Giá trị của các dấu hiệu điện tâm đồ trong chẩn đốn bệnh mạch vành

Một phần của tài liệu Giá trị của một số phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành so sánh với chụp động mạch vành cản quang (Trang 118 - 120)

D- Phân tích & xử lý kết quả

4.1.3Giá trị của các dấu hiệu điện tâm đồ trong chẩn đốn bệnh mạch vành

30 39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60-69 tuổi >70 tuổ

4.1.3Giá trị của các dấu hiệu điện tâm đồ trong chẩn đốn bệnh mạch vành

Trong nghiên cứu này, chúng tơi nhận xét thấy bệnh nhân cĩ dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh mạch vành trên điện tâm đồ nghỉ tĩnh chiếm tỉ lệ cao trên 90 % cĩ lẽ do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tơi được gởi tới để chụp và can thiệp ĐMV đều đã được điều trị ở tuyến dưới trong một thời gian dài và đều được chẩn đốn bệnh mạch vành chủ yếu dựa trên lâm sàng và điện tâm đồ nên hầu hết đều cĩ bất thường trên điện tâm đồ. Vì thế, trong nhĩm dân số nghiên cứu của chúng tơi tỉ lệ bệnh nhân bị hẹp ĐMV khi chụp ĐMV cản quang cũng khá cao 62,1%. Điều này khác biệt với y văn nước ngồi chỉ cĩ 50 % bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực ổn định cĩ dấu hiệu bất thường trên điện tâm đồ nghỉ tĩnh. Và 50 % bệnh nhân cĩ điện tâm đồ bình thường trước đĩ sẽ cĩ biến đổi điện tâm đồ trong khi bệnh

nhân lên cơn đau thắt ngực [33],[48],[49]. Trong các dấu hiệu biến đổi điện tâm đồ nghỉ tĩnh được phân tích trong nghiên cứu này, dấu hiệu ST- T chênh xuống ≥ 0,5- 1mm dạng đi xuống hoặc dạng đi ngang cĩ giá trị chẩn đốn cao với độ chuyên (độ đặc hiệu) 92 -94%; tuy nhiên độ nhạy (độ phát hiện) thấp khoảng 30% và dấu hiệu sĩng Q hoặc QS tương ứng với NMCT cũ cũng cĩ độ chuyên (độ đặc hiệu) chẩn đốn khá cao gần 80%, độ nhạy 51%. Nếu thu hẹp giới hạn dấu hiệu điển hình trên điện tâm đồ nghỉ tĩnh bao gồm dấu hiệu đoạn ST- T chênh xuống và sĩng Q hoặc QS hoại tử thì kết quả của chúng tơi với 53,1% bệnh nhân cĩ dấu hiệu điện tâm đồ điển hình cũng tương tự như kết quả trong y văn [33],[48],[49]. Cịn dấu hiệu biến đổi ST-T khơng đặc hiệu như: sĩng T cao nhọn đối xứng, ST dẹt đi ngang, sĩng T âm, ST chênh lên khơng điển hình thì dấu hiệu này cĩ giá trị khơng cao với độ nhạy 33%, độ chuyên (độ đặc hiệu) 34%, giá trị tiên đốn âm 24%, giá trị tiên đốn dương chỉ 45% đều thấp hơn ngưỡng 50% nên hầu như ít cĩ giá trị trong chẩn đốn bệnh mạch vành. Trong khi đĩ dấu hiệu sĩng Q hoặc QS tương ứng với dấu hiệu nhồi máu cơ tim cũ hiện diện trong hơn hai chuyển đạo gần kề nhau cĩ giá trị chẩn đốn bệnh mạch vành khá cao với độ nhạy 51%, độ chuyên (độ đặc hiệu) 79% trong nghiên cứu này. Kết quả này cũng tương tự với nhận định của hai tác giả Nora Goldschlager và Mervin Goldman là độ nhạy của điện tâm đồ trong chẩn đốn nhồi máu cơ tim khi so sánh với kết quả phẫu nghiệm tử thi cĩ độ nhạy từ 55 - 61% và độ chuyên (độ đặc hiệu) 70 -90% [51].

Khi phân tích hồi qui logic đa biến các mơ hình kết hợp các biện pháp kinh điển chúng tơi định nghĩa biến số dấu hiệu điện tâm đồ điển hình của bệnh mạch vành là khi bệnh nhân cĩ một trong ba dấu hiệu điện tâm đồ sau: đoạn ST – T chênh xuống ≥ 0,5-1mm dạng đi ngang (horizontal) hoặc dạng đi xuống (down sloping) hoặc dấu hiệu sĩng Q hoặc QS tương ứng với nhồi máu cơ tim cũ.

Khi kết hợp với dấu hiệu bất thường điển hình trên điện tâm đồ thì giá trị chẩn đốn của mơ hình kết hợp lâm sàng + yếu tố nguy cơ + điện tâm đồ nghỉ tĩnh tăng

khá nhiều với độ nhạy 84,89%, độ chuyên (độ đặc hiệu) 82,35%, độ chính xác 83,93%, và giá trị tiên đốn âm 76,92%.

Khi kết hợp thêm với dấu hiệu rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim thì giá trị chẩn đốn của mơ hình tăng lên nhẹ với độ nhạy 87,05%, độ chuyên (độ đặc hiệu) 81,20%, độ chính xác 84,82%, giá trị tiên đốn dương 88,32%. và giá trị tiên đốn âm 79,31%.

Khi kết hợp thêm với nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức thì mơ hình kết hợp khơng ý nghĩa về phương diện phân tích hồi qui đa biến nên chúng tơi loại bỏ khỏi mơ hình kết hợp.

Như vậy, dấu hiệu điển hình của điện tâm đồ nghỉ tĩnh khi kết hợp các biện pháp chẩn đốn kinh điển khác rất cĩ giá trị và hữu ích cho các bác sĩ trong đánh giá bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh mạch vành trên lâm sàng. Nếu các bệnh nhân thuộc nhĩm nguy cơ cao theo phân loại của Diamond -Forrester thì dấu hiệu triệu chứng lâm sàng cơn đau thắt ngực điển hình cùng tuổi và phái tính cùng yếu tố nguy cơ tim mạch đã đủ khả năng chẩn đốn chính xác bệnh mạch vành khoảng 80% - 90%. Nếu bệnh nhân nhĩm nguy cơ thấp hoặc trung bình thì các biện pháp kinh điển như dấu hiệu ST chênh xuống dạng đi ngang hoặc đi xuống trên điện tâm đồ nghỉ tĩnh kết hợp dấu hiệu rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim sẽ tăng khả năng chẩn đốn chính xác bệnh mạch vành lên khá nhiều khoảng 80% như trong nghiên cứu của chúng tơi. Cịn khoảng 20% số bệnh nhân cịn lại mà khơng thể phát hiện bằng các biện pháp chẩn đốn kinh điển thì mới ứng dụng các biện pháp kỹ thuật cao như: chụp cắt lớp điện tốn MSCT động mạch vành, xạ hình nhấp nháy tưới máu cơ tim, chụp cộng hưởng từ tưới máu cơ tim sẽ giúp chẩn đốn chính xác bệnh mạch vành trên những nhĩm bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu Giá trị của một số phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành so sánh với chụp động mạch vành cản quang (Trang 118 - 120)