vì tái khôi phục đời sống kinh tế xã hội là một hiện tượng không đo đếm được, tùy theo sự mất mát của đối tượng và cũng tùy theo khả năng thích nghi của đối tượng.

7) Chi phí quản lý: Mọi dự án đều phải tính đến chi phí này, và chi phí này chiếm tỉ lệ không nhỏ trong tổng kinh phí.

Thông thường, khi di dời, cần phải xây dựng tổ chức quản lý tiến trình di dời theo 10 bước sau:

1/ Cung cấp thông tin cho cộng đồng, chuẩn bị các hỗ trợ cho cộng đồng và tiến hành việc tham gia của cộng đồng.

2/ Tiến hành nghiên cứu khả thi công tác di dời, mỗi công đoạn trong việc di dời đều phải được khảo sát tỉ mỷ.

3/ Kiếm đất cho khu định cư mới.

4/ Quy hoạch và thiết kế khu đất phù hợp với quy mô và nhu cầu của người dân. 5/ Lập quy hoạch chi tiết cho tiến trình di dời và xây dựng chính sách.

6/ Xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở.

8/ Hỗ trợổn định cuộc sống: Phải có kế hoạch hỗ trợ cho dân ổn định cuộc sống sau khi họ di dời, nhất là trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, thu nhập.

9/ Hoạt động và bảo trì: Xem xét sự hoạt động của khu tái định cư và có kế hoạch bảo trì khu ấy.

10/ Giám sát và đánh giá: Tất cả công việc đều phải được giám sát chặt chẽ và có đánh giá.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 125 - 128)