Nguyên nhân của việc theo được chương trình tái định cư

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 132)

III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

3. Nguyên nhân của việc theo được chương trình tái định cư

Theo quan niệm của phương Đông “sống có nhà chết có mả”, “một lần dọn nhà bằng ba lần cháy nhà” nên ngôi nhà khi sống là một điều rất quan trọng đối với mọi người. Khi cần phải di dời khỏi nơi ở cũ thì điều mà người dân tái định cư quan tâm nhất là tìm cho mình một nơi ở khác ổn định. Vì vậy đối với các hộ tái định cư có đến hơn ¾ số hộ được hỏi (79/100) luôn có nhu cầu tìm hiểu về chỗở nơi tái định cư mới của dự án.

Nguyện vọng có được chỗ ởổn định phải trải qua một quá trình dài, nhất là đối với người tái định cư, mới có thể trở thành hiện thực được. Và đó là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố tổng hợp thì người dân bị di dời mới có khả năng theo được chương trình tái định cư.

3.1 Cách tuyên truyn, ph biến thông tin v chương trình tái định cư

Việc tham gia của người dân và sự chuyển tải thông tin về chương trình giải tỏa tái định cư là một trong những nguyên tắc của việc thực hiện chương trình này. Chính quyền địa phương các cấp đã có sự hỗ trợ đối với người dân bị giải tỏa, di dời. Các thông tin về phương án tái định cư, phương thức đền bù của dự án đã được cán bộ dự án kết hợp với cán bộ chính quyền địa phương phổ biến đến người dân bị giải tỏa di dời. Thống kê cho thấy có 36% người dân tái định cư theo chương trình đã biết nhiều và 43% cũng biết một ít thông tin về nơi tái định cư họ sẽđến.

Bng 2.3.5: Có biết trước chỗ tái định cư của dự án Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Có biết trước chỗ ở tái định cư của dự án N C % N C % N C % Có nhiều 15 30,00% 21 42,00% 36 36,00% Biết ít 24 48,00% 19 38,00% 43 43,00% Không biết 11 22,00% 10 20,00% 21 21,00% Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Bảng trên cho thấy tỉ lệ người dân tái định cư theo chương trình có biết trước về nơi tái định cư chiếm phần đa số, dù mức độ được thông tin không như nhau. Những thông tin về nơi tái định cư của dự án mà họ biết được chủ yếu là từ các cuộc họp do chính quyền tổ chức, 91,14% (bảng 2.3.6).

Bng 2.3.6: Biết về chỗ tái định cư Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Biết về chỗ ở tái định cư qua N C % N C % N C % Họp khu vực 33 84,62% 39 97,5% 72 91,14% Người quen 6 15,38% 4 10,00% 10 12,66% Báo chí 2 5,13% 9 22,5% 11 13,92% Khác 3 7,69% 0 0,00% 3 3,80%

Không những biết về nơi sẽ tái định cư, người dân còn được dự án giải thích rõ ràng về phương án tái định cư của dự án. Số người có biết (biết nhiều, biết ít) lên đến 93% (bảng 2.3.7).

Bng 2.3.7: Dự án có giải thích rõ ràng về phương án tái định cư của dự án

Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Có giải thích về phương án tái định N C % N C % N C % Nhiều 26 52,00% 25 50,00% 51 51,00% Ít 24 48,00% 18 36,00% 42 42,00% Không 0 0,00% 7 14,00% 7 7,00% Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Những con số trên cho thấy chính quyền địa phương cũng như các bên liên quan đã có nhiều hoạt động tích cực để thông tin về tái định cư đến được với người dân. Cách tuyên truyền, phổ biến thông tin rất quan trọng trong việc giải thích các chủ

trương chính sách của thành phố, của ban quản lý dự án đến người dân để tránh sự hiểu lầm, để người dân có định hướng trong quyết định lựa chọn tái định cư.

Tuy nhiên vẫn còn khoảng 21% (bảng 2.3.5) người dân tái định cư không biết trước về nơi ở mới của dự án. Tỉ lệ này là quá cao, không đúng với chủ trương công khai, dân chủ của Nhà nước. Có thể có những trường hợp người dân thụ động, không muốn tìm hiểu hoặc không đủ khả năng tiếp thu, nhưng dù sao, việc tranh thủ sựđồng thuận của người dân là cần thiết cho sự thành công của một dự án di dời tái định cư. Tỉ lệ người nắm bắt thông tin càng cao thì những rắc rối không lường trước sẽ càng nhỏ hơn và ngược lại.

Tuy thế, dường như những nguyện vọng của người dân chưa được lắng nghe. Chỉ có 13,79% dân tái định cư cho rằng những nguyện vọng của họđược thực hiện, còn đa số cho rằng những nguyện vọng ấy ít được thực hiện (bảng 2.3.8).

Bng 2.3.8: Ý kiến đóng góp có được dự án thực hiện hay không Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Ý kiến đóng góp có được dự án thực hiện N C % N C % N C % Nhiều 3 21,43% 1 6,67% 4 13,79% Ít 5 35,71% 10 66,67% 15 51,72% Không 6 42,86% 4 26,67% 10 34,48% Tổng 14 100% 15 100% 29 100% 3.2 Tin đền bù tha đáng

Số tiền đền bù, mức độ bồi thường như thế nào là vấn đề nhức nhối cho các bên có liên quan. Đó là tình trạng phía các dự án muốn đền bù thấp, phía chính quyền muốn đẩy nhanh dự án, ổn định dân chúng, phía dân bị di dời giải tỏa hoang mang giữa các mức bồi thường. Trong “ván cờ” cân não này, dường như người dân đã có rút được một số kinh nghiệm ở nơi khác và mức độ đòi hỏi của họ ngày càng cao, cao theo giá đất tăng cao mỗi ngày.

Một điều đáng chú ý trong vấn đềđền bù là chỉ khi nào giá đền bù mà người dân cho là thỏa đáng thì cuộc tái định cư mới có cơ may hình thành. Nếu không, việc bán đi, nhượng lại sẽ diễn ra, người nông dân cũng sẽ trắng tay, không nhà, không cơ ngơi.

Bng 2.3.9: Mức độ hài lòng về mức tiền bồi thường Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Hài lòng về mức

tiền bồi thường của dự án

N C % N C % N C %

Có 32 64,00% 33 66,00% 65 65,00%

Không 18 36,00% 17 34,00% 35 35,00%

Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Bảng 2.3.9 cho ta thấy đa số người dân hài lòng về mức độ bồi thường. Đây là một việc không phổ biến, nếu không nói là “hiếm hoi”.

3.3 Th tc d dàng

Dân chúng, nhất là người nông thôn, thường ngại đến chỗ “cửa công”. Bất đắc dĩ lắm họ mới lui tới “chốn” ấy. Việc thủ tục giao nhận dễ dàng nhà ở tái định cư cũng góp phần vào việc đưa người dân vào với chương trình tái định cư. Trong chương trình tái định cư tại hai khu khảo sát, người dân hầu như không gặp khó khăn nào trong khâu làm thủ tục nhận nhà hay nhận nền đất (bảng 2.3.10).

Bng 2.3.10: Thủ tực giao nhận nhà, nền nhà Phương án tái định cư

Khu dân cư Nền đất Tổng Thủ tục giấy tờ giao nhận nhà, nền đất có khó khăn N C % N C % N C % Có 3 6,00% 0 0,00% 3 3,00% Không 47 94,00% 50 100% 97 97,00% Tổng 50 100% 50 100% 100 100% 4. Những khó khăn, những lo ngại của chính người bị di dời Việc di dời khỏi một nơi ởđã ổn định hằng bao đời là một vấn đề rất quan trọng vì nó không những ảnh hưởng đến việc tìm kiếm một nơi ở mới phù hợp mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt như thu nhập, việc làm, môi trường quan hệ xã hội, tâm lý… Thêm vào đó, thị trường đất đai có nhiều biến động, có khi đất đai có giá trị cao hơn giá trị thật nhiều lần khiến những người dân có thu nhập thấp bị giải tỏa lại càng không có cơ hội mua nhà đểở. Tâm lý của người dân cũng rất lo sợ khi phải tự mình tìm một nơi ở mới.

Khi rơi vào hoàn cảnh phải di dời theo chương trình tái định cư, các hộđã phải trải qua nhiều trăn trở, lo âu. Những lo ngại ấy, nhóm nghiên cứu đo được thể hiện qua bảng 2.3.11:

Bng 2.3.11:Lo ngại lớn nhất khi chọn theo chương trình tái định cư Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Lo ngại lớn nhất N C % N C % N C % Tiền đền bù ít 32 66,67% 34 72,34% 66 69,47% Mất công ăn việc làm 30 62,50% 21 44,68% 51 53,68% Không đủ diện tích (vì gia đình đông người) 18 37,50% 15 31,91% 33 34,74% Y tế, giáo dục không thuận tiện 14 29,17% 17 36,17% 31 32,63% Khu tái định cư không có các dịch vụ tốt 13 27,08% 13 27,66% 26 27,37% Thủ tục giao nhận khu tái định cư khó khăn 9 18,75% 2 4,26% 11 11,58% Chưa có khu tái định cư 6 12,50% 3 6,38% 9 9,47%

Khu tái định cư quá xa 3 6,25% 2 4,26% 5 5,26%

Khác 5 10,42% 3 6,38% 8 8,42%

Điều người dân lo ngại nhất là điều gì? Đấy là tiền đền bù thấp, nếu thấp thì không đủ mua căn hộ tái định cư. Lo ngại thứ hai là mất việc làm do chuyển chỗở, do không còn ruộng đất. Lo ngại thứ ba là diện tích nhà mới sẽ chật hẹp so với nơi ở cũ.

Khi nào những lo ngại ấy được giải tỏa thì hành trình đến khu tái định cư mới rộng mở. Việc hỗ trợ cho người dân đến với tái định cư, giải quyết những lo ngại mà họ quan tâm là nội dung mà các chương trình di dời tái định cư cần xem xét để điều chỉnh chính sách, chủ trương, tiến đến sựđồng thuận với cư dân.

5. Vấn đề việc làm của người dân tái định cư

5.1 Vic làm trước và sau gii ta

Tái định cư là quá trình tất yếu của những chỉnh trang đô thị. Bản thân nó phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh mới. Trong đó nổi cộm lên vấn đề việc làm, một vấn đề quan trọng, chi phối, ảnh hưởng xuyên suốt đến suy nghĩ, nếp sống cũng như những đắn đo, lo toan đã đè nặng lên đôi vai của người dân tái định cư. Nhiều vấn đề đã được đặt ra và cần phải giải quyết trong đó quan trọng nhất là việc làm.

Bng 2.3.12: Việc làm trước và sau giải tỏa

Việc làm trước giải tỏa Việc làm sau giải tỏa Việc làm

N C % N C %

Không đi làm 49 9.9% 120 24.2%

Nhân viên công ty, xí nghiệp 37 7.5% 64 12.9%

Tiểu thương, buôn bán lớn 11 2.2% 16 3.2%

Buôn bán nhỏ, lềđường 14 2.8% 48 9.7%

Lao động tự do 34 6.9% 49 9.9%

Nhân viên hành chính công 3 .6% 5 1.0%

Nông nghiệp 156 31.5% 52 10.5%

Đang đi học 128 25.9% 87 17.6%

Khác 63 12.7% 54 10.9%

Tổng 495 100.0% 495 100.0%

Theo kết quả thống kê ở trên (bảng 2.3.12), việc làm trước và sau giải tỏa có sự phân hóa rõ nét. Chúng ta nhận thấy, trước đền bù giải tỏa có đến gần 1/3 số lao động là nông nghiệp (31,5%) và sau giải tỏa (hiện nay), con số này đã giảm xuống đáng kể, chỉ còn 10,5%. Đây là một kết quả tất yếu của việc di dời tái định cư cộng đồng có cư dân là nông dân.

Biu đồ 2.3.2: So sánh việc làm của người dân trước và sau tái định cư

Nhìn vào biểu đồ 2.3.2, ta thấy sự phân hóa ấy thể hiện hai khuynh hướng tăng lên và giảm xuống. Khuynh hướng tăng lên là các trường hợp thất nghiệp, nhân viên công ty-xí nghiệp, lao động tự do, bán lềđường và khuynh hướng đi xuống là đi học.

Ngay trước khi chưa giải tỏa, số người thất nghiệp vốn đã rất cao, 49 người, tỉ lệ là 9,9% trên tổng dân số tái định cư. Sau tái định cư, số người thất nghhiệp tăng lên đáng báo động, 120 người, tỉ lệ là 24,2%. Như vậy, chỉ sau vài năm trước và sau giải tỏa, tỉ lệ thất nghiệp đã tăng hơn gấp đôi. Bảng 2.3.13 về việc làm của 120 người thất

nghiệp vào năm 2006 cho ta thấy tường tận con đường đi đến cảnh thất nghiệp của những người này.

Bng 2.3.13: Việc làm trước khi giải tỏa của 120 người thất nghiệp sau giải tỏa (2006)

Việc làm N C%

Nông nghiệp 45 37.5%

Thất nghiệp 37 30.8%

Nhân viên công ty, xí nghiệp 9 7.5%

Lao động tự do 9 7.5% Đang đi học 8 6.7% Khác 7 5.8% Tiểu thương, buôn bán lớn 3 2.5% Buôn bán nhỏ, lềđường 2 1.7% Tổng 120 100.0%

Trong số 120 người này, chiếm đa số vốn trước đây làm nông nghiệp (45 người), tỉ lệ 37,5% trên tổng số người thất nghiệp. Tiếp theo đó là những người vốn trước đây đã thất nghiệp, có 37 người. Có người vốn trước đây là nhân viên hay công nhân, là lao động tự do, buôn bán nhỏ, buôn bán lớn. Điều đáng chú ý là vẫn có những người trước đây vốn còn đi học, thì sau tái định cư lại tham gia vào hàng ngũ những người thất nghiệp. Như vậy, bóng mây thất nghiệp đã không chừa một ai mà trong đó đáng kể nhất là những người nông dân.

Cuộc điều tra định tính của chúng tôi trên địa bàn này cũng ghi nhận được tình trạng này. Số người không có việc làm tỏ ra khá đông. Họ loanh quanh trong khu tái định cư, tỏ ra thanh thản, nhàn hạ. Có người xoay ra bán nước vỉa hè. Rất nhiều “quán” bán nước ngọt, nước dừa cùng tồn tại trên một đoạn vỉa hè ngắn và cùng đều rất ế khách. Có thể tình trạng kinh tế gia đình của họ chưa đến hồi báo động, họ vẫn còn tiền để chi tiêu, thậm chí có người có rất nhiều tiền tiết kiệm ở ngân hàng, nhưng tình trạng không việc làm kéo dài sẽ đưa đến sự bất ổn trong xã hội, không tích cực cho sự phát triển kinh tế.

Giải thích cho hiện tượng thất nghiệp gia tăng, trước tiên, đó là một phần lao động nông nghiệp trước đây sau khi mất đất, đã gia nhập vào hàng ngũ này. Họ vốn có trình độ học vấn thấp, chưa kịp qua đào tạo nghề. Một lý do nữa là những người vốn trước đây làm việc tại khu vực phi chính thức thì không tìm được việc làm mới ở nơi ở mới. Kết quả điều tra cho thấy có gần 70% người trả lời cho rằng chỗ mới khó tìm việc. Chúng ta cũng biết rằng việc làm thuộc khu vực phi chính thức rất bấp bênh và rất dễ biến mất khi điều kiện xã hội có một sự thay đổi nào đó. Tại nơi ở mới, họ bị

mất nơi buôn bán, không có cơ hội để chuyển đổi nghề, hoặc nơi ở mới không phù hợp với nghề cũ là những nguyên nhân trực tiếp khiến người dân tái định cư gặp khó khăn trong việc tái tạo công việc làm mới.

Bức tranh về việc làm của người dân sau tái định cư càng ảm đạm hơn với việc gia tăng những việc làm bấp bênh như lao động tự do (6,9% trước tái định cư và 9,9% sau tái định cư), bán ở lềđường (2,8% – 9,7%) và nhất là khuynh hướng đi xuống của việc đi học (25,9% – 17,6%).

Trong bức tranh việc làm của người dân tái định cư, dù sao, vẫn ánh lên một chiều hướng tích cực là số người có việc làm tại các xí nghiệp, công ty tăng lên, 7,5% – 12,90%, tỉ lệ này dù không cao nhưng dù sao vẫn phản ánh được xu hướng công nghiệp hóa các việc làm tại vùng đang đô thị hóa (bảng 2.3.12).

5.2 nh hưởng ca tái định cưđến vic làm sau gii ta

Tái định cư không những có tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm của người dân trong quá trình chuyển đổi mà còn ảnh hưởng đến ngay chính việc làm sau khi tái định cư. Trả lời cho câu hỏi: “Thay đổi chỗở có ảnh hưởng đến việc làm hay không?”, chúng tôi nhận được tỉ lệ 57% trả lời là có ảnh hưởng và 43% trả lời là không ảnh hưởng. Ảnh hưởng tái định cư lên việc làm sau giải tỏa bao trùm lên phần lớn các thành viên trong hộ(bảng 2.3.14 và 2.3.15). Bng 2.3.14: Ảnh hưởng của việc thay đổi chỗởđến việc làm Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Thay đổi chỗ ở ảnh hưởng đến việc làm N C % N C % N C % Có 33 66,00% 24 48,00% 57 57,00% Không 17 34,00% 26 52,00% 43 43,00% Tổng 50 100% 50 100% 100 100%

Bng 2.3.15: Ảnh hưởng đến việc làm sau giải tỏa (theo địa bàn)

Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Ảnh hưởng

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 132)