- Phân loại độ nặng cơn đau thắt ngực theo Hiệp hội tim mạch Canađa (CCS)
1.5.3 Siêu âm tim nghỉ tĩnh
Bệnh mạch vành mạn tính với các biểu hiện cơn đau thắt ngực cĩ thể dẫn tới rối loạn chức năng tâm trương và chức năng tâm thu của thất trái. Mức độ nặng của rối loạn vận động vùng và chức năng co bĩp thất trái tồn bộ là các yếu tố quan trọng trong chẩn đốn xác định và đồng thời giúp chọn phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Siêu âm tim cung cấp một phương pháp an tồn, khơng xâm lấn để chẩn đốn bệnh mạch vành. Siêu âm tim cĩ thể ghi nhận hoạt động tồn bộ trái tim, chuyển
động từng vùng của trái tim, bề dày thành tim, phình vách thất cùng huyết khối thành tim, bên cạnh đĩ siêu âm tim cịn cĩ thể đánh giá chức năng thất trái, tình trạng các van tim và màng ngồi tim [5].
Dựa vào phân tích định tính, định lượng chuyển động từng vùng và hình dạng của thành tim, Catherine Otto phân loại rối loạn vận động vùng thành 4 mức độ: giảm động (hypokinesia), vơ động (akinesia), loạn động (dyskinesia) và mỏng thành tim bất thường hoặc thành tim khơng dày lên trong thì tâm thu, đây là các biểu hiện của tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, cĩ thể gặp trong bệnh mạch vành [104]. Khi kết hợp với nghiệm pháp gắng sức (stress test) bằng vận động thể lực hoặc bằng thuốc thì giá trị chẩn đốn được cải thiện rất nhiều [5].
Rối loạn vận động vùng thường được phát hiện ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũ hoặc cĩ các sĩng Q hoại tử bất thường trên điện tâm đồ. Vị trí vùng cơ tim bị rối loạn vận động thường tương ứng với vị trí động mạch vành tổn thương. Tuy vậy, rối loạn vận động vùng cũng cĩ thể được phát hiện ở bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim cục bộ thống qua, thiếu máu cơ tim mạn tính “cơ tim ngủ đơng”, sẹo nhồi máu cơ tim cũ, hoặc ở một số bệnh nhân bị viêm cơ tim, hoặc một số tình trạng bệnh lý khác như: blốc nhánh trái, tăng gánh thể tích hoặc tăng gánh áp lực thất phải, đặt máy tạo nhịp trong buồng tim và bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở. Bệnh nhân mắc bệnh mạch vành mạn tính mà chưa bị nhồi máu cơ tim trước đĩ thì vận động vùng cơ tim thất trái đa số bình thường trên siêu âm tim lúc nghỉ tĩnh [14],[104]. Tuy nhiên, trong một số các trường hợp siêu âm tim nghỉ tĩnh cĩ thể phát hiện các vùng cơ tim bị “sượng” (stunning myocardium) trong cơn thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính kéo dài hơn 30 phút sau khi cơn đau đi qua và tình trạng rối loạn vận động vùng này thường là một dấu hiệu khá chính xác của tình trạng thiếu máu cơ tim trầm trọng. Theo các thống kê gộp (pooled data), giá trị tiên đốn dương của dấu hiệu này trong tình trạng thiếu máu cơ tim cấp hoặc nhồi máu cơ tim cấp được ghi nhận khoảng 50% [30]. Ngược lại, khi khơng phát hiện dấu hiệu rối loạn vận động vùng ở nhĩm bệnh nhân đau ngực thuộc nhĩm nguy cơ thấp bị bệnh mạch vành thì giá trị tiên đốn âm của dấu hiệu này cĩ thể tới 95% [60],[106].
Siêu âm tim cịn giúp khảo sát chức năng tâm trương thất trái. Thiếu máu cục bộ cơ tim là một nguyên nhân của rối loạn chức năng tâm trương tâm thất trái. Khảo sát chức năng tâm thu tâm thất trái trên bệnh nhân thiếu máu cơ tim giúp hướng dẫn điều trị nội khoa hay ngoại khoa hoặc can thiệp cho người bệnh.