Trung tâm giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 92 - 93)

II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP

4. Về các tổ chức giúp đỡ người dân chuyển đổi việc làm

4.2 Trung tâm giới thiệu việc làm

Cùng với các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm là chiếc cầu nối quan trọng để đưa người lao động đến với các công ty, xí nghiệp. Tuy nhiên, ở Cần Thơ hiện có rất ít trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động độc lập. Phần lớn các trung tâm là do chính quyền địa phương tổ chức theo kiểu “kiêm nhiệm” và hoạt động theo một

“thời khóa biểu” nhất định. Hiện nay trên địa bàn thành phố chỉ có 3 trung tâm hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động.

Năng lực giới thiệu việc làm của 3 trung tâm này theo đánh giá của các cơ quan chủ quản là tương đối lớn. Mỗi năm đã góp phần giới thiệu việc làm cho nhiều lao động tìm được việc làm trong năm. Qua bảng số liệu dưới đây có thể cho thấy số lao động được giải quyết việc làm tương đối cao (bảng 2.2.19).

Bng 2.2.19: Kết quả giải quyết việc làm ở TP. Cần Thơ qua các năm Tỉnh Cần Thơ TP. Cần Thơ Kết quả việc làm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số lao động được giải quyết việc làm (người) 28.262 30.500 34.200 40.342 28.227 30.790 Tỉ lệ thất nghiệp (%) 7,16 6,82 5,78 5,15 4,45 4,2 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Cần Thơ

Tuy kết quả giải quyết việc làm khá lớn nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao (năm 2006 là 4,2%). Đây là điều rất đáng lo ngại bởi tỉ lệ thất nghiệp có thể sẽ còn gia tăng khi quá trình đô thị hóa tiếp diễn.

Trên ba địa bàn mà nhóm nghiên cứu khảo sát, hiện chưa có các trung tâm giới thiệu việc làm. Ở phường Phú Thứ, chính quyền địa phương tổ chức định kỳ mỗi năm 1 lần “sàn giao dịch việc làm” nhằm tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm việc làm thích hợp. Tại đây, mỗi năm có khoảng vài trăm lao động tìm được việc làm mới. Đây là một mô hình mới hình thành và bước đầu phát huy vai trò làm cầu nối cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này chưa có quy mô lớn.

Tại hai phương còn lại, chưa có trung tâm giới thiệu việc làm, người dân cần việc làm có thể chủđộng đến đơn vị sử dụng lao động xin việc hoặc thông qua chính quyền địa phương nhờ giúp đỡ. Chính vì thế, trong số 300 hộ gia đình được khảo sát thì chỉ có 8 hộ nhận được sự giúp đỡ của trung tâm giới thiệu việc làm trong chuyển đổi việc làm.

Như vậy, theo đánh giá của người lao động thì các tổ chức cơ bản giúp chuyển đổi nghề nghiệp là dạy nghề và giới thiệu việc làm hoạt động chưa hiệu quả, chưa tham gia tích cực vào việc giúp người dân trong vùng đang đô thị hóa chuyển đổi nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)