III. TÁI ĐỊNH CƯ VÀ CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
7. Đời sống xã hội người dân tái định cư
7.3 Về tính bền vững của cuộc sống người dân tái định cư
Với số tiền đền bù, việc ưu tiên đối với người dân tái định cư là mua căn hộ tái định cư, hoặc nền đất để sau đó cất nhà2, tỉ lệ cho việc này là 98%. Đây là một việc làm gần như bắt buộc và là cũng là nỗi ưu tư của họ từ khi biết mình nằm trong diện giải tỏa.
Tuy nhiên, ta hãy chú ý đến việc tiêu xài của người dân (bảng 2.3.34). Tiền tốn vào việc tiêu xài, tỉ lệ 61%, chỉ đứng sau việc mua nhà ở mới, đứng trước cả việc tạo việc làm mới (31%) và chia cho con cái. Con số này là một cảnh báo cho chúng ta về ứng xử của người dân đối với số tiền quá lớn mà trước đây họ chưa có được và chưa có kinh nghiệm sử dụng. Một sự khôn ngoan lo cho tương lai bền vững không thể hiện rõ nét ởđây. Bảng 2.3.34: Sử dụng tiền đền bù nhiều nhất vào việc Địa bàn Phú Thứ Phước Thới Tổng Tiền đền bù sử dụng chủ yếu vào N C % N C % N C % Mua nơi ở mới 50 100% 48 96,00% 98 98,00% Tiêu xài 33 66,00% 28 56,00% 61 61,00% Tạo việc làm mới 20 40,00% 11 22,00% 31 31,00%
Chia cho con cái 12 24,00% 9 18,00% 21 21,00%
Trả nợ 12 24,00% 9 18,00% 21 21,00%
Khác 4 8,00% 9 18,00% 13 13,00%
Khu dân cư với các dãy nhà liên kế là mẫu hình cư trú hiện đại của một thành phố công nghiệp. Nhưng đằng sau những nếp nhà khang trang chứa đựng nhiều vấn đề bất ổn. Vấn đề nổi bật nhất là việc làm của cư dân. Trừ một số người có việc làm ổn
1
Htttp://w.w.w.nhadattphcm.gov.vn/dknd/forum/topic.asp?TOPIC _ID=2716
2
Tái định cưởđịa bàn khảo sát mẫu theo hai phương án: tái định cư bằng căn hộ - là những ngôi nhà liên kế, một trệt một lầu (Phú Thư) và tái định cư theo cơ chế nền đất đổi lấy nền đất (Phước Thới).
định vì có trình độ học vấn khá cao, hoặc có tay nghề, thì đa số còn lại hoặc tham gia vào khu vực phi chính thức, hoặc thất nghiệp.
Điều đáng nói chính quyền địa phương không giúp gì nhiều trong việc tái lập và ổn định cuộc sống cho người dân bước đầu hội nhập cuộc sống mới. Trước câu hỏi về sự giúp đỡ của xã/phường tại nơi ở mới có đến 86% không được giới thiệu việc làm, gần 53% số hộ không được giúp làm thủ tục giấy tờ nhanh, gọn và 60% không tạo điều kiện sinh hoạt, họp tổ, khu phố(bảng 2.3.35).
Bảng 2.3.35: Sự giúp đỡ của xã/phường tại nơi ở mới Có giúp Không giúp Tổng Xã/phường nơi ở mới có giúp đỡ
N R % N R % N R %
Làm thủ tục giấy tờ nhanh, gọn 47 47,00% 53 53,00% 100 100% Giới thiệu nhiều công việc mới 14 14,00% 86 86,00% 100 100% Tạo điều kiện sinh hoạt, họp tổ và
khu phố 40 10,00% 60 60,00% 100 100%
Khác 3 3,00% 91 91,00% 100 100%
Có đến 86% cho rằng chính quyền nơi ở mới không giúp giới thiệu cho họ công việc làm ăn mới. Phát biểu này phù hợp với kết quả nêu ở bảng 2.3.15 về tỉ lệ 87,27% số người trong độ tuổi lao động bị mất việc làm sau khi chuyển đến khu tái định cư.
Chất lượng nhà ở tại khu tái định cư khá tốt tuy nhiên khi cần sự giúp đỡ của Ban quản lý dự án thì người dân lại gặp rất nhiều khó khăn. Có đến 60% người dân ở khu tái định cư than phiền rằng Ban quản lý dự án đã không những giúp đỡ gì cho họ trong việc sửa chữa những hư hỏng mà đôi khi lại gây thêm phiền phức cho người dân (6%)
(bảng 2.3.36).
Bảng 2.3.36: Sự giúp đỡ của Ban quản lý khu dân cư trong việc ổn định cuộc sống
Có giúp Không giúp phiền phức Gây thêm Tổng Ban quản lý khu
dân cư đã giúp đỡ
N R % N R % N R % N R %
Về thủ tục, giấy tờ 53 53,00% 41 41,00% 6 6,00% 100 100% Sửa chữa hư hỏng 34 34,00% 60 60,00% 6 6,00% 100 100% Vấn đề khác 8 8,00% 92 92,00% 0 0,00% 100 100%
Người dân tái định cư không nhận được sự giúp đỡ về thủ tục, giấy tờ (41%) đó cũng lý do tại sao có đến 67% số hộ hiện nay vẫn chưa có giấy chủ quyền nhà đất.
Tuy nhiên tình trạng này không được các cấp chính quyền xem xét đến trong khi việc có chủ quyền nhà và có hộ khẩu là vấn đề quan trọng trong việc ổn định chỗở của người dân.
Không có giấy tờ nhà khiến họ càng khó khăn hơn trong việc thế chấp ngân hàng vay mượn vốn liếng làm ăn cũng nhưảnh hưởng khá nhiều đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, hay các chếđộ trợ cấp xã hội khác.
Cũng chính vì vậy nên một số hộ dân sau khi vào ở chung cư vài tháng đã tìm cách bán nhà tìm nơi ở mới. Đối với người dân ai cũng có mong ước là sẽđược sở hữu một căn nhà, xem ngôi nhà như một vật để truyền lại cho con cháu giữ gìn. Thực trạng này cũng nói lên phần nào tại sao 20% số hộ trả lời rằng dự định sẽ không ởđây lâu dài (bảng 2.3.37).
Bảng 2.3.37: Dựđịnh ở lâu dài hay không của các hộ gia đình Phương án tái định cư
Khu dân cư Nền đất Tổng Dự định ở lâu dài
N C % N C % N C %
Có 36 72,00% 44 88,00% 80 80,00%
Không 14 28,00% 6 12,00% 20 20,00%
Tổng 50 100% 50 100% 100 100%
Thực trạng chung vềđời sống xã hội của người dân hậu tái định cư cho thấy các khu tái định cư hiện đang tồn tại nhiều cái “không”: không có việc làm, không nhà trẻ, không nhà văn hóa, không khu vui chơi giải trí… Đó là hệ quả và sự nỗ lực của một thời gian dài triển khai công tác di dời, giải tỏa chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất là đồng thuận được giá bồi hoàn. Sau khi đạt được mục tiêu này rồi, cả phía chính quyền, nhà đầu tư, ban quản lý dự án và những người trong cuộc mới nhận ra rằng vì không định hướng từ trước, nên những điều kiện tối thiểu cho đời sống hậu tái định cư không đạt, nơi tái định cư không có chất lượng sống tốt. Kết quả là cộng đồng dân tái định cư trở thành nhóm “dân cư yếu thế”, “dân cư bị bỏ rơi” hoặc “tạm thời bị bỏ rơi” và cuộc sống hậu tái định cư vốn đã khó khăn nay lại khó khăn hơn.
Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng tái định cư tốt có thể ngăn chặn được tình trạng bần cùng hóa của những người bị ảnh hưởng và có thể giảm bớt sự nghèo khó của họ bằng việc xây dựng khả năng có thể duy trì được phương thức kiếm sống của họ. Tái định cư cũng có thể coi là cơ hội để người dân thay đổi cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là khả năng khôi phục lại kinh tế hộ gia đình, là khả năng ổn định cuộc sống sau khi tái định cư.
So với những tiêu chí mà Ngân hàng Thế giới đúc kết được qua nhiều kinh nghiệm tiến hành tái định cư trên thế giới thì hầu hết chương trình tái định cư tại TP. Cần Thơ đều có trải nghiệm. Đã có những cuộc đối thoại thật sự giữa chính quyền và người dân mà qua đó, số tiền đền bù đã đạt được sự thỏa thuận (tương đối) giữa hai bên và công cuộc di dời tái định cư mới được thực hiện. Những chi phí trong cuộc di dời cũng được tiến hành tốt đẹp. Cơ sở hạ tầng và nhà ở khu tái định cưđem đến cho người dân điều kiện vật chất văn minh hơn trước đây. Tuy nhiên, nếu rà soát kỹ hơn các kinh nghiệm của thế giới, ta thấy cuộc tái định cư của chúng ta vẫn thiếu cái “hậu”. Trong 10 bước tổ chức quản lý tiến trình di dời, ta “hụt hơi” ở các bước thứ 8, thứ 9 và thứ 101 là – Hỗ trợổn định cuộc sống: có kế hoạch hỗ trợ cho dân ổn định cuộc sống sau khi họ di dời, nhất là trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, thu nhập; – Hoạt động và bảo trì: xem xét sự hoạt động của khu tái định cư và có kế hoạch bảo trì khu ấy; – Giám sát và đánh giá: tất cả công việc đều phải được giám sát chặt chẽ và có đánh giá. Công cuộc tái định cư của TP. Cần Thơ còn những bước nữa để tiến tới sự hoàn thiện, đem đến cho người dân tái định cư cuộc sống “ít nhất là bằng như trước di dời”.
1
CHƯƠNG BA
NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TRONG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ SẴN SÀNG ĐI SÂU VÀO TIẾN TRÌNH