Biến đổi trong văn hóa qua cách bài trí nhà cửa

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 156 - 159)

I. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

1. Biến đổi trong văn hóa qua cách bài trí nhà cửa

Trong tiến trình đô thị hóa, thay đổi nhanh chóng và rõ nét nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Những ngôi nhà rộng rãi, chiếm nhiều diện tích, thường là nhà trệt, có thể có sân hoặc vườn cây lớn hay nhỏ bao quanh ở nông thôn dần nhường chỗ cho những ngôi nhà có diện tích mặt bằng nhỏ hơn nhưng nhiều tầng hơn mang dáng dấp đô thị. Trong việc thay đổi đó, tính quyết định của người chủ ngôi nhà có phần bị hạn chế do diện tích mặt bằng có được để xây dựng…

Tuy nhiên, trong việc bài trí nội thất, tuy cũng bị một số hạn chế, vẫn thể hiện ý thích, khuynh hướng của người chủ nhà, đặc biệt ở phòng khách, hoặc trong khoảng không gian dùng để tiếp khách. Người chủ nhà có thể bài trí ở đây bộ bàn ghế, vật dụng truyền thống mà họ đã quen thuộc như tủ thờ, bộ bàn dài, ghế dựa, tủ kiếng đứng, bộ ván hay đi văng… hoặc chọn những loại vật dụng thường gặp ở những ngôi nhà vùng đô thị như bộ salon, tủ buffet, đèn chùm, đèn trang trí, tranh tường…

Bng 3.1.1: Cách bài trí phòng khách căn nhà (theo địa bàn) Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Cách bài trí phòng khách N C % N C % N C % N C % (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1. Bộ salon 28 28% 26 26% 25 25% 79 26,33% 2. Tủ buffet 18 18% 22 22% 30 30% 70 23,33% 3. Đèn chùm, đèn trang trí gắn tường 12 12% 16 16% 20 20% 48 16,00% 4. Tranh tường 22 22% 32 32% 23 23% 77 25,67% 5. Bộ bàn dài, ghế dựa 54 54% 55 55% 48 48% 157 52,33% 6. Tủ kiếng đứng 57 57% 60 60% 62 62% 179 59,67% 7. Tủ thờ, bàn thờ 79 79% 70 70% 59 59% 208 69,33% 8. Bộ ván hay đi-văng 44 44% 39 39% 26 26% 109 36,33%

Cuộc điều tra tại vùng đang đô thị hóa cho thấy phần lớn cách bài trí phòng khách vẫn còn theo lối truyền thống. Theo bảng 3.1.1, cột 8, thì các loại bàn ghế, vật dụng đặc trưng tính thôn quê vẫn còn được sử dụng phổ biến (bàn dài, ghế dựa 52,33%, tủ kiếng đứng 59,67%, tủ thờ 69,33%, bộ ván, đi văng 36,33%). Những vật dụng, cách bài trí tại phòng khách mang âm hưởng thiên về cuộc sống hiện đại, phong cách đô thị chưa được thể hiện đậm nét tại nơi đây (salon 26,33%, tủ buffet 23,33%, đèm chùm, đèn trang trí 16%, tranh tường 25,67%).

Quan sát từng địa phương, mức độ sử dụng các loại vật dụng hiện đại tăng tỉ lệ thuận với mức độ đô thị hóa. Ví dụ, số hộ sử dụng tủ buffet tăng dần từ Phú Thứ, nơi có mức độđô thị hóa thấp, đến Phước Thới rồi An Bình, nơi có mức độđô thị hóa cao nhất, với các tỉ lệ tuần tự là 18%, 22% và 30%. Với đèn chùm, đèn trang trí, tình hình cũng tương tự với các tỉ lệ là 12%, 16% và 20%. Ngược với xu hướng đi lên theo mức độ đô thị hóa, các vật dụng theo kiểu truyền thống có chiều hướng đi xuống như bộ ván, đi văng rất thường gặp ở thôn quê, giảm dần từ Phú Thứ, Phước Thới và An Bình (các tỉ lệ tương ứng là 44%, 39% và 26%). Cũng tương tự như thế đối với tủ thờ, tuy mức độ sụt giảm có ít hơn (các tỉ lệ tương ứng là 79%, 70% và 59%). Mặt bằng của các căn nhà ở khu vực đô thị không còn đủ diện tích cho bài trí chúng nữa có thể cũng là một lý do dẫn đến khuynh hướng trên.

Bng 3.1.2: Cách bài trí phòng khách căn nhà (theo loại nhà) Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà cây tre nứa Nhà vật liệu tạm bợ Nhà dột nát xuống cấp Tổng Cách bài trí phòng khách N C % N C % N C % N C % N C % N C % 1. Bộ salon 33 42,9 46 25 0 0 0 0 0 0 79 26,33 2. Tủ buffet 32 41,6 34 18,5 4 11,8 0 0 0 0 70 23,33 3. Đèn chùm gắn tường 24 31,2 24 13 0 0 0 0 0 0 48 16 4. Tranh tường 17 22,1 55 29,9 5 14,7 0 0 0 0 77 25,67 5. Bộ bàn dài, ghế dựa 47 61 89 48,4 20 58,8 0 0 1 33,3 157 52,33 6. Tủ kiếng đứng 51 66,2 105 57,1 21 61,8 1 50 1 33,3 179 59,67 7. Tủ thờ, bàn thờ 53 68,8 130 70,7 24 70,6 0 0 1 33,3 208 69,33 8. Bộ ván hay đi-văng 28 36,4 65 35,3 16 47,1 0 0 0 0 109 36,33

Cách bài trí phụ thuộc rất nhiều vào loại nhà. Qua bảng trên (bảng 3.1.2), ta có thể thấy các loại vật dụng mang nhiều tính chất nông thôn, truyền thống được bài trí trong phòng khách không những ở loại nhà bằng gỗ, tre thường gặp ở nông thôn xưa nay mà còn ở những nhà bán kiên cố hay kiên cố, thường mới được xây cất gần đây. Riêng ở hai loại nhà bán kiên cố hay kiên cố, ta cũng thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cách bài trí của phòng khách. Các bộ bàn dài, ghế dựa, tủ kiếng đứng, tủ thờ chiếm tỉ lệ rất cao (lần lượt là 61%; 66,2%; 68,8% ở loại nhà kiên cố 48,4%; 57,1%; 70,7% ở loại nhà bán kiên cố), cao hơn nhiều so với các loại như bộ salon, tủ buffet, đèn chùm, đèn trang trí (lần lượt tỉ lệ là 42,9%; 41,6%; 31,2% ở loại nhà kiên cố 25%; 18,5%; 13% ở loại nhà bán kiên cố).

Trên toàn khu vực điều tra, tuy thực tế cho thấy là các vật dụng truyền thống chiếm đa số trong các phòng khách, nhưng ý thích của người dân lại khác hẳn. Họ thích bài trí phòng khách theo kiểu tân thời hơn nếu có điều kiện (tài chính, không gian). Bảng 3.1.3 cho thấy kiểu tân thời chiếm ưu thế (57,33%), kiểu thôn quê có tỉ lệ thấp hơn, chiếm 26,33%, còn cách kết hợp giữa hai kiểu trên chỉ chiếm 16%.

Bng 3.1.3: Ý muốn về cách bài trí phòng khách nếu có điều kiện (theo địa bàn) Phú Thứ Phước Thới An Bình Tổng Cách bài trí phòng khách N C % N C % N C % N C % 1. Kiểu tân thời 48 48,00% 61 61,00% 63 63,00% 172 57,33% 2. Kiểu thôn quê 30 30,00% 22 22,00% 27 27,00% 79 26,33% 3. Kết hợp hai kiểu trên 21 21,00% 17 17,00% 10 10,00% 48 16,00% 4. Không ý kiến 1 1,00% 0 0,00% 0 0,00% 1 0,33% Tổng 100 100% 100 100% 100 100% 300 100%

Ý thích ấy cũng tăng tỉ lệ thuận với mức độ đô thị hóa: Tỉ lệ thích kiểu tân thời chiếm 48% ở Phú Thứ, 61% Phước Thới và cao nhất là 63% ở An Bình.

Nếu cũng xem xét vấn đề này theo các nhóm hộ, ta thấy hiện nay, ở nhóm hộ thuần nông, sự lựa chọn giữa kiểu tân thời và kiểu thôn quê tương đối cân bằng, không có sai biệt rõ rệt. Tuy nhiên, sự sai biệt này lại rất rõ rệt ở hai nhóm hộ phi nông và hỗn hợp, với sự vượt trội của khuynh hướng bài trí phòng khách gia đình theo kiểu tân

thời (bảng 3.1.4). Bng 3.1.4: Ý muốn về cách bài trí phòng khách nếu đó điều kiện (theo nhóm hộ) Nhóm Thuần nông Nhóm Phi nông Nhóm Hỗn hợp Tổng Cách bài trí phòng khách N C % N C % N C % N C % 1. Kiểu tân thời 19 44,19% 126 58,06% 27 67,50% 172 57,33% 2. Kiểu thôn quê 18 41,86% 55 25,35% 6 15,00% 79 26,33% 3. Kết hợp hai kiểu trên 6 13,95% 35 16,13% 7 17,50% 48 16,00% 4. Không ý kiến 0 0,00% 1 0,46% 0 0,00% 1 0,33% Tổng 43 100% 217 100% 40 100% 300 100%

Như vậy, tình hình trên phần nào cho thấy hiện nay, đa số hộ vùng đang đô thị hóa vẫn còn giữ cách bài trí nhà cửa theo kiểu cách mang nhiều tính chất truyền thống, đã quen thuộc ở vùng nông thôn, ngay cảở những ngôi nhà mới xây cất. Điều này cho thấy yếu tố truyền thống còn được bảo lưu khá mạnh mẽ trong tiến trình đô thị hóa. Tuy nhiên, khuynh hướng thay đổi trong cách bài trí nhà cửa, tiêu biểu là cách bài trí phòng khách trong tiến trình đô thị hóa là cách bài trí mang nhiều tính chất đô thị, tính chất hiện đại sẽ dần thay thế cho lối truyền thống. Vùng đang đô thị hóa nhiều cũng như những hộ tách rời khỏi nông nghiệp sẽđi đầu trong sự thay đổi đó.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 156 - 159)