Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 76 - 81)

II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP

2.Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm

Quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân (bảng 2.2.6) mặc dù có sự hỗ trợ của các tổ chức liên quan cũng như sự tham gia của cơ chế dân gian tự tạo việc làm, nhưng nhìn chung vẫn còn có nhiều rào cản, vướng mắc làm cho quá trình này gặp nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi nghề nghiệp luôn gặp phải những khó khăn. Những khó khăn này không chỉ làm cho bản thân người chuyển đổi khó tiếp cận với nghề mới mà còn báo trước tình trạng kéo dài đến những thế hệ sau đó. Sự chuyển đổi trong cơ cấu việc làm được thể hiện qua việc “giải mã” những khó khăn trong quá trình chuyển đổi và “đo” độ dài của những khó khăn đó.

Bng 2.2.6: Chuyển đổi trong cơ cấu việc làm của người dân từ năm 2000 - 2006 Địa bàn Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Việc làm chính 2000 2006 2000 2006 2000 2006 2000 2006 Phi nông 25.9% 31.0% 30.0% 39.7% 41.1% 43.9% 32.0% 37.9% Nông 34.6% 28.4% 24.5% 17.1% 12.1% 8.3% 24.3% 18.5% Đang học 20.2% 18.1% 19.6% 18.1% 22.9% 18.9% 20.8% 18.3% Khác 11.6% 14.2% 13.2% 15.3% 10.7% 14.7% 11.9% 14.7% Nội trợ 5.3% 6.2% 8.2% 7.5% 9.8% 10.1% 7.7% 7.8% Thất nghiệp 1.6% 2.1% 3.1% 2.4% 2.6% 4.2% 2.4% 2.8% Chưa về làm dâu/rể .8% 1.3% .7% .9% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 2.1 Nhng khó khăn trong chuyn đổi hin ti

Quá trình chuyên đổi nghề nghiệp của người dân trong vùng đang đô thị hóa có những khó khăn nhất định vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nhóm nghiên cứu đã xét những khó khăn này theo địa bàn cư trú và theo nhóm hộ gia đình để xem những khó khăn này có sự khác nhau thế nào giữa các đối tượng theo phân loại trên.

2.1.1 Theo địa bàn

Kết quả điều tra định lượng cho thấy có đến 44,33% số hộ trả lời có gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, số không gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi là 13,67%. Những hộ còn lại không chuyển đổi nghề nghiệp (42,0%) hoặc không có khó khăn trong quá trình chuyển đổi (13,67%). Khó khăn lớn nhất mà người dân gặp phải là trình độ học vấn thấp (30%). Ngoài ra còn có một số khó khăn khác như tâm lý ngại chuyển đổi nghề (11,33%), đào tạo nghề mới tốn nhiều chi phí (11,33%), ít cơ sở giới thiệu việc làm (9,67%), thu hồi đất quá nhanh không kịp trở bộ (7,33%)… Đặc biệt là khó khăn do thiếu vốn chuyển đổi lại ít người gặp phải (4,67%)

(bảng 2.2.7).

Bng 2.2.7: Những khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp (theo địa bàn)

Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Các khó khăn lớn

N C % N C % N C % N C %

Học vấn thấp 36 36.00% 28 28.00% 26 26.00% 90 30.00% Không gặp khó khăn nào 10 10.00% 16 16.00% 15 15.00% 41 13.67%

Tốn tiền nhiều cho đào tạo 17 17.00% 11 11.00% 6 6.00% 34 11.33% Thành viên ngại chuyển nghề 15 15.00% 12 12.00% 7 7.00% 34 11.33% Ít cơ sở giới thiệu việc làm 16 16.00% 8 8.00% 5 5.00% 29 9.67% Thu hồi đất quá nhanh, trở bộ

không kịp 11 11.00% 8 8.00% 3 3.00% 22 7.33% Không gần cơ sởđào tạo nghề 14 14.00% 5 5.00% 2 2.00% 21 7.00% Thiếu vốn chuyển nghề 5 5.00% 5 5.00% 4 4.00% 14 4.67% Tuổi cao, sức yếu 1 1.00% 3 3.00% 5 5.00% 9 3.00% Chưa cần chuyển nghề 37 37.00% 43 43.00% 46 46.00% 126 42.00% Tổng 100 100.0% 100 100.0% 100 100.0% 300 100.0%

Tại ba địa bàn khảo sát, những khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ học vấn thấp, tiếp theo việc đào tạo lại nghề quá tốn kém và sau đó là tâm lý ngại chuyển đổi. Phường Phú Thứ1

là địa bàn có nhiều khó khăn nhất. Tất cả các khó khăn đều có tỉ lệ rất cao ở địa bàn mới bắt đầu đô thị hóa này. Đó là trình độ học vấn, chi phí cho trung tâm đào tạo cao, tâm lý ngại chuyển nghề, thiếu trung tâm giới thiệu việc làm, xa cơ sởđào tạo nghề. Qua các tỉ lệấy, ta có thể hình dung được sự chuyển đổi nghềđầy trắc trở và nặng nềở Phú Thứ.

1

2.1.2 Theo nhóm hộ

Những khó khăn trên phân bố khác nhau giữa các nhóm hộ. Các hộ gia đình thuộc nhóm thuần nông gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.

Trong 300 hộ gia đình khảo sát thì có 43 hộ thuộc diện thuần nông, 217 hộ thuần phi nông và 40 hộ thuộc diện hỗn hợp. Nhóm hộ thuần nông có tỉ lệ chuyển đổi nghề nghiệp cao nhất. Nhìn vào hàng 10 của biểu đồ 2.2.2, ta thấy tỉ lệ chưa cần đổi nghề của nhóm thuần nông là thấp nhất, 32,6%, như thế có nghĩa là có đến 67,42% số hộ cần chuyển đổi. Trong khi đó tỉ lệ số hộ cần chuyển đổi ở nhóm hộ phi nông và hỗn hợp lần lượt là 50,33% và 63,33%.

Biu đồ 2.2.2: So sánh các khó khăn của các nhóm hộ khi chuyển đổi nghề (%)

Ở nhóm hộ thuần nông, khó khăn do trình độ học vấn thấp chiếm tỉ lệ cao hơn hai nhóm hộ còn lại (38,20% so với 24,50% và 31,7%) (bảng 2.2.8).

Bng 2.2.8: Những khó khăn trong chuyển đổi nghề(theo nhóm hộ) Nhóm hộ thuần nông Nhóm hộ phi nông Nhóm hộ hỗn hợp Các khó khăn lớn C% C% C% 1. Học vấn thấp 38.2% 24.5% 31.7% 2. Thành viên ngại chuyển nghề 16.8% 6.0% 16.7% 3. Không gặp khó khăn nào 11.2% 14.6% 15.0%

4. Tốn tiền nhiều cho đào tạo 15.7% 8.0% 13.3% 5. Thu hồi đất nhanh, trở bộ không kịp 10.1% 4.6% 10.0%

6. Ít cơ sở giới thiệu việc làm 14.6% 7.3% 8.3% 7. Thiếu vốn chuyển nghề 4.5% 4.0% 6.7% 8. Không gần cơ sởđào tạo nghề 14.6% 4.0% 3.3% 9. Tuổi cao, sức yếu 3.4% 4.0% 0.00% 10. Chưa cần chuyển nghề 32.6% 49.7% 36.7% Một khó khăn khác rất đặc trưng là đất sản xuất bị giảm sút, thu hẹp hoặc mất đi đáng kể trong cơn lốc của đô thị hóa, khiến họ không kịp trở tay. Khó khăn này ở hai nhóm hộ thuần nông và hỗn hợp đều cao hơn nhóm hộ phi nông (10,1% và 10% so với 4,6%).

Một điều đáng lưu ý là các hộ gia đình có nhu cầu chuyển đổi nghề nhưng lại ngại chuyển đổi chiếm tỉ lệ khá cao (11,33% - bảng 2.2.7), trong đó tập trung vào nhóm hộ thuần nông và hỗn hợp (trên 16%). Điều này cho thấy tâm lý ngại thay đổi của những người dân vùng đang đô thị hóa là khá phổ biến hoặc họ chưa sẵn sàng để thay đổi nghề nghiệp hiện tại. Họ vẫn bám trụ với nghề nông mặc dù thu nhập từ nghề này ngày càng bấp bênh.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm hộ thuần phi nông chưa có nhu cầu chuyển đổi nghề cao hơn hai nhóm hộ còn lại (49,7% so với 36,7% của nhóm hỗn hợp và 32,6% của nhóm thuần nông). Điều này cho thấy việc làm phi nông mang tính ổn định và được nhiều người chấp nhận hơn so với những công việc còn lại. Hơn nữa, những người thuộc nhóm hộ thuần phi nông ít bị tác động của quá trình đô thị hóa, còn hai nhóm hộ còn lại vốn có liên quan nhiều đến sản xuất nông nghiệp thì lại chịu tác động mạnh hơn. Đô thị hóa tác động trước tiên và mạnh nhất đến sản xuất nông nghiệp làm cho cuộc sống của nông dân có nhiều thay đổi.

2.2 Nhng khó khăn trong chuyn đổi vic làm nhìn t góc độ thi gian

Trong các địa bàn khảo sát, số lượng các hộ gia đình có chuyển đổi nghề nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao. Trong số 300 hộ gia đình được hỏi thì có đến 126 hộ gia đình có chuyển đổi nghề nghiệp của các thành viên trong hộ, tỉ lệđến 42%. Tỉ lệ này cho thấy,

quá trình đô thị hóa đã có tác động rất lớn đến đời sống các hộ gia đình sống trên địa bàn.

Để đo độ dài về những khó khăn chuyển đổi nghề nghiệp, nhóm nghiên cứu căn cứ vào cảm nhận của người tại chỗ về thời gian mà gia đình họ bị bất ổn bởi đô thị hóa và đến thế hệ nào thì bản thân họ cũng như những thế hệ sau đó sẽ vượt qua được những khó khăn trên. Những hộ gia đình có chuyển đổi nghề nghiệp đã cho những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

2.2.1 Theo địa bàn

Ở các địa bàn khảo sát, số người được hỏi cho rằng thế hệ con của họ còn gặp khó khăn chiếm tỉ lệ cao nhất (38,1%), tiếp đến là chính bản thân họ cảm thấy khó khăn (31%) và thấp hơn là đời cháu (7,9%) [bảng 2.2.9]. Số hộ gia đình không gặp khó khăn chiếm 23% trong tổng số gia đình khảo sát.

Bng 2.2.9: Đo thời gian của quá trình trăn trở (theo địa bàn)

Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Đời con, cháu còn

khó chuyển đổi N C % N C % N C % N C % 1. Đời các con còn khó 25 54.3% 12 26.7% 11 31.4% 48 38.1% 2. Chỉđời chúng tôi khó 9 19.6% 18 40.0% 12 34.3% 39 31.0% 3. Không thấy khó 9 19.6% 12 26.7% 8 22.9% 29 23.0% 4. Đời các cháu còn khó 3 6.5% 3 6.7% 4 11.4% 10 7.9% Tổng 46 100.0% 45 100.0% 35 100.0% 126 100.0%

Đi sâu vào từng địa bàn thì kết quả khảo sát không giống nhau. Ở An Bình và Phước Thới, tỉ lệ hộ gia đình cho rằng chỉ có đời họ gặp khó khăn cao hơn địa bàn còn lại là Phú Thứ (34,3% và 40% so với 19,6%). Người dân ở Phú Thứ cho rằng những khó khăn này còn kéo dài đến đời con - cháu họ nhiều hơn ở hai địa bàn An Bình và Phước Thới (60,8% so với 43,8% và 33,4%1). Sự chênh lệch này cho thấy, ở An Bình và Phước Thới, đô thị hóa diễn ra sớm hơn Phú Thứ, đời sống của người dân đã dần đi vào quỹđạo chung, những khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người dân đã qua và họ không còn cho là chúng sẽ kéo dài lâu nữa. Còn người dân ở Phú Thứ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi nên những khó khăn sẽ tiếp tục níu kéo, đến đời con cháu.

2.2.2 Theo nhóm hộ

Độ dài của những khó khăn trong chuyển đổi việc không có sự khác biệt giữa ba nhóm hộ thuần nông, phi nông và hỗn hợp. Tất cả các nhóm hộ gia đình đều có cùng nhận định như nhau. Xem xét kỹ, ta thấy thứ tự từ cao đến thấp của các độ dài của ba

1

nhóm hộ là đồng nhất, đều cho rằng khó khăn 1/ Sẽ còn kéo dài nhiều hơn đến đời con của họ, 2/ Chỉđời họ, 3/ Không thấy khó và 4/ Đời cháu còn khó (bảng 2.2.10).

Bng 2.2.10: Độ dài của những khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp Nhóm hộ

Thuần nông

Nhóm hộ Thuần phi nông

Nhóm hộ

Hỗn hợp Tổng Đời con, cháu

còn khó chuyển đổi N C % N C % N C % N C % 1. Đời các con còn khó 16 40.0% 20 36.4% 12 38.7% 48 38.1% 2. Chỉđời chúng tôi khó 13 32.5% 15 27.3% 11 35.5% 39 31.0% 3. Không thấy khó 10 25.0% 13 23.6% 6 19.4% 29 23.0% 4. Đời các cháu còn khó 1 2.5% 7 12.7% 2 6.5% 10 7.9% Tổng 40 100.0% 55 100.0% 31 100.0% 126 100.0%

Một điểm đáng lưu ý là nhóm hộ thuần nông lại ít gặp khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp hơn hai nhóm hộ còn lại. Kết quả khảo sát cho thấy có 25% số hộ thuần nông không gặp khó khăn khi chuyển đổi nghề, trong khi đó tỉ lệ này của nhóm hộ thuần phi nông và hỗn hợp lần lượt là 23,6% và 19,4%. Mức chênh lệch không cao nhưng cũng cho thấy việc chuyển từ nghề nông sang những nghề phi nông dễ hơn là từ nghề phi nông này sang nghề phi nông khác.

Như vậy, quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động trong vùng đang đô thị hóa có những khó khăn nhất định. Những khó khăn này xuất phát từ các yếu tố của chính bản thân họ (học vấn thấp, lớn tuổi, thiếu vốn), hoặc đến từ bên ngoài (thiếu các chính sách hỗ trợ, tác động của đô thị hóa). Kết quả khảo sát cho thấy những khó khăn chủ quan chiếm tỉ lệ cao hơn so với khách quan. Do vậy, để người lao động có được nghề nghiệp thích hợp trong môi trường đô thị hóa, trước tiên cần nâng cao yếu tố chủ quan mà quan trọng là trình độ học vấn của người lao động. Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả của các tổ chức hỗ trợ nghề nghiệp cho người lao động, trong đó hai yếu tố cơ bản là dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 76 - 81)