Thị hóa, dịch chuyển dân cư và sự chuyển biến cơ cấu dân cư đô thị – Các hệ

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 32 - 36)

II. NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI CẦN THƠ

1.thị hóa, dịch chuyển dân cư và sự chuyển biến cơ cấu dân cư đô thị – Các hệ

Các hệ quả kinh tế - xã hội

Vào năm 2007, TP. Cần Thơ có khoảng 1,150 triệu người (bảng 1.2.1) trên một diện tích hơn 1.400km2, trong đó 17% là đất phi nông nghiệp. Từ khi tách ra từ tỉnh Cần Thơ, thành phố được nhận những địa bàn đã có hiện tượng đô thị hóa như quận Ninh Kiều (mật độ 7.392người/km2) và các quận Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Thốt Nốt1 (tất cảđều có mật độ trên 1000người/km2). Ba huyện còn lại là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền đều có mật độ rất thấp (Vĩnh Thạnh = 376người/km2, CờĐỏ2

= 451người/km2, Phong Điền = 846người/km2)3.

Bng 1.2.1: Dân số của TP. Cần Thơ từ 2000 đến 2008 (nghìn người)

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (sơ bộ)

1.079 1.091 1.103 1.114 1.127 1.135 1.147 1.159 1.171

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ năm 2007 và 2008

1

Huyện Thốt Nốt được đổi thành quận Thốt Nốt theo Nghị định 12/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/12/2008.

2

Huyện CờĐỏđược điều chỉnh thành huyện CờĐỏ và huyện Thới Lai theo Nghịđịnh 12/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/12/2008.

3

49.84 49.94 50.39 50.39 51.91 48.50 49.00 49.50 50.00 50.50 51.00 51.50 52.00 52.50 2004 2005 2006 2007 2008 (sơ bộ) Mức độđô thị hóa

Mật độ dân cư toàn TP. Cần Thơ không cao, chỉ có 836người/km² (năm 2008). Tỉ lệ giữa dân số thành thị và dân số nông thôn của TP. Cần Thơđược phân bố khá cân bằng. Dân số đô thị của thành phố là 608.000, chiếm 51,91% trên tổng số dân toàn thành, dân cư nông thôn có 563.000 người, chiếm 48,09% (2008) (biểu đồ 1.2.1).

Từ năm 2004, dân số TP. Cần Thơ bắt đầu có hiện tượng tăng cơ học. Mỗi năm thành phố tiếp nhận từ 1.500 đến 2.000 dân nhập cư. Lao động công nghiệp tăng theo từng năm. Theo thống kê của thành phố, số lao động công nghiệp năm 2000 là 36.327 người và tăng lên 51.163 người vào năm 20051. Như vậy, trong 5 năm, số người lao động trong thành phố tăng lên gần 15.000 người. Trong số này, ngoài người tại chỗ còn có người nhập cư. Sự hình thành các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất cũng kéo theo một số lượng người nhập cư. Nhiều khu đất nông nghiệp đã được thay thế bằng các khu dân cư tự phát. Việc hình thành các khu dân cư tự phát là bài toán đặt ra cho TP. Cần Thơ hiện nay. Mặc dù số người nhập cư không diễn ra ồạt nhưở TP. Hồ Chí Minh nhưng không có dấu hiệu sẽ chấm dứt sự tự phát này.

Biu đồ 1.2.1: Mức độđô thị hóa TP. Cần Thơ năm 2004 - 2008 (%)

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ năm 2008

Nguồn nhập cư chủ yếu là các tỉnh ĐBSCL, cung ứng lao động cho các khu công nghiệp như Trà Nóc, Hưng Phú. Ngoài ra, còn có một tỉ lệ lao động nhập cưđáng kể từ các khu vực đô thị khác như Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang. Những người nhập cư có thể chia làm hai nhánh chính. Nhánh thứ nhất, là những người có trình độ học vấn tương đối khá, tìm đến TP. Cần Thơ để mong có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Nhánh thứ hai, phần lớn là lao động tự do, là những người nghèo, trình độ học vấn thấp, sẵn sàng chấp nhận những công việc nặng nhọc, vất vả như làm công nhân

1

cho các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất của tư nhân và cũng có khi làm nghề tự do như chạy xe ôm, buôn bán nhỏ…

Ngoài việc tăng dân số cơ học còn có sự dịch chuyển lớn dân cư của thành phố. Theo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ (BQL KCX-CN Cần Thơ), 5 KCN trên địa bàn TP. Cần Thơ vào đầu năm 2008 thu hút thêm 5.500 lao động, nâng tổng số lao động tại các KCN lên 31.600 người, tập trung nhiều nhất tại KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2 (phường Trà Nóc, quận Bình Thủy). Cụ thể là KCN Trà Nóc 1 (18.878 người); KCN Trà Nóc 2 (4.879 người); KCN Hưng Phú 1 (213 người), KCN Hưng Phú 2 (286 người), KCN Thốt Nốt (7.289 người). Đa phần lao động làm việc ởđây đến từ các vùng quê của TP. Cần Thơ.

Trong tương lai, bộ mặt và sự phân bố dân cư TP. Cần Thơ không dừng ởđây. Các chính sách tích cực tác động đến sự chuyển dịch cũng như thu hút nguồn nhân lực sẽ làm cho cơ cấu dân cư thành phố có những bước dịch chuyển mới mà cụ thể nhất là Quyết định 207/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng thành phố Cần Thơđến năm 2025” có hiệu lực kể từ ngày 6/10/2006.

Theo Quyết định này đến năm 2025, TP. Cần Thơ có dân số từ 1,6 - 1,8 triệu người, đất dành cho xây dựng đô thị lên trên 22.000ha. Khu ở hiện hữu bao gồm khu đô thị trung tâm là 1.000 ha, dân số 250.000 người; các khu dân cư tại Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt có 450 ha, 150.000 người. Bên cạnh đó là các khu phát triển mới được xây dựng theo các dự án phát triển đô thị bao gồm:

- Khu ở dọc QL 91B, khu phía Bắc cồn Cái Khế và quận Bình Thủy (1.200 - 1.300 ha; 200.000 người).

- Khu ở ven sông Cần Thơ và khu phía Nam QL 1A mới thuộc quận Cái Răng (700 - 800 ha; 120.000 - 150.000 người).

- Khu ở thuộc khu đô thị công nghiệp nặng Ô Môn được bố trí tại phía Nam sông Ô Môn và phía Đông Nam QL 91 (850ha; 120.000 - 150.000 người).

- Khu ở thuộc khu đô thị - công nghiệp công nghệ cao tại phía Bắc sông Ô Môn thuộc các phường Thới An, Thới Long (400 - 500ha; 70.000 người).

- Khu ở thuộc khu đô thị sinh thái Phong Điền bố trí ven sông Cần Thơ thuộc các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Nhơn Nghĩa (350ha; 70.000 người).

- Khu ở tại khu vực Thốt Nốt - Lộ Tẻ (600ha; 100.000 - 120.000 người).

Những thay đổi, chuyển dịch trên cũng thể hiện rõ trong sự chuyển dịch lực lượng lao động. Lực lượng thuộc khu vực I (nông lâm ngư nghiệp) có chiều hướng đi xuống, tuy nhẹ, nhưng lại đều đặn hàng năm. Đồng thời lực lượng lao động thuộc khu vực II (công nghiệp xây dựng) có khuynh hướng đi lên, ăn khớp với chiều đi xuống của khu vực I vì khu vực III hầu như không có thay đổi nào. Như vậy, ta có thể cho rằng tại TP. Cần Thơ đang có xu hướng dịch chuyển nhẹ cơ cấu nghề nghiệp từ khu vực I sang khu vực II (biểu đồ 1.2.2).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2004 2005 2006 2007 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

Biu đồ 1.2.2: Cơ cấu lao động trong các ngành KTQD phân theo khu vực (%)

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ năm 2007

Sự chuyển dịch không gãy khúc, nên sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ vẫn được duy trì và có vai trò lớn trong cơ cấu kinh tế của thành phố(biểu đồ 1.2.3).

Biu đồ 1.2.3: Cơ cấu tổng sản phẩm TP. Cần Thơ

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ 2007

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp TP. Cần Thơ tăng không ngừng theo từng năm, trong đó tỷ trọng trồng trọt luôn chiếm trên 80%. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn là một trong những hoạt động kinh tế góp phần quan trọng vào tổng sản lượng của thành phố. Trong bốn năm từ 2004 đến 2006, tổng sản phẩm công nghiệp có chiều hướng gia tăng: vào năm 2004 chiếm tỉ lệ là 40.82% thì vào năm 2007 lên 43,62. Các ngành kinh tế thuộc khu vực III cũng phát triển khá nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu NÉT CHUNG VÀ NÉT ĐẶC THÙ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở TP CẦN THƠ - ĐỘNG LỰC VÀ CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH (Trang 32 - 36)