I. CHUYỂN BIẾN TRONG QUI MÔ VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG ĐANG
3. Đô thị hóa và vị trí của nghề nông trong hoàn cảnh mới
3.5 Khuynh hướng sử dụng tiền đền bù, sang nhượng cho các hoạt động đa dạng
dạng trong bối cảnh đô thị hóa
Những hộ nông dân có nhận tiền đền bù hay có tiền do bán đất đã sử dụng số tiền nàychủ yếu vào các việc theo thứ tự: sửa-xây nhà, cho con đi học, mua sắm vật liệu đắt tiền, chia cho con cái, gửi tiết kiệm, đầu tư trồng trọt, đầu tư chăn nuôi, mua ruộng- vườn, chi tiêu-trả nợ, đầu tư buôn bán dịch vụ, làm nhà cho thuê, đào tạo nghề, đầu tư chăn nuôi (bảng 2.1.10).
Bảng 2.1.10: Việc sử dụng tiền đền bù/sang nhượng
(% trên số hộ có tiền đền bù, sang nhượng và sắp xếp của số hộ sử dụng theo thứ tự từ cao đến thấp)
Tỉ lệ chung (%) Tỉ lệưu tiên hai khoản chi lớn nhất(%) Các dạng sử dụng tiền đền bù, sang nhượng N (1) C % (2) N (3) C % (4) Sửa nhà, cất nhà 47 58,75% 41 51,25% Con đi học 31 38,75% 13 16,25% Mua sắm vật đắt tiền 25 31,25% 14 17,50% Chia cho con cái 24 30,00% 19 23,75%
Gửi tiết kiệm 16 20,00% 9 11,25% Đầu tư trồng trọt 14 17,50% 8 10,00% Mua ruộng, vườn 12 15,00% 11 13,75% Chi tiêu, trả nợ 8 10,00% 8 10,00% Đầu tư buôn bán, dịch vụ 8 10,00% 3 3,75% Làm nhà cho thuê 7 8,75% 3 3,75% Đào tạo nghề 7 8,75% 0 0,00% Đầu tư chăn nuôi tôm, cá 6 7,50% 4 5,00%
Xét về số lượng người, ta thấy ở vùng đang đô thị hóa có nhiều người sử dụng tiền đền bù hay bán đất vào việc xây cất lại nhà cửa (58,75%). Điều này được thể hiện rõ nét tại các địa bàn khảo sát. Tại đây ta gặp khá nhiều ngôi nhà mới xây cất, rất khang trang của các hộ nông dân. Nếu tính cả số chi dùng cho việc mua sắm những tài sản đắt tiền (31,25%) thì tỉ lệ chi tiêu cho những món phục vụ cho tiện nghi cuộc sống trước mắt càng chiếm tỉ lệ quan trọng hơn nữa.
Tuy thế, khuynh hướng tiếp tục đầu tư cho hoạt động nông nghiệp còn rõ nét tại vùng này. Nhìn vào cột (2), ta thấy có đến 17,5% số hộ khảo sát đã đầu tư cho việc trồng trọt, 7,5% số hộ đầu tư cho việc chăn nuôi; đầu tư vào việc mua ruộng vườn chiếm 15% số hộ khảo sát. Nếu cộng chung lại cả ba hoạt động nông nghiệp này thì ta thấy tỉ lệ người dân tiếp tục tham gia vào các hoạt động nông nghiệp là khá cao, 40%. Điều cần lưu ý là ở Cần Thơ, nhiều hộ mua ruộng vườn vì muốn tiếp tục làm nghề nông, thường họ mua đất ở xa vùng đang đô thị hóa vì giá đất rẻ.
Cần ghi nhận ởđây là trong các hộđược khảo sát, không có hộ nào quan tâm đến việc đầu tư cho hoạt động sản xuất công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp. Đó có thể là vì nhiều nghề tiểu thủ công của người nông dân vùng ven đang đi dần vào con đường chấm dứt hoạt động. Còn đầu tư vào hoạt động công nghiệp, tiểu công nghiệp thì vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kinh doanh của người nông dân.
Nếu xem xét kỹ hơn, ta thấy ở TP. Cần Thơ có 8,75% số hộ có sử dụng một số tiền cho việc đào tạo nghề (cột 2), nhưng món tiền này không chiếm vị trí quan trọng trong lượng tiền mà họ bỏ ra để chi tiêu (cột 4). Như thế, sự chi tiêu này vừa nhỏ về số tiền, vừa nhỏ về tỉ lệ hộ có chi dùng.
Biểu đồ 2.1.2 cho thấy tỉ lệ ưu tiên các khoản chi trong việc sử dụng tiền đền bù, sang nhượng.
Xét về mức độ ưu tiên trong chi tiêu thì thứ tự trên có sự thay đổi. Ưu tiên chi tiêu cao nhất vẫn là việc sửa chữa hay xây cất nhà mới, nhưng các chi tiêu khác đã có sự hoán chuyển vị trí. Tiếp sau việc sửa chữa, xây nhà là chia cho con cái, sau đó mới đến mua sắm vật dụng đắt tiền, rồi đầu tư cho con đi học…
Một cuộc nghiên cứu về sử dụng tiền đền bù giải tỏa của cư dân đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh cho phép chúng tôi có điều kiện so sánh việc chi tiêu của cư dân hai thành phố, thể hiện ở biểu đồ so sánh như sau (biểu đồ 2.1.3).
Biểu đồ 2.1.3: Tỉ lệưu tiên các khoản chi lớn của người vùng đang đô thị hóa ở hai TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh (%)
Ta thấy cư dân vùng đang đô thị hóa của cả hai thành phố đều để khoản tiền lớn nhất cho việc xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa. Đấy là ưu tiên hàng đầu của họ. Ưu tiên tiếp theo của hai thành phố là chia cho con cái. Việc chia cho con thật sự là một tập quán của người Việt và được sự hậu thuẫn của pháp luật. Việc để tiền cho con ăn học cũng là mối bận tâm của họ. Điều đáng chú ý là cả người TP. Hồ Chí Minh cũng như người TP. Cần Thơđều không chú trọng đến việc học nghề. Như vậy chi tiêu của người dân ở hai thành phố gặp nhau ở những việc nêu trên. Tuy nhiên, ta thấy người TP. Hồ Chí Minh chi tiền cho mục sửa chữa, cất nhà mạnh tay hơn người TP. Cần Thơ. Bên cạnh đó, người TP. Hồ Chí Minh cũng mạnh tay hơn trong việc chi xài, trả nợ.
Một điểm đáng ghi nhận là cư dân vùng đang đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh đầu tư nhiều vào việc xây nhà trọ hơn là cư dân TP. Cần Thơ. Nhu cầu nhà trọ cho công nhân ngoại tỉnh của TP. Hồ Chí Minh rất cao, và người vùng đang đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh qua các đợt đô thị hóa của những vùng đi trước cũng đã nắm được những kinh nghiệm thành công hay thất bại của những trường hợp trước.
Nhìn chung, chi tiêu của người TP. Cần Thơ có vẻ “cẩn thận” hơn người TP. Hồ Chí Minh, họ mua sắm ít hơn, và nhất là gửi tiền vào quỹ tiết kiệm nhiều hơn. Những chỉ dẫn, những lời khuyên của chính quyền địa phương và có thể là kinh nghiệm từ
những hoàn cảnh của người dân TP. Hồ Chí Minh đã có tác động giúp người TP. Cần Thơ tránh được những việc “vung tay quá trán”.