Vai trò của chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 95 - 96)

II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP

4. Về các tổ chức giúp đỡ người dân chuyển đổi việc làm

4.4 Vai trò của chính quyền địa phương

Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, nhất là giới trẻ không có tay nghề, bằng cấp đang là chủ trương của chính quyền địa phương tại những vùng đang đô thị hóa.

Hầu hết các lãnh đạo địa phương đều cho rằng chính quyền địa phương đang dành những ưu tiên cho những người dân chịu tác động của quá trình đô thị hóa từ việc đào tạo nghềđến bố trí việc làm cho họ. Các tổ chức quần chúng nhưĐoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… đều có những chương trình như cho người dân vay vốn, liên kết mở lớp đào tạo việc làm cho lao động chưa có tay nghề tại địa phương.

Trong ba địa bàn của TP. Cần Thơ thì ngoài phường An Bình, chính quyền địa phương ở hai địa bàn còn lại đều có chủ trương để giúp người dân tìm việc làm. Đặc thù của phường Phú Thứ và Phước Thới, nơi có các khu vực bị giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp và khu tái định cư. Chính vì vậy, nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở hai địa bàn này khá lớn. Chính quyền địa phương trước tiên tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động chưa có việc làm; tạo điều kiện cho lao động vào làm việc trong các công ty, xí nghiệp trên địa bàn; giúp vốn để người dân chuyển đổi sản xuất từ nông nghiệp trồng lúa sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm các nghề dịch vụ, buôn bán…

Theo đánh giá của cán bộ phường Phú Thứ, chính sách giúp dân tìm việc làm của phường đã mang lại nhiều kết quả. Chính sách này cùng với sàn giao dịch việc làm đã mang lại việc làm không những tại địa phương mà còn ở nước ngoài cho nhiều lao động trong phường. Tại phường Phước Thới, hầu hết các lao động trẻ chưa có tay nghề và việc làm đã được chính quyền giúp đỡ vào làm việc tại khu công nghiệp Trà Nóc. Tuy nhiên, theo nhiều người dân tại khu vực tái định cưở phường Phước Thới, những lao động lớn tuổi thường gặp khó khăn trong vấn đề xin việc ở các công ty, xí nghiệp. Trong 3 địa phương tại Cần Thơ thì phường An Bình không có chương trình tìm việc làm cho người dân trong phường. Theo lãnh đạo phường, thì người dân có khả năng tự chuyển đổi nghề nghiệp.

Nhìn một cách tổng quát, chính quyền địa phương tại những địa bàn đô thị hóa đã tham gia một cách tích cực vào việc chuyển đổi nghề nghiệp và tìm việc làm của người dân. Các chủ trương, chính sách, chương trình… của chính quyền địa phương phần nào giải quyết được nhu cầu về việc làm của người dân. Một khó khăn của chính quyền các địa phương là họ chưa có bộ phận chuyên trách lo việc giúp dân chuyển đổi nghề nghiệp nên việc giúp đỡ chỉ đáp ứng được một phần trong nhu cầu chuyển đổi của người dân.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)