Việc làm phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 67 - 76)

II. DÂN VÙNG VEN VÀ VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP

1.2Việc làm phi nông nghiệp

Đô thị hóa tuy làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp dẫn đến số lao động nông nghiệp ngày một ít đi, nhưng nhờ sự mở rộng hệ thống nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và các khu dân cư…, cũng mang đến cho người dân việc làm mới.

Chính vì vậy, người dân sống trong vùng đang đô thị hóa của TP. Cần Thơ có nhiều cơ hội để đến với những việc làm ngoài nghề nông. Ngoài việc làm công nhân, những việc làm mới là buôn bán, dịch vụ, lao động tự do. Vậy những việc làm mới do quá trình đô thị hóa mang lại là gì? Và cơ hội nó tạo ra cho những người dân trong vùng đang đô thị hóa đến đâu?

Bảng 2.2.2 và biểu đồ 2.2.1 sau đây cho thấy cơ cấu toàn cảnh việc làm phi nông nghiệp tại vùng đang đô thị hóa TP. Cần Thơ năm 2006:

Bng 2.2.2: Việc làm phi nông nghiệp năm 2006

Địa bàn

Phú Thứ Phước Thới An Bình

Tổng Việc làm chính

phi nông nghiệp năm 2006 N C % N C % N C % N C % Buôn bán 33 19.9% 45 22.5% 55 27.5% 133 23.5% Lao động tự do 57 34.3% 33 16.5% 38 19.0% 128 22.6% Công nhân 16 9.6% 85 42.5% 25 12.5% 126 22.3% Viên chức 32 19.3% 18 9.0% 41 20.5% 91 16.1% Dịch vụ 20 12.0% 15 7.5% 30 15.0% 65 11.5% Thợ thủ công 7 4.2% 3 1.5% 11 5.5% 21 3.7%

Biu đồ 2.2.1: Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2006

1.2.1 Công nhân

Có thể kể đến đầu tiên trong số những việc làm mới là việc làm công nhân. Việc làm công nhân chỉ xuất hiện khi có những nhà máy, xí nghiệp hình thành trên địa bàn. Nhu cầu về nguồn lao động làm việc trong các nhà máy xí nghiệp xuất hiện cần phải có nguồn cung ứng lao động. Và nguồn cung ứng đầu tiên và nhanh nhất chính là những lao động tại địa phương. Chính vì vậy, đối với những người lao động tại địa phương, nhất là đối với những người nông dân mất đất, hoặc đội ngũ lao động trẻ vừa rời ghế nhà trường, đây chính là cơ hội để họ có việc làm mới.

Đến với nhà máy, xí nghiệp, người lao động có thể làm nhiều việc khác nhau nhưng đều được gọi chung là việc làm công nhân. Đây là công việc hoàn toàn khác với công việc làm nông hoặc các nghề phi nông khác ngoài xã hội. Trong môi trường làm việc mới, người lao động phải tuân thủ kỉ luật của nơi làm việc với yêu cầu về lao động và việc làm rất cao. Chính vì vậy để trở thành người công nhân thật sự, người lao động phải trải qua một thử thách lớn trong môi trường làm việc mới.

1.2.2 Buôn bán (nhỏ)

Nghề buôn bán phát triển cùng với quá trình đô thị hóa. Tại những địa bàn khảo sát, số lượng hộ gia đình và người làm nghề buôn bán chiếm tỉ lệ khá lớn. Số lượng người làm buôn bán phân theo địa bàn được thể hiện trong bảng 2.2.3a.

Bng 2.2.3a: Số lao động làm nghề buôn bán theo địa bàn năm 2000 và 2006 2000 2006 Buôn bán N C % N C % Phú Thứ 27 23.9% 33 24.8% Phước Thới 36 31.9% 45 33.8% Địa bàn An Bình 50 44.2% 55 41.4% Tổng 113 100.0% 133 100.0%

Trong cơ cấu lao động, tỉ lệ những người làm nghề buôn bán trong tổng số lao động cũng chiếm một tỉ lệ lớn nhất (bảng 2.2.3b).

Bng 2.2.3b: Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2000 và 2006 Năm 2000 Năm 2006 Việc làm chính PNN 2000-2006 N C % N C % Buôn bán 113 25.7% 133 23.5% Lao động tự do 106 24.1% 128 22.6% Công nhân 83 18.9% 126 22.3% Viên chức 56 12.8% 91 16.1% Dịch vụ 49 11.2% 65 11.5% Thủ công 31 7.1% 21 3.7% Dân phòng 1 0.2% 2 0.4%

Kết quả điều tra định lượng vào thời điểm năm 2000 và 2006 cho thấy tỉ lệ lao động làm nghề buôn bán trên tổng số lao động là 25,7% và 23,5%. Trung bình bốn lao động thì có một người làm nghề buôn bán. Đi sâu vào từng địa bàn, có thể thấy rằng An Bình là nơi có tỉ lệ người làm buôn bán lớn nhất trong tổng số lao động, kế đó là Phước Thới và Phú Thứ. Điều này phản ánh An Bình là địa bàn diễn ra quá trình đô thị hóa sớm hơn so với hai địa bàn còn lại.

Một đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình chuyển nghề từ nông nghiệp qua buôn bán là nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Kết quả khảo sát cho thấy số lượng nữ giới làm nghề buôn bán vào năm 2006 cao hơn ba lần so với nam giới (76,7% so với 23,3%) [bảng 2.2.3c].

Bên cạnh đó, những lao động chuyển qua làm buôn bán phần lớn đều là những người lớn tuổi. Những tiểu thương trên 40 tuổi chiếm đến 51,9% trong tổng số tiểu thương (bảng 2.2.3d).

Bng 2.2.3c: Lao động làm nghề buôn bán (theo giới tính, năm 2006)

Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2006 Tổng Buôn bán N C % N C % Nam 31 23.3% 31 23.3% Giới tính Nữ 102 76.7% 102 76.7% Tổng 133 100.0% 133 100.0%

Bng 2.2.3d: Lao động làm nghề buôn bán (theo nhóm tuổi, năm 2006)

Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2006 Tổng Buôn bán N C % N C % 18 đến 40 tuổi 64 48.1% 64 48.1% 41 đến 60 tuổi 62 46.6% 62 46.6% Nhóm tuổi Trên 60 tuổi 7 5.3% 7 5.3% Tổng 133 100.0% 133 100.0%

Hầu hết những người tham gia buôn bán đều có trình độ học vấn không cao, chủ yếu là cấp 1 và cấp 2 (chiếm 68,4% số lao động làm nghề buôn bán), những lao động có trình độ cấp 3 chiếm 27,8%, còn lại 2,3% là mù chữ và 1,5% có trình độ cao đẳng, đại học (bảng 2.2.3e).

Từ những số liệu trên, có thể thấy công việc buôn bán đang được mở rộng tại những vùng đang đô thị hóa, và công việc này thích hợp với những người phụ nữ lớn tuổi, có trình độ học vấn thấp. Bên cạnh đó, những đối tượng trẻ tuổi cũng bắt đầu tham gia vào công việc này (năm 2000 số tiểu thương 40 tuổi trở xuống chiếm 41,6% số tiểu thương, năm 2006 tỉ lệ này là 48,1%).

Bng 2.2.3e: Lao động làm nghề buôn bán (theo giới tính, năm 2006)

Việc làm chính phi nông nghiệp năm 2006 Tổng Buôn bán N C % N C % Mù chữ 3 2.3% 3 2.3% Cấp 1 43 32.3% 43 32.3% Cấp 2 48 36.1% 48 36.1% Cấp 3 37 27.8% 37 27.8% Nhóm học vấn ĐH, CĐ 2 1.5% 2 1.5% Tổng 133 100.0% 133 100.0%

Để hiểu thêm về những người buôn bán trong vùng đang đô thị hóa, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn sâu 4 tiểu thương ở các địa bàn khảo sát. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc làm của họ, trong đó chú trọng quá trình chuyển đổi nghề, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình buôn bán, khả năng bám trụ với nghề, những tác động của quá trình đô thị hóa đối với công việc…

Về bản thân những người được phỏng vấn: Những người này đều có một thời gian làm nông trước khi chuyển qua buôn bán. Quá trình chuyển qua buôn bán bắt đầu khi có những thay đổi trên địa bàn cư trú, chủ yếu là sự mở mang đường sá, nhà cửa và tập trung dân cư… Thời gian chuyển qua buôn bán của họ cách nay khoảng 5 đến 10 năm. Tuy bản thân họ chuyển qua buôn bán, nhưng gia đình vẫn còn làm nghề phụ khác, đó có thể làm nông hoặc một nghề tự do. Điều đó có nghĩa rằng gia đình họ chưa chuyển qua nghề buôn bán hoàn toàn. Đó chính là một trong những đặc điểm nổi bật của nghề buôn bán nhỏở vùng đang đô thị hóa.

Nguyên nhân khiến họ chuyển qua buôn bán là công việc làm nông ngày càng khó khăn, thu nhập thấp. Việc buôn bán tuy thu nhập không cao nhưng đỡ vất vả hơn so với làm nông. Hơn nữa, có người chuyển qua buôn bán vì ruộng đất bị giải tỏa nên không biết làm gì khác. Có gia đình còn làm nông nhưng muốn buôn bán để có thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho chính bản thân họ khi bỏ nghề nông.

Khi chuyển qua buôn bán, các tiểu thương có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi chủ yếu từđường sá được nâng cấp, mật độ dân cư cao, mức sống của người dân cao hơn trước đây, nguồn hàng dồi dào. Đường sá ngày càng được mở mang cảđường bộ lẫn đường thủy làm cho giao thông thuận lợi, người mua người bán đều dễ dàng di chuyển, không còn ngăn sông cách chợ khó khăn như trước kia. Dân cư tập trung tại các vùng đang đô thị hóa nhiều hơn trước đây làm tăng lượng người mua. Cư dân lại khá giả hơn trước đây nên sức mua của họ mạnh hơn. Nguồn hàng để buôn bán khá dồi dào và do đại lý cung cấp trực tiếp, người buôn bán không phải tốn thời gian đi lấy hàng. Tất cả những điều trên làm cho việc mua bán thêm thuận lợi,

Bên cạnh các thuận lợi là những khó khăn mà tiểu thương phải đối mặt cũng không phải là ít. Càng ngày càng có nhiều người tham gia vào hoạt động buôn bán, nên dẫn đến tình trạng chia sẻ lượng khách hàng. Bên cạnh đó, cư dân ngày càng quen với việc mua hàng ở những cửa hàng lớn hoặc chợ, thưa thớt việc đi mua lặt vặt ở các quán nên lượng khách mua bị phân tán cho các cửa hàng lớn. Ngoài ra, để tồn tại được thì cần phải mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng cái khó của những tiểu thương là thiếu vốn. Đây chính là khó khăn mà nhiều tiểu thương gặp phải.

Những mặt hàng buôn bán chủ yếu phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương như các loại thực phẩm, mỹ phẩm, nước giải khát, dụng cụ học sinh,

văn phòng phẩm… Các mặt hàng này phần lớn do các đại lý cung cấp, nếu bán hết hàng chỉ cần gọi điện là có người mang đến. Chỉ những mặt hàng thiết yếu hoặc đại lý không có thì mới vào thành phốđể lấy.

Trong số 4 tiểu thương được hỏi chuyện có 3 trường hợp có ý định sẽ tiếp tục công việc buôn bán vì họ cho rằng buôn bán dẫu sao cũng có thu nhập và thích hợp với họ hơn những công việc còn lại. Bản thân họ không thể trở lại với nghề nông cũng như làm một nghề khác được. Một trường hợp dự định bỏ nghề vì buôn bán ế ẩm, không có thu nhập. Đây là trường hợp điển hình cho chính sách tập trung dân ở khu dân cư 586. Hầu hết các hộ ở khu vực này đều làm dịch vụ, trong đó hộ buôn bán chiếm số lượng lớn, chính vì vậy mà nhiều người bán, ít người mua.

Một vấn đề mà nhóm nghiên cứu rất quan tâm là nếu không làm nghề buôn bán nữa thì có quay lại nghề nông trước kia không, tất cả đều trả lời là không, họ sẽ cố gắng bám trụ với nghề buôn bán, trường hợp bất khả kháng thì họ sẽ tìm một nghề khác để làm chứ không làm nông. Theo họ, so với các nghề khác, buôn bán tuy bận rộn nhưng không nặng nhọc, lại có thu nhập. Nếu so với làm nông thì buôn bán tốt hơn nhiều.

Như vậy, việc lựa chọn nghề buôn bán của một bộ phận người lao động trong vùng đang đô thị hóa xuất phát từ những thay đổi về kinh tế, xã hội và dân cư trong vùng. Khi việc làm nông ngày càng trở nên khó khăn thì một số lao động đã chuyển sang nghề làm buôn bán. Nhu cầu của người dân về trao đổi buôn bán tại chỗ là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, chỉ cần một mặt bằng nhỏ thì người dân có thể tạo cho mình một việc làm không nặng nhọc mà vẫn có thu nhập. Đây là nghề mới nên ngày càng có nhiều người tham gia, chính vì vậy, tồn tại trong một môi trường mà tính chất cạnh tranh ngày càng lớn quả không dễ dàng.

1.2.3 Nghề dịch vụ

Người làm dịch vụ hoặc các việc phi nông có liên quan đến dịch vụ là những người lao động có một số vốn, số tài sản nhất định nào đó cho việc hành nghề của mình. Có thể kể ra như chủ nhà trọ, chủ ghe, thợ hành nghề tại nhà như thợ may, thợ làm tóc, thợ mộc, thợ tiện, thợ cơ khí, thợ sửa xe, tài xế, xe ôm…

Người làm dịch vụ tại những địa bàn đô thị hóa hầu hết xuất thân từ nông dân, họ chuyển qua làm hoàn toàn hoặc cũng có trường hợp làm dịch vụ trong những lúc nông nhàn. So với những lao động như công nhân hay tiểu thương, những người làm dịch vụ thường chuyển đổi nghề nghiệp nhanh hơn và thuận lợi hơn, nhưng mức độổn định trong công việc thường rất thấp và mang tính bấp bênh.

Kết quả khảo sát trên các địa bàn mẫu vào hai thời điểm năm 2000 và năm 2006 cho thấy, tỉ lệ lao động làm dịch vụ khá cao và duy trì qua các năm. Năm 2000, số

người làm dịch vụ chiếm 11,2%. Đến năm 2006, số người làm dịch vụ tăng lên, chiếm 11,5% trong tổng số lao động (bảng 2.2.3b).

Tuy chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động, nhưng mức độ đóng góp của những lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ trong tổng thu nhập hộ gia đình không cao (ngoại trừ lao động cho thuê nhà trọ). Điều này cho thấy tính bấp bênh trong công việc cũng như thu nhập từ công việc này mang lại cho người lao động.

1.2.4 Lao động tự do

Lao động tự do được xác định trong đề tài này là những người lao động làm mướn, làm thuê như thợ hồ, làm mướn, phụ bán hàng… Trong tổng thể lao động trên địa bàn khảo sát loại lao động này có xu hướng tăng nhẹ. Thời điểm năm 2000 đối tượng lao động này chiếm 7,73% và tăng lên 8,56% ở năm 2006, bình quân tăng 0,17%/năm (bảng 2.2.4a).

Nếu phân tích số lao động này trong tổng thể lao động phi nông nghiệp trên địa bàn khảo sát mẫu, kết quả ghi nhận: 24,10% lao động tự do ở thời điểm năm 2000, đến năm 2006, đối tượng này giảm xuống còn 22,60%, bình quân giảm 0,30%/năm (bảng 2.2.4b và 2.2.3b).

Như vậy, đối tượng lao động tự do cũng có sự phân hóa khác nhau khi xem xét việc làm này trong tổng thể lao động hay chỉ trong phạm vi của những lao động phi nông nghiệp. Kết quả lao động tự do tăng ở phạm vi so sánh tổng thể và thu hẹp ở phạm vi việc làm phi nông.

Bng 2.2.4a: Lao động tự do trong tổng thể lao động (theo địa bàn, năm 2000)

Địa bàn Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng 2000 2006 2000 2006 2000 2006 2000 2006 Việc làm chính trong tổng thể lao động năm 2000 C % C % C % C % C % C % C % C % Chưa về làm dâu rể 0.81% 0.00% 1.32% 0.00% 0.70% 0.00% 0.95% 0.00% Nông dân 34.62% 33.12% 24.50% 20.14% 12.15% 8.33% 24.27% 18.46% Công nhân 2.65% 3.49% 9.93% 19.91% 5.84% 5.48% 6.05% 8.43% Viên chức 4.07% 6.97% 2.87% 4.22% 5.37% 8.99% 4.08% 6.09% Lao động tựdo 9.78% 12.42% 5.96% 7.73% 7.24% 8.33% 7.73% 8.56% Dịch vụ 1.43% 4.36% 2.21% 3.51% 7.48% 6.58% 3.57% 4.35% Buôn bán 5.50% 7.19% 7.95% 10.54% 11.68% 12.06% 8.24% 8.90% Thợ thủcông 2.24% 1.53% 1.10% 0.70% 3.50% 2.41% 2.26% 1.40% Dân phòng 0.20% 0.22% 0.00% 0.23% 0.00% 0.00% 0.07% 0.13% Nội trợ 5.30% 7.19% 8.17% 8.90% 9.81% 10.09% 7.65% 7.83% Đang học 20.16% 21.13% 19.65% 21.31% 22.90% 18.86% 20.85% 18.33% Thất nghiệp 1.63% 2.40% 3.09% 2.81% 2.57% 4.17% 2.41% 2.81% Khác 11.61% 16.56% 13.25% 18.03% 10.75% 14.69% 11.88% 14.72% Tổng 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%

Bng 2.2.4b: Lao động tự do trong tổng thể lao động chính phi nông nghiệp (theo địa bàn, năm 2000) Địa bàn Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Việc làm chính

phi nông nghiệp

năm 2000 N C % N C % N C % N C % Công nhân 13 10.2% 45 33.1% 25 14.2% 83 18.9% Viên chức 20 15.7% 13 9.6% 23 13.1% 56 12.8% Lao động tự do 48 37.8% 27 19.9% 31 17.6% 106 24.1% Dịch vụ 7 5.5% 10 7.4% 32 18.2% 49 11.2% Buôn bán 27 21.3% 36 26.5% 50 28.4% 113 25.7% Thợ thủ công 11 8.7% 5 3.7% 15 8.5% 31 7.1% Nghĩa vụ quân sự 1 .8% 1 .2% Tổng 127 100.0% 136 100.0% 176 100.0% 439 100.0% 1.2.5 Thợ thủ công Tại địa bàn mẫu có những người thợ thủ công làm nghề tráng bánh, làm nồi đất, làm than đá… Để tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống tại các địa bàn mẫu, nhóm

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 67 - 76)