Phát triển sống ười làm việc phi nông nghiệp: kết quả của sự thích ứng của cư

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 177 - 182)

I. TỔNG HỢP CÁC KHÁM PHÁ CHỦ YẾU

3. Phát triển sống ười làm việc phi nông nghiệp: kết quả của sự thích ứng của cư

nhanh

Các hộ gia đình trong vùng xoay trở tìm việc làm mới trong khung cảnh chung của môi trường đô thị hóa đang gia tăng là ruộng đất giảm mạnh, nghề nông sụt giảm nhưng đồng thời các cơ hội việc làm mới đa dạng hơn xuất hiện.

Trong vùng đang đô thị hóa, có thể thấy sự xuất hiện của các việc làm mới từ đơn giản nhất như xe ôm, phụ hồ, chuyên chở hàng hóa... đến các dịch vụ phức tạp hơn như sửa xe gắn máy, làm tóc... và các việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn như nhân viên văn phòng, kế toán,... và đặc biệt là công nhân xí nghiệp công nghiệp.

Cuộc điều tra trên địa bàn vùng đang đô thị hóa tại TP. Cần Thơ cho thấy tình hình việc làm chính của cư dân tại chỗ như sau:

Bng 4.2: Việc làm chính của các thành viên trong hộ

(% trên tổng số người chung kinh tế trong hộ)

Năm 2000 Năm 2006 Việc làm chính N C % N C % Chưa về làm dâu/rể 13 .9% Nông 333 24.3% 276 18.5% Phi nông 439 32.0% 566 37.9% Thất nghiệp 33 2.4% 42 2.8% Nội trợ 105 7.7% 117 7.8% Đang học 286 20.8% 274 18.3% Khác 163 11.9% 220 14.7% Tổng 1372 100.0% 1495 100.0%

Phân tích theo lứa tuổi, ta thấy những người trong độ tuổi từ 18 - 40 tuổi là nhóm hoạt động nhiều nhất trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm gần 61,1%, (tỉ lệ làm nông nghiệp là 15%). Tỉ lệ việc làm phi nông sụt giảm đáng kểở lứa tuổi từ 41 đến 60, chỉ còn 39,1% (tỉ lệ làm nông nghiệp là 38%). Điều đó cho thấy mức độ thích ứng với môi trường đô thị hóa của lớp người trên 40 tuổi thấp hơn lứa tuổi thanh niên. Ở lứa tuổi này, số người làm nghề phi nông cũng xấp xỉ con số người vẫn còn tiếp tục nghề nông.

Nếu xem xét theo địa bàn thì khu vực càng có mức độ đô thị hóa, tỉ phần người làm nghề phi nông càng cao (31% ở Phú Thứ, 39,7% ở Phước Thới và 43,9% ở An Bình vào năm 2006).

Tuy nhiên, điều cần quan tâm là một phần quan trọng lao động trong phi nông nghiệp đó làm các nghề không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao như buôn bán (23,5% vào năm 2006), lao động tự do (22,6%), dịch vụ (11,5%). Điều dễ thấy là việc làm của họ không ổn định.

Bng 4.3: Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2000 và 2006 Năm 2000 Năm 2006 Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Việc làm chính

phi nông nghiệp

C % C % C % C % C % C % C % C % Công nhân 10.2% 33.1% 14.2% 18.9% 9.6% 42.5% 12.5% 22.3% Viên chức 15.7% 9.6% 13.1% 12.8% 19.3% 9.0% 20.5% 16.1% Lao động tự do 37.8% 19.9% 17.6% 24.1% 34.3% 16.5% 19.0% 22.6% Dịch vụ 5.5% 7.4% 18.2% 11.2% 12.0% 7.5% 15.0% 11.5% Buôn bán 21.3% 26.5% 28.4% 25.7% 19.9% 22.5% 27.5% 23.5% Thợ thủ công 8.7% 3.7% 8.5% 7.1% 4.2% 1.5% 5.5% 3.7% Nghĩ vụ quân sự .8% .2% .6% .5% .4% Tổng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Một dấu ấn quan trọng về cơ cấu nghề nghiệp vùng đang đô thị hóa: đó là sự xuất hiện của một nhóm công nhân xí nghiệp công nghiệp xuất thân từ các hộ cư dân vùng ven, nơi tọa lạc các khu công nghiệp trên đất ruộng mà họ vừa nhượng lại.

Nhân vật mới này, thoát thai từ sự chuyển đổi, đã có một hình hài ngày càng đậm nét hơn trong quá trình đô thị hóa. Cuộc khảo sát của chúng tôi xác nhận đã có đến 83/300 hộ gia đình (27,7%) đang có thành viên đi làm công nhân.

Phân tích trên số lượng tuyệt đối (được khảo sát tại 300 hộ ở TP. Cần Thơ), thì qua 6 năm, số người làm công nhân đã tăng 1,52 lần. Vào năm 2006, trong số người làm những nghề phi nông nghiệp, tỉ lệ làm công nhân chiếm 22,3%. Tỉ lệ này đặc biệt cao ở Phước Thới, nơi nằm liền kề với Khu công nghiệp Trà Nóc (42,5%) và rất thấp ở Phú Thứ (9,6%).

Bng 4.4: Nghề nghiệp vào năm 2000 của người làm công nhân năm 2006 Nghề nghiệp vào năm 2000 Số lượng % (trên tổng số người làm công

nhân năm 2006) Nông 14 11,1% Phi nông 75 59,5% Trong đó: Công nhân 70 55,5% Thợ tự do 2 1,6% Buôn bán 1 0,8% Thợ thủ công 2 1,6% Nội trợ 3 2,4% Đang học 21 16,7% Thất nghiệp 7 5,6% Nghề khác 3 2,4%

Như thế, nhóm công nhân xí nghiệp công nghiệp này phần lớn đã là công nhân từ trước khi chuyển động đô thị hóa trở nên nhanh chóng ở Cần Thơ (55,5%). Tình hình này có được là nhờ khu công nghiệp Trà Nóc và một số xí nghiệp đã được thành lập ở ven TP. Cần Thơ và trong thành phố từ nhiều năm trước. Sự phát triển kỹ nghệ trong quá trình đô thị hóa của TP. Cần Thơ trong 6 năm qua đã làm gia tăng thêm 44,5% trong tổng số công nhân đó. Trong số này, một phần quan trọng là lớp thanh niên vừa rời ghế nhà trường vào làm việc ngay cho các nhà máy, xí nghiệp (chiếm 16,7%); số gốc là nông dân chuyển sang làm công nhân chỉ chiếm 11,1%. Trong vấn đề này, ta cũng cần xem xét tương quan giữa khả năng thu nhận nhân công của các nhà máy, xí nghiệp và số lượng lao động cần việc làm mới trong quá trình đô thị hóa. Khả năng thu nhận công nhân là hạn mức cho việc biến người nông dân hay lao động tự do… thành công nhân công nghiệp. Lẽ tất nhiên, bên cạnh đó còn có cả vấn đề khả năng đáp ứng về tay nghề của người lao động cho nhu cầu tuyển dụng. Sự không đồng bộ giữa phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển hoạt động công nghiệp với tốc độđô thị hóa là một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng số công nhân công nghiệp không phát triển nhiều mà thay vào đó là lao động phi nông nghiệp ở dạng thợ tự do, buôn bán nhỏ, làm dịch vụ nhỏ, tự phát…

Trong tiến trình gầy dựng nhóm công nhân công nghiệp này, các định chế dạy nghề và giới thiệu việc làm, vốn phát triển rất yếu ớt trong vùng, có vai trò mờ nhạt trong việc giúp người nông dân chuyển sang làm công nhân. Chính các xí nghiệp công nghiệp lại là định chế ít nhiều góp phần đào tạo tay nghề ban đầu cho số công nhân xuất thân từ vùng đang đô thị hóa nhanh, dù hiệu quả phần lớn chỉ có tính thực dụng “ăn liền”, thiếu hệ thống và ít tính bền vững. Mặc dầu vậy, 80% những người được phỏng vấn sâu xác nhận họ có tiến bộ về tay nghề sau một số năm sống đời công nhân công nghiệp.

Hai trở ngại lớn nhất cho sự hội nhập của những công nhân này vào đời sống công nghiệp và đô thị là cú sốc về cung cách làm việc trong nhà máy (kỷ luật xí nghiệp cũng như nhịp độ lao động) và mức lương. Đó cũng là lý do chủ yếu khiến một số công nhân lâm phải tình trạng “vào rồi lại ra”, hoặc nhảy cóc từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác để mong hóa giải hai điều trở ngại nói trên. Việc gắn bó với hoạt động công nghiệp như một nghề mới thực thụ, còn là một vấn đề cần được củng cố mạnh mẽ cho nhóm lao động gần gũi nhất với chất công nghiệp và đô thị này.

Mặc dù các chủ hộ gia đình chưa có định hướng đậm nét lắm cho vấn đề tiếp tục đưa con em vào trong xí nghiệp trong tương lai, song chúng tôi dự báo rằng tỷ trọng công nhân công nghiệp trong lao động phi nông nghiệp ở vùng đang đô thị hóa sẽ tiếp tục tăng lên đều đặn trong tương lai. Ít nhất có hai cơ sở cho dự báo này: Một là, tính tự phát trong quá trình tự tạo nghề sẽ dẫn tới một sự sàng lọc tất yếu, và một số lao động có việc làm tự tạo sẽ tìm đến đáp ứng mức cầu công nhân công nghiệp đang và sẽ tăng nhanh. Hai là trình độ học vấn trung bình đang tăng cao trong lớp con em thế hệđang lớn lên ở các hộ gia đình vùng đang đô thị hóa. Số nhân lực này sẽ khách quan tìm gặp và đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng (kèm đào tạo) tay nghề công nhân từ cấp trung bình đến cấp cao. Từ đó, có thể đưa ra giả thuyết rằng - với một sự giám sát và nâng đỡ sâu hơn từ phía gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước - hợp phần công nhân xuất thân từ nông nghiệp và các hộ cư dân nông thôn vùng ven khác rốt cuộc cũng có thể hội nhập được vào giai cấp công nhân của các thành phố lớn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo dự cảm của các chủ hộ trong vùng, cuộc trăn trở để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp này còn phải kéo dài đến đời con, thậm chí một số ít còn nghĩđến đời cháu của họ mới xong.

Số phận của các nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống trước cơn bão đô thị hóa là một chủ đề kinh tế học và xã hội học không dễ lý giải, song cực kỳ lý thú.

Từ cuộc nghiên cứu này, đã thấy hé ra những khả năng ban đầu cho việc chuyển các hoạt động nông nghiệp còn lại trong vùng (năm 2006, có 27,3% số hộ sống dựa vào nông nghiệp là chính hay một phần) theo hướng xây dựng nông nghiệp chất lượng cao.

Ở các hộ còn làm nghề nông, cuộc điều tra cho ta thấy nổi lên các xu hướng như “thay đổi cây trồng vật nuôi” (26,8% số hộ), “vận dụng kỹ thuật nông nghiệp mới” (15,03% số hộ) hoặc “chuyển sang trồng rau màu phục vụđô thị” (7,84% số hộ) (bảng 2.1.9). Những chỉ báo này có vẻ đi cùng chiều với kết quả thăm dò cho thấy có đến 64% các chủ hộ đồng ý với ý kiến được nêu ra là “Nếu gia đình còn giữ nghề nông, phải chuyển sang nghề nông chất lượng cao” (bảng 3.2.7). Một tỉ lệ hộ ngày càng đáng

kể chuyển sang trồng cây ăn trái chuyên canh, thậm chí còn liên kết với các cơ sở chế biến để nâng cao hiệu quả thị trường (như các hộ trồng cây sầu riêng hạt lép liên kết với các cơ sở bánh pía).

Chiều hướng quan tâm đến số phận nghề nông còn đậm nét hơn vì có nhiều hộở vùng đang đô thị hóa ven TP. Cần Thơ mua đất nông nghiệp ở vùng xa hơn để tiếp tục nghề nông. Nhưở trên chúng tôi đã phân tích, tỉ lệ dùng tiền có được do đền bù, sang nhượng đất để tái đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi ở Cần Thơ cao hơn hẳn ở TP. Hồ Chí Minh.

Trong khi nghề nông đang bị thu hẹp thì lại xuất hiện khuynh hướng chuyển mình theo quy luật hiện đại hóa, thì các nghề thủ công truyền thống trong vùng đang thực sự tàn tạ. Hoạt động thủ công không được tiếp sức từ các hướng đầu tư cũng như từ lực lượng lao động trẻ trong vùng, dù đa số chủ hộđều không có thái độ phũ phàng muốn vứt bỏ các tài khéo truyền thống đó. Khả năng tìm ra phương án mới cho nghề thủ công trong vùng còn phải tiếp tục được nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 177 - 182)