Chuyển biến về ruộng đất nhìn từ cấp độ hộ gia đìn hở các điểm khảo sát

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 56 - 58)

I. CHUYỂN BIẾN TRONG QUI MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐANG

2. Chuyển biến về ruộng đất nhìn từ cấp độ hộ gia đìn hở các điểm khảo sát

2.1 Tình hình biến động din tích rung đất các h nông dân sau 6 năm

Cuộc điều tra khảo sát tình hình của đề tài đối với 300 hộ tại ba phường Phú Thứ, Phước Thới và An Bình cho thấy tổng diện tích đất của 300 hộ là: Năm 2000: 1.428.924m2 Năm 2006: 1.198.051m2 Diện tích đất bình quân của 300 hộ vào năm 2000 là 4.763,1m2, năm 2006 là 3.963,5m2, tỉ lệ giảm 16,78%, được thể hiện ở bảng 2.1.1 như sau: Bng 2.1.1: Bình quân diện tích đất/hộ khảo sát (m2) Bình quân diện tích đất/hộ khảo sát 2000 2006 Tỉ lệ sụt giảm 4.763,1m2 3.963,5m2 16,78%

Sự thay đổi diện tích đất bình quân trong từng nhóm hộ có sự khác biệt. Nhóm hộ thuần nông nghiệp và nhóm hộ hỗn hợp có sự sụt giảm lớn nhất (18,8% và 18,15%). Tình hình đó thể hiện khuynh hướng rời bỏ hoạt động nông nghiệp của người làm nông ở vùng đang đô thị hóa (Bảng 2.1.2).

Bng 2.1.2: Sụt giảm diện tích đất/hộ phân theo 3 nhóm hộ khảo sát (m2)

Năm 2000 2006 Tỉ lệ sụt giảm

Hộ thuần nông nghiệp 7.918,4 6.427,9 18,8%

Hộ hỗn hợp 6.099,9 4.992,7 18,15%

Hộ thuần phi nông nghiệp 2.372,1 2.102 11,38%

Ngoài sự sụt giảm về diện tích đất nông nghiệp tại các địa bàn khảo sát, còn có sự thay đổi khác là do sự chuyển dịch trong mục đích sử dụng đất.

Bng 2.1.3: Tỉ trọng các loại đất trong hộ khảo sát (tỉ lệ %)

Năm

Các loại đất trong hộ

2000 2006

Đất trồng rau, lúa màu 44,65% 37,39%

Đất trồng cây ăn trái 47,11% 53,53%

Đất thổ cư 6,17% 6,98%

Đất khác 2,07% 2,1%

Đất trồng cây ăn trái chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhiều hơn đất trồng lúa màu. Vào năm 2000, sai biệt về tỉ lệ giữa hai loại đất này không lớn (47,11% và 44,65%), nhưng trong quá trình đô thị hóa, sự cách biệt càng gia tăng (53,53% và 37,39% vào năm 2006). Trong khi đó, tỉ lệđất thổ cư gia tăng không nhiều, chiếm 6,17% vào năm 2000 và 6,98% vào năm 2006 (bảng 2.1.3).

Nhìn chung, tỉ phần đất ruộng lúa, màu giảm, trong khi diện tích các loại đất trồng cây ăn trái, đất thổ cư có gia tăng.

Diện tích đất đai của các hộ nông dân vùng đang đô thị hóa đều giảm, nhưng không phải tất cả các hộ đều bị biến động mà có hộ có, có hộ không. Ta có thể theo dõi tình hình qua bảng 2.1.4: Bng 2.1.4: Tình hình biến động đất đai của hộ (% trên tổng số hộ theo từng địa bàn) Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Tình trạng N C% N C% N C% N C% Không thay đổi 60 60% 75 75% 71 71% 206 68,67% Có thêm 6 6% 12 12% 7 7% 25 8,33% Có bớt 40 40% 17 17% 26 26% 83 27,67%

Số hộ chưa bị biến động đất đai còn khá lớn, chiếm 68,67%, trong khi số hộ bị biến động chỉ là 31,33%. Số hộ có giảm diện tích đất là 27,67%. Xem xét tình hình biến động đất đai ta thấy có 3,66% số hộ khảo sát chỉ thuần mua hoặc nhận thêm đất đai. Trong khi đó, có đến 23% số hộ chỉ giảm diện tích đất mà không mua hay nhận thêm. Cạnh đó, có một số ít hộ (4,67%) vừa bị giảm đất nhưng cũng có mua hay nhận thêm một phần đất nào đó (bảng 2.1.5). Bng 2.1.5: Tình hình biến động đất đai của hộ(theo địa bàn) Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Tình trạng N C% N C% N C% N C% Không thay đổi 60 60% 75 75% 71 71% 206 68,67% Có thêm diện tích đất 6 6% 12 12% 7 7% 25 8,33% Có giảm diện tích đất 40 40% 17 17% 26 26% 83 27,67% Chỉ tăng thêm diện tích đất, không bị giảm 0 0% 7 7% 4% 4 11 3,66% Chỉ giảm diện tích đất, không có mua hoặc nhận thêm 34 34% 12 12% 23 23% 69 23% Có tăng, có giảm 6 6% 5 5% 3% 3 14 4,67%

2.2 Lý do st gim din tích đất ca các h nông dân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm diện tích đất đai của hộ nông dân ở khu vực khảo sát: Bng 2.1.6: Lý do sụt giảm diện tích đất (theo địa bàn; % trên số hộ có giảm diện tích đất) Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Lý do giảm N C% N C% N C% N C% Tự sang nhượng 17 42,5% 5 29,41% 5 19,23% 22 26,51%

Chia cho người thân 11 27,5% 2 11,76% 5 19,23% 18 21,69% Nhà nước thu hồi có đền bù 19 47,5% 10 58,82% 18 69,23% 47 56,63% Nhà nước thu hồi không có đền bù 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Có hai dạng lý do chính đưa đến hiện tượng sụt giảm điện tích đất của các hộ nông dân. Dạng thứ nhất là do nông dân chủ động sang nhương hay chia đất cho con cái, người thân. Trường hợp này chiếm 26,51% và 21,69% trong số các hộđược khảo sát.

Trường hợp sụt giảm đất không do từ phía người dân. Người dân hoàn toàn bị động trong quá trình thay đổi việc sử dụng đất đai đó. Bảng 2.1.6 cho thấy vào thời điểm nghiên cứu, Nhà nước thu hồi đất đai là nguyên nhân chính ở cả ba địa bàn khảo sát, chiếm đến 56,63% tổng số các hộ có giảm diện tích đất.

Trong giai đoạn này, tức là giai đoạn khởi đầu của hiện tượng đô thị hóa tại TP. Cần Thơ, thì việc chủ động sang nhượng chưa chiếm tỉ lệ quan trọng trong sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, có thể trong tương lai, khi tốc độ đô thị hóa ở Cần Thơ tăng lên, xuất hiện nhiều dự án chỉnh trang cải tạo đô thị, nhiều khu công nghiệp hơn trong chương trình công nghiệp hóa, thành phố sẽ thu hút nhiều dân nhập cư, đồng thời dân nội thành cũng sẽ giãn ra ngoại thành, thì khi ấy, sự sang nhượng chủđộng sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)