Biến đổi văn hóa qua vai trò người chủ gia đình trong hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 161 - 163)

I. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

3. Biến đổi văn hóa qua vai trò người chủ gia đình trong hoạt động sản xuất

Trong xã hội truyền thống, với hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, người chủ gia đình có vai trò quan trọng không những trong các sinh hoạt văn hóa (lễ lộc, cúng kiến gia đình, giáo dục con cháu…), giao tiếp xã hội mà còn cả trong hoạt động kinh tế, sản xuất của gia đình. Vai trò này đã hình thành do người chủ gia đình, thường là người cha hay ông, cũng là người đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Việc sản xuất thường quy tụ toàn bộ lực lượng lao động của gia đình. Mỗi thành viên sẽ tham gia vào việc sản xuất tùy khả năng, sức lực. Người già, người có sức khỏe dồi dào, phụ nữ và cả trẻ con đều đảm nhận một phần việc trong hoạt động chung đó. Chủ gia đình là người nắm giữ vai trò chỉ huy trong hoạt động sản xuất, trồng trọt của gia đình, có vai trò quan trọng trong việc quyết định giống cây trồng, lịch canh tác và phân

bố lao động cho các công việc. Việc này củng cố thêm vai trò và quyền lực của người chủ gia đình ở nông thôn.

Trong môi trường đô thị hiện nay, ta thấy có sự khác biệt với tình hình trên. Vai trò điều khiển việc sản xuất của các thành viên trong hộ gia đình có chiều hướng thoát khỏi tầm kiểm soát của chủ hộ và cả khuôn khổ gia đình. Điểm chủ yếu do việc sản xuất của gia đình đã thay đổi, sản xuất nông nghiệp không còn. Cả gia đình không còn tập trung vào một hoạt động sản xuất nữa mà nghề nghiệp, việc làm của các thành viên có thể rất khác nhau: người làm công nhân, người làm việc văn phòng hay làm nghề tự do… Người chủ gia đình, không thể điều khiển hoạt động mưu sinh của mọi thành viên nữa. Hoạt động sản xuất của các thành viên trong gia đình bây giờ tùy thuộc sự điều khiển của các công ty, cơ quan, chủ sản xuất…, nơi những người này làm việc. Vì thế vai trò của người chủ gia đình trong hoạt động kinh tế, sản xuất của gia đình đô thị không còn nhưở gia đình nông thôn truyền thống.

Tại một khu vực, tiến trình đô thị hóa cũng là tiến trình biến đổi của văn hóa gia đình ở nơi này. Xem xét vai trò của người chủ gia đình trong hoạt động sản xuất sẽ giúp ta phần nào đánh giá được sự biến đổi ở một khía cạnh của văn hóa gia đình.

Tại vùng đang đô thị hóa của TP. Cần Thơ, chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau: Từ năm 2000 đến năm 2006, số hộ gia đình mà chủ hộ có phân công lao động cho các thành viên đã giảm từ 67% xuống còn 59,3% (bảng 3.1.8). Sự sụt giảm này khá nhanh chóng và sẽ tiếp tục khi mức độđô thị hóa các khu vực này tăng lên. Trong khi đó số hộ có người do công ty, nhà sử dụng, giao việc cho người lao động đã tăng từ 46,3% lên 59,3% (bảng 3.1.9).

Bng 3.1.8: Chủ hộ phân công lao động hàng ngày cho các thành viên trong gia đình

Năm 2000 Năm 2006 Chủ hộ phân công lao động

N C% N C%

Số hộ mà chủ hộ phân công lao động 201 67% 178 59,3%

Số hộ mà chủ hộ không phân công lao động 99 33% 122 40,7%

Tổng 300 100% 300 100%

Bng 3.1.9: Cty/nhà sử dụng lao động phân công việc hàng ngày cho người lao động

Năm 2000 Năm 2006 Cty/nhà sử dụng phân công lao động

N C% N C% Số hộ có người do công ty/người thuê phân công lao động 139 46,3% 178 59,3% Số hộ không có công ty/người thuê phân công lao động 161 53,7% 122 40,7%

Nếu phân tích kỹ hơn, ta thấy có sự sai biệt trong từng nhóm hộ phân theo hoạt động chính của gia đình.

Vào năm 2000, sự phân công lao động của chủ hộ đối với các thành viên trong gia đình là rất phổ biến. Tỉ lệ này chiếm 95,3% ở nhóm hộ thuần nông và 59,9% ở nhóm hộ phi nông. Đến năm 2006 vai trò chỉ huy công việc của chủ hộ sụt giảm khi hộ gia đình dần tách khỏi hoạt động nông nghiệp (sự phân công của chủ hộ ở hộ nông nghiệp 88,4%; hộ hỗn hợp 67,5% và hộ phi nông 52,1%) (bảng 3.1.10). Vai trò và sự phân công lao động của chủ hộ lu mờ dần do tình trạng rời bỏ nông nghiệp để chuyển sang các hoạt động phi nông trong các hộ gia đình ở các vùng khảo sát. Rõ ràng, vai trò ra quyết định của chủ hộ giảm sút rất nhiều trong quá trình đô thị hóa vừa qua.

Bng 3.1.10: Chủ hộ phân công lao động hàng ngày cho các thành viên trong gia đình

(theo nhóm hộ - 2006) Hộ nông nghiệp Hộ hỗn hợp Hộ phi nông nghiệp 2000 2006 2000 2006 2000 2006

Chủ hộ phân công lao động

C% C% C% C% C% C%

Số hộ mà chủ hộ phân công lao động 95,3% 88,4% 75% 67,5% 59,9% 52,1% Số hộ mà chủ hộ không phân công lao động 4,7% 11,6% 25% 32,5% 40,1% 47,9%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Đi đôi với xu hướng sụt giảm vai trò của chủ hộ trong hoạt động kinh tế của gia đình, ta thấy sự di chuyển vai trò đó sang các người lãnh đạo các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh…, nơi làm việc của các lao động trong gia đình qua bảng phân tích sau (bảng 3.1.11):

Bng 3.1.11: Cty/nhà sử dụng lao động phân công việc hàng ngày cho người lao động

(theo nhóm hộ - 2006)

Hộ nông nghiệp Hộ hỗn hợp Hộ phi nông nghiệp

2000 2006 2000 2006 2000 2006

Cty/nhà sử dụng phân công lao động

C% C% C% C% C% C% Số hộ có người do công ty/ người thuê

phân công lao động 16,3% 11,6% 37,5% 57,5% 53,9% 66,8% Số hộ không có người do công ty/

người thuê phân công lao động 83,7% 88,4% 62,5% 42,5% 46,1% 33,2%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)