III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4. Khuyến nghị thứ tư: Có chính sách và cơ chế nâng đỡ nông nghiệp chất lượng cao
lượng cao
Dù là có sự sụt giảm nghiêm trọng về diện tích đất nông nghiệp, nhưng phần còn lại của hoạt động nông nghiệp lại có một sựđột phá về chất lượng, theo hướng “thà ít mà tốt”. Cần dùng tổng lực để xây dựng một chương trình thống nhất có tên là
“Hướng tới nông nghiệp chất lượng cao” mà chế độ làm việc chủ yếu với bà con nông dân trong vùng được thể hiện dưới ít nhất năm dạng: 1/Thông tin, 2/Tư vấn kỹ thuật và tư vấn thị trường, 3/Khuyến nông, 4/Định hướng tín dụng và đầu tư, 5/Đào luyện nông dân trẻ hiện đại. Chấm dứt cách làm việc tùy tiện, như đưa ra các khuyến cáo mà không hề chịu trách nhiệm khi tai biến xảy ra do chính các khuyến cáo đó hoặc giữa các tổ chức thì việc ai người nấy biết, còn nông dân thì cứ làm được đến đâu hay đến đó.
Mục đích chính của chương trình này là trả lời cho người nông dân hai câu hỏi: Chúng tôi có làm nông nghiệp chất lượng cao nổi không?” và “Có đầu ra an toàn cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của chúng tôi hay không?”.
Mục đích chính của chương trình này là trả lời cho người nông dân hai câu hỏi: Chúng tôi có làm nông nghiệp chất lượng cao nổi không?” và “Có đầu ra an toàn cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của chúng tôi hay không?”. thấy mỗi loại hộ lại chịu các khía cạnh và mức độ tác động khác nhau của đô thị hóa. Sự tiến hóa của mỗi loại hộ cũng đòi hỏi một sự nâng đỡ khác nhau từ các giới quản lý. Và sự cống hiến của mỗi loại hộ cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội và phát triển con người cũng có những giá trị riêng, không hoàn toàn giống nhau.
1
Chúng tôi đề nghị việc phân loại các nhóm hộ này chủ yếu dựa trên phần thu nhập ưu thế trong tổng thu nhập của hộ gia đình cư dân. Như vậy thì ba nhóm hộ này sống đan xen nhau trong cộng đồng chứ không hiển hiện nhưđường ranh giới giữa các xóm ấp, phố phường.