III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
7. Đời sống xã hội người dân tái định cư
7.1 Cơ sở văn hóa y tế giáo dục
Hầu hết những hộ dân tái định cư gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh và con em họ gặp khó khăn trong việc ổn định nơi học hành. Các khu đất dành cho tái định cưđều không gần trường học nên đối với những gia đình có con đang đi học đã gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.3.25: Ảnh hưởng của việc thay đổi chỗởđối với với việc học Phương án tái định cư
Khu dân cư Nền đất Tổng Quay về học trường cũ N C % N C % N C % Không 12 24,00% 12 24,00% 24 24,00% Có 23 46,00% 24 48,00% 47 47,00% Không có người đi học 15 30,00% 14 28,00% 29 29,00% Tổng 50 100% 50 100% 100 100%
Có đến 47% số em ởđộ tuổi đi học trong các gia đình tái định phải tiếp tục học tại trường học cũ, thường thì rất xa nơi ở mới. Nhiều gia đình đã phải mất nhiều thời gian để đưa đón con đi học tại nơi ở cũ. Việc không chuyển đến trường học gần nơi ở mới có nhiều nguyên nhân:
- Tại nơi ở mới chưa có trường học. Hầu như tại các khu tái định cưđều không có trường học cho các cấp.
- Việc chuyển hồ sơ từ trường này sang trường khác gặp nhiều khó khăn nhất là thời điểm vào giữa năm học.
- Chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất tại những trường gần nơi ở mới chưa làm phụ huynh yên tâm (bảng 2.3.26).
Trong ba nguyên nhân trên thì nguyên nhân nơi ở mới không có trường học được xem là quan trọng nhất.
Bảng 2.3.26: Đánh giá về cơ sở vật chất trường học tại nơi ở mới Phương án tái định cư
Khu dân cư Nền đất Tổng Cơ sở vật chất trường học mới N C % N C % N C % Tốt 1 16,67% 3 37,50% 4 28,57% Khá 5 83,33% 5 62,50% 10 71,43% Tổng 6 100% 8 10% 14 100% Riêng những em tiếp tục học tại nơi ở mới, bước đầu cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Điều này được thể hiện qua suy nghĩ của phụ huynh về việc học của con em mình tại nơi học mới: 53,85% lo lắng học phí cao, 38,46% bạn bè xấu rủ rê, 7,69% chất lượng kém và 15,38% lý do khác (bảng 2.3.27).
Bảng 2.3.27: Những lo lắng về trường học tại nơi ở mới Phương án tái định cư
Khu dân cư Nền đất Tổng Gia đình lo lắng N C % N C % N C % Học phí cao 5 83,33% 2 28,57% 7 53,85% Bạn bè xấu rủrê 1 16,67% 4 57,14% 5 38,46% Khác 1 16,67% 1 14,29% 2 15,38% Chất lượng kém 0 0,00% 1 14,29% 1 7,69%
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân có phần thuận lợi hơn. Cơ sở y tế nằm không quá xa, đa số người dân được tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh. Tuy nhiên mức độ hài lòng, đáp ứng chỉở ngưỡng tương đối. Kết quả khảo sát là như nhau: 37% số hộ trả lời có gặp khó khăn và không gặp khó khăn cũng là 37% (bảng 2.3.28).
Bảng 2.3.28: Khó khăn nhất trong việc chữa bệnh tại nơi ở mới Địa bàn
Phú Thứ Phước Thới Tổng Khó khăn nhất
trong việc chữa
bệnh hiện nay N C % N C % N C %
Có 17 34,00% 20 40,00% 37 37,00%
Không 21 42,00% 16 32,00% 37 37,00%
Không biết 12 24,00% 14 28,00% 26 26,00%
Tổng 50 100% 50 100% 100 100%
Những khó khăn về khám, chữa bệnh xoay quanh các yếu tố: không đủđiều kiện thiết bị (56,76%), thiếu đội ngũ y, bác sỹ giỏi (51,35%) và lý do khác (13,51%) (bảng 2.3.29). Bảng 2.3.29: Khó khăn nhất trong việc chữa bệnh tại nơi ở mới Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Khó khăn nhất
trong việc chữa bệnh
hiện nay N C % N C % N C %
Không đủđiều kiện thiết bị 12 70,59% 9 45,00% 21 56,76% Thiếu đội ngũ y, bác sỹ giỏi 7 41,18% 12 60,00% 19 51,35%
Khác 1 5,88% 4 20,00% 5 13,51%
Bên cạnh sự khó khăn, thiếu thốn về trường học, trạm xá là vấn đề vui chơi, giải trí cho cộng đồng tại nơi ở tái định cư không được quan tâm đầy đủ. Nơi ở mới không có khu vui chơi, giải trí (82,54%) và tất nhiên người dân phải tìm đến những nơi khác
cách xa nơi mình ở mỗi khi có nhu cầu (15,87%) (bảng 2.3.30). Đây là khâu bị lơ là nhiều nhất.
Bảng 2.3.30: Những khó khăn trong việc sinh hoạt vui chơi, giải trí
Phương án tái định cư
Khu dân cư Nền đất Tổng Khó khăn trong sinh
hoạt vui chơi, giải trí
N C % N C % N C %
Đi lại xa 0 0,00% 10 21,74% 10 15,87%
Không có khu giải trí 16 94,12% 36 78,26% 52 82,54%
Khác 2 11,76% 0 0,00% 2 3,17%