Võ Nguyên Giáp Nhà chiến lược tài ba

Một phần của tài liệu hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp (Trang 84 - 87)

6. Bố cục luận văn

2.3.1.1. Võ Nguyên Giáp Nhà chiến lược tài ba

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Đảng và nhà nước đã vạch ra những chiến lược đúng đắn để từng bước đánh bại âm mưu và kế hoạch của kẻ thù. Từng đảm nhiệm trọng trách là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược của cuộc kháng chiến. Chiến lược chính là phương châm và biện pháp quân sự có tính toàn cục, được vận dụng trong suốt cuộc chiến tranh nhằm mục đích quân sự, chính trị, kinh tế nhất định. Trong quá trình chiến đấu, ta đã thực hiện chiến tranh nhân dân. Ta huy động toàn dân hợp sức dưới sự lãnh đạo chung của Đảng, của Bác. Thực hành chỉ thị của Bác “chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến” [28, tr.108], Võ Nguyên Giáp cũng là một nhân vật đóng vai trò quan trọng trên mặt trận tuyên truyền. Khi đối đầu với một lực lượng nhiều hơn về số lượng, mạnh hơn về trang bị kĩ thuật, nếu ta chỉ dựa vào quân đội thì đó hẳn là một cuộc đấu tranh không cân sức; thế nhưng trong chiến tranh tại Việt Nam, sự không cân bằng, tương quan chênh lệch rõ rệt đã được ta san bằng khi áp dụng hình thái chiến tranh toàn dân. Hình thức chiến tranh này được tạo thành bởi nhiều thành tố trong đó có các mặt chính trị, tuyên truyền, quân sự trên nền của cơ sở hạ tầng cách mạng. Trong hình thái chiến tranh này, Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phụ trách chính về mặt quân sự, ông vừa là người hoạch định chiến lược, vừa là người tổ chức thực hiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi đến quyết định chọn Võ Nguyên Giáp đảm trách việc thành lập Đội Tuyên truyền Giải phóng quân – lực lượng chính quy đầu tiên là do ngay từ những năm 1941 có lẽ vì nhận thấy tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp khi đảm nhiệm phát triển phần hệ trọng của Hạ tầng cơ sở cách mạng. Hệ thống này gồm các chi bộ Đảng hoạt động bí mật liên kết bởi những giao thông viên ngày càng chuyên nghiệp và dựa vào các quần chúng có cảm tình với cách mạng.

Trong cuộc kháng chiến trường kì đối mặt với sự xâm lược lần hai của Pháp, Võ Nguyên Giáp đã định hình những phương thức đấu tranh mới được phương Tây gọi là “chiến tranh không chiến tuyến”. Ngay từ những buổi đầu kháng chiến, Võ Nguyên

Giáp đã nhận thấy rằng với một lực lượng nhất định quân viễn chinh có mặt ở Việt Nam, quân Pháp sẽ buộc phải dàn mỏng lực lượng để dồn sức chiếm đóng và bình định các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng bằng cách thiết lập các vành đai đồn bốt và trại lính ở khắp mọi nơi hoặc bằng cách khác tập trung binh lực thành những “quả đấm thép” để đánh tan quân chủ lực của ta. Và trên thực tế địch bị căng ra giữa hai nhiệm vụ này, do đó nếu không lập được một quân đội chiếm đóng đông đảo, đối phương sẽ sa lầy vào hình thái chiến tranh “không chiến tuyến”. Chiến lược này của Võ Nguyên Giáp được đúc kết thành phương châm “biến hậu phương địch thành tiền phương của ta” cho cả hai cuộc chiến tranh Đông Dương. Để thực hiện chiến lược chiến tranh toàn dân, Đảng ta đã đề ra: “Triệt để dùng chiến thuật du kích”. Trong hồi kí của mình, Võ Nguyên Giáp đã “xuất phát từ thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng và giữ nước của nhân dân ta mà nêu lên những đặc điểm cơ bản của chiến tranh du kích ở nước ta” [28, tr.492]. Trong đó, Võ Nguyên Giáp phân tích rất kĩ về đặc điểm chiến trường, lực lượng tác chiến. Về lực lượng tác chiến, với ta “đánh du kích chủ yếu là cách đánh của người dân, có súng và không có súng, có khi chỉ dùng giáo mác gậy gộc […]. Quần chúng nhân dân rộng rãi sẽ tiến hành những hoạt động chiến đấu thích hợp với khả năng của mình, trong đó không ít hoạt động mà chỉ họ, những người dân mới làm được” [28, tr.493]. Cũng từ sự phân tích trên, Võ Nguyên Giáp chỉ ra một đặc điểm rất cơ bản trong kháng chiến toàn dân của ta là ta có thể “duy trì cuộc chiến đấu ở ngay vùng tạm chiến, ở những nơi không có quân đội, hoặc quân đội đã rút đi” [28, tr.493].

Để triển khai hình thái chiến tranh “không giới tuyến” Võ Nguyên Giáp hoạch định những kế hoạch quan trọng khác. Việc hình thành phương thức “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” có ý nghĩa quan trọng.

Mùa đông năm 1947, quân Pháp mở một cuộc tiến công lớn lên Việt Bắc với mục đích chính là truy lùng cơ quan đầu nào của ta. Vốn dĩ ngay từ những ngày đầu kháng chiến so sánh về tương quan lực lượng, ta vẫn luôn ở thế yếu, địch mạnh. Trong chiến dịch lần này địch chủ động mở cuộc tiến công buộc ta rơi vào tình thế bị động, phòng ngự. Trên đường công tác về, Võ Nguyên giáp luôn “băn khoăn sử dụng những đơn vị chủ lực ở quy mô nào là thích hợp nếu địch tiến công lên Việt Bắc?” [28, tr.455]. Như vậy, với tình hình lúc này ta cần có ngay một phương án tác chiến thích

hợp để đập tan cuộc tiến công của địch đồng thời cũng bảo đảm được lực lượng chiến đấu của ta để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Cũng trong thời gian này, Đại tướng được nghe báo cáo và đặc biệt chú ý đến một hiện tượng lạ “một đại đội chủ lực độc lập của tỉnh từ đó tới nay vẫn ở lại trong vùng tạm chiến” [28, tr.453]. Đó là một đại đội phối hợp với một tiểu đoàn chủ lực của trung đoàn Bắc Ninh, khi địch tiến công lớn, tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho toàn thể bộ đội tiến hành rút lui nhưng người liên lạc mang lệnh cho đại đội bị thương, do đó họ bị lạc, lọt lại giữa vòng vây. Sở dĩ đại đội này tồn tại được vì đã nương tựa vào dân, vừa chiến đấu, vừa phát triển lực lượng trong lòng địch. Câu chuyện này đã lóe lên trong đầu vị tướng thiên tài câu trả lời mà ông tìm kiếm lâu nay: “Những luồng gió mang theo hơi lạnh từ Thái Nguyên thổi về. Tâm hồn cảm thấy thư thái, lâng lâng. Ngồi trên mình ngựa, một ý nghĩ mới nẩy ra. Nó lóe lên như một ánh chớp soi rọi vào những chỗ trước đây còn mờ nhạt trong suy tư” [28, tr.455]. Đại tướng cho rằng lúc này “muốn đưa cuộc kháng chiến tiến lên vững chắc chưa phải là lúc tập trung bộ đội thành đại đoàn, chuẩn bị những trận đánh lớn, mà phải có một quá trình rèn luyện thích hợp cho bộ đội ta từ thấp đến cao, một quá trình kiên nhẫn, lâu dài” [28, tr.455].Phương án đối phó với địch hình thành trong đầu, ta sẽ phân tán lực lượng ra, địch sẽ không tìm thấy thứ chúng cần tìm là chủ lực của ta, ngược lại chúng sẽ bị đánh ở khắp nơi và sẽ bị nhấn chìm trong núi rừng Việt Bắc. Công thức “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” được Đại tướng báo cáo với Bác. Phương án đã được Bác và Thường vụ nhất trí đồng ý. Đây quả thực là một sự sáng tạo, thể hiện được tư duy quân sự tài tình của Đại tướng.

Mục tiêu của các đại đội độc lập là gây dựng phong trào chiến tranh du kích trên cả nước. Các đại đội có thể được phái vào sâu sau lưng địch còn có nhiệm vụ xây dựng Hạ tầng cơ sở cách mạng. Một trong những nhiệm vụ trung tâm của các tiểu đoàn độc lập là xây dựng các làng chiến đấu theo phương châm của tướng Giáp “Mỗi thôn làng là một pháo đài”: “Lũy tre, gò đống, mương lạch, hồ ao bao quanh làng cùng với hào giao thông, hầm hố chiến đấu trở thành phòng tuyến chặn địch. Nhiều làng xóm được chia thành tuyến, thành các khu vực có ổ tác chiến, các đường hào, các hầm bí mật nhiều tầng nối thông nhau để tiện cơ động chiến đấu. Một hệ thống canh gác và báo động từ xa được thiết lập cả trong và ngoài làng. Từ những làng chiến đấu riêng rẽ, ở

một số nơi đã hình thành cụm làng chiến đấu liên hoàn” [28, tr.504]. Khi phát triển phong trào chiến tranh du kích, các đại đội độc lập có thể tuyển mộ thêm các chiến sĩ mới để tạo nên các đơn vị chủ lực mới hoặc bộ đội địa phương. Các đại đội độc lập thường cơ động nhanh và luôn sẵn sàng đánh những trận nhỏ ở những địa hình thuận lợi với sự hỗ trợ của du kích địa phương. Khi triển khai đánh lớn, các đại đội cụm lại thành các đơn vị cỡ tiểu đoàn. Còn có những đơn vị cơ động cấp tiểu đoàn, hoạt động theo phương thức du kích vận động chiến.

Vào những năm 1950, Võ Nguyên Giáp nhận thấy có thể thành lập các đơn vị cỡ sư đoàn. Lực lượng vũ trang lúc này hình thành ba thứ quân: dân quân, du kích hoạt động ở làng xã; bộ đội địa phương trực thuộc các bộ chỉ huy quân sự huyện, tỉnh; bộ đội chủ lực. Tuy các thành tố của chiến tranh toàn dân quan trọng, tuy nhiên chỉ có sức mạnh quân đội tác chiến hiệp đồng mới buộc quân đội chiến tranh quy ước đầu hàng. Vì thế để giành chiến thắng cho chiến tranh toàn dân, phải tạo các điều kiện làm suy giảm sức mạnh của quân đội đối phương cho đến khi cán cân lực lượng ngả về phía quân đội chính quy cách mạng. Đây chính là lúc giáng những đòn chí tử quyết định trên chiến trường. Đã có hai đòn chí tử giành được thắng lợi quyết định một là ở Điện Biên Phủ năm 1954 và hai là ở miền nam Việt Nam năm 1975.

Với những đường lối chiến lược đúng đắn, Võ Nguyên Giáp xứng đáng với sự tôn vinh là vị tướng huyền thoại.

Một phần của tài liệu hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)