Nhà văn Hữu Mai – người có “mối duyên” đặc biệt với Võ Nguyên Giáp

Một phần của tài liệu hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp (Trang 37 - 40)

6. Bố cục luận văn

1.3.2. Nhà văn Hữu Mai – người có “mối duyên” đặc biệt với Võ Nguyên Giáp

Giáp

Hữu Mai (1926 – 2007) tên thật là Trần Hữu Mai, ông sinh tại Thanh Hóa nhưng quê gốc ở Hà Nam. Hữu Mai sinh ra trong một gia đình viên chức bình thường. Kháng chiến toàn quốc, ông tham gia tự vệ thành chiến đấu ở Hà Nội rồi vào bộ đội. Ông cũng từng tham gia nhiều chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến của quân nhân Việt Nam trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Cao điểm cuối cùng (1960), Vùng trời (3 tập, 1975 – 1980), Ông cố vấn – hồ sơ một điệp viên (3 tập, 1985 – 1990). Vào năm 2007, nhà văn Hữu Mai đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết về tướng Giáp Không phải huyền thoại dựng lên chân dung vị tướng vĩ đại của dân tộc.

Là một nhà văn ở trong quân đội, Hữu Mai đã dành một phần lớn trong cuộc đời văn chương của mình cho những trang hồi kí của tướng Giáp. Kết quả của mối duyên ấy là chính là sự ra đời của hàng loạt các tác phẩm hồi kí: Từ nhân dân mà ra (1964),

Những năm tháng không thể nào quên (1974), Chiến đấu trong vòng vây (1995),

Đường tới Điện Biên Phủ (1999), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (2000). Tác phẩm cuối cùng Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng do Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Phó cục trưởng Cục Tuyên huấn ghi.

Sinh thời nhà văn Hữu Mai đã từng kể lại quá trình hơn ba mươi năm viết hồi kí cho Đại tướng, đó không chỉ là chuyện công việc được giao phó mà nó còn là mối duyên nợ văn chương giữa Đại tướng và nhà văn. Như nhà văn Hữu Mai từng có dịp chia sẻ: “Từ những năm 60, nhân dịp kỉ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Tổng cục Chính trị chủ trương cho xuất bản một tập hồi kí của các tướng, tá đã trực tiếp tham gia chiến dịch […]. Quyển sách sẽ không thể ra mắt bạn đọc nếu thiếu bài của đồng chí Tổng tư lệnh, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Tôi được chọn để giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc này” [47, tr.54]. Như vậy đây chính là mốc thời

gian khởi điểm cho mối duyên nợ văn chương giữa nhà văn và Đại tướng. Để hoàn thành năm cuốn hồi kí mang tầm vóc lớn, nhà văn Hữu Mai đã trải qua một quá trình làm việc nghiêm túc và đầy gian khổ. Như nhà thơ Hữu Việt (con trai nhà văn Hữu Mai) từng chia sẻ: “Cha tôi nhiều lần nói với tôi rằng, việc thể hiện các cuốn hồi kí của Đại tướng chiếm một nửa sự nghiệp văn học của ông. Có nghĩa bao gồm cả tâm huyết, thời gian và tập trung trí tuệ. Nhiều lúc ông gần như “quên” hẳn chuyện văn chương của mình để toàn tâm làm công việc này”. Đánh giá về quá trình làm việc của Hữu Mai, Bích Thu trong bài viết “Kí Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945” cho rằng: “Trước những suy nghĩ và nhớ lại của một nhân vật có tầm vóc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hữu Mai đã bằng sự nỗ lực của một ngòi bút chuyên nghiệp, một mặt phải thể hiện sự thật lịch sử một cách trung thực và khách quan, đảm bảo tính chính xác tối đa của sự kiện và nhân vật, mặt khác lại phải làm toát lên được cốt cách, tầm nhìn, cũng như cách cảm, cách nghĩ của nhân vật trung tâm và hàng loạt những nhân vật khác. Hữu Mai đã giấu mình trong cái tôi của người thuật chuyện – chứng nhân lịch sử của thời đại để bắt đầu từ ngôi tác giả - ngôi thứ nhất, kể về những sự kiện và con người có thật trong quá khứ mà người kể tham dự và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử” [22, tr.420-421].Quả thực nhìn vào thời gian ra đời của các cuốn hồi kí có thể thấy quá trình làm việc miệt mài, cần mẫn của nhà văn cách mạng Hữu Mai. Bộ hồi kí đã có thời gian thực hiện tới 36 năm. Cũng theo lời nhà thơ Hữu Việt: “Bản thảo của cuốn hồi kí thứ ba Chiến đấu trong vòng vây được hoàn thành vào đầu những năm 1980. Nhớ lại thời kì khó khăn chung của đất nước và của từng cá nhân. Cuốn sách tổng kết thực tiễn năm năm đầu rất quan trọng của cuộc kháng chiến đã viết xong nhưng không hiểu vì sao không được xuất bản. Mẹ tôi kể lại, năm 1983, nhà tôi khi ấy ở khu tập thể Nam Đồng, cả tiểu khi bị lụt nặng. Chỉ qua một đêm mà nước đã dâng lên tới gần mặt bàn, bếp dầu, nồi niêu, xoong chảo nổi lềnh bềnh trong nhà. Nhưng không ai nghĩ đến chăn màn, quần áo, thậm chí cả thùng đựng gạo (những hạt gạo quý như vàng thời bao cấp) mà ưu tiên chạy chồng tài liệu bản thảo cao ngang mặt người lên ngôi nhà bồn tầng gần đó để gửi. Ngày ấy, bản thảo đều viết tay bằng mực tàu màu xanh, bên cạnh có góp ý, ghi chú sửa chữa của bác Văn bằng bút đỏ”. Quá trình làm

việc nghiêm túc và không ít khó khăn ấy đã cho ra đời những cuốn hồi kí xuất sắc, có giá trị đặc biệt to lớn.

Cùng trong khoảng thời gian hồi kí Võ Nguyên Giáp ra đời, cũng có nhiều hồi kí cách mạng của các vị tướng khác. Hầu hết các hồi kí được hoàn thành theo công thức “người kể người ghi” nhưng theo lời của nhà văn Hữu Mai, ngay từ đầu bác Văn đã không đồng ý sử dụng công thức này: “Ngay từ tập hồi ức đầu tiên, anh Văn đã không đồng ý sử dụng công thức “người kể người ghi” như những hồi kí cặp đôi khác; cách này chỉ thích hợp với việc kể và ghi lại những kỉ niệm nho nhỏ, chứ không thích hợp với những công trình mang tính tổng kết, được trình bày dưới dạng hồi ức” [47, tr.59]. Bản thân nhà văn Hữu Mai sau một thời gian làm việc cũng nhận thấy thực hiện một bộ sách sử thi mang tầm vóc tổng kết toàn bộ cuộc chiến tranh chống Pháp, khi lịch sử đã có một độ lùi đáng kể thì việc viết hồi kí theo cách ghi lại lời kể là không phù hợp, chính vậy ông đã đề nghị Đại tướng cho phép làm việc theo hình thức trao đổi, khai thác tư liệu, tham chiếu thêm từ nhiều nguồn khác rồi chủ động “thể hiện”. Hoàn thành tới đâu, ông sẽ trình lên Đại tướng thông qua đến đấy. Căn cứ vào yêu cầu của Đại tướng, ông sẽ sửa chữa cho đến khi bản thảo hoàn chỉnh. Những điều trên nói tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên quá trình làm việc thực sự rất vất vả. Theo lời của nhà văn Hữu Mai: “Anh Văn cũng có những yêu cầu riêng, kể cả những “cá tính” trong văn chương. Anh yêu cầu nội dung từng chương, từng đoạn, thậm chí từng câu phải rõ ràng, câu văn giản dị, không dùng cách diễn đạt tiêu cực. Anh Văn không thích những dấu chấm lửng, đôi khi cả những dấu nháy, rất ghét những câu chữ lặp lại…” [47, tr.61].Những yêu cầu nghiêm túc đã khiến cho quá trình hoàn thành cuốn hồi kí không hề dễ dàng nhưng kết quả của công việc thực sự đáng nể phục. Nhà văn Hữu Mai cũng từng tâm sự về quy trình làm việc của mình: “Sau bước sưu tầm, hệ thống tài liệu và trao đổi với tác giả, tôi thường viết một mạch từ đầu đến cuối nhằm thể hiện những chủ đề lớn, những ý lớn, cũng là giữ hơi văn, lúc đầu chưa quá câu nệ đến câu chữ, chi tiết. Sau đó trên cơ sở bản thảo đã có, viết tiếp lần thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm. Có những chương quan trọng viết cả chục lần” [47, tr.62]. Cũng không phải lúc nào quá trình làm việc giữa người kể và người ghi cũng thuận lợi, cũng có những lúc quá trình làm việc căng thẳng. Cũng trong một bài phỏng vấn nhà văn Hữu Mai, khi được hỏi về

một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong quá trình làm việc với Đại tướng, nhà văn đã chia sẻ: “Những ngày làm việc với Đại tướng, những buổi thông qua bản thảo, ông thường rất vui. Nhưng một hôm tôi đọc một chương mới viết, bỗng thấy ông giơ tay ra hiệu dừng lại. Tôi nhận thấy mặt ông đỏ bừng. Rồi ông nói: “Sao cái đoạn này cứ tôi…tôi…suốt”. Buổi làm việc kết thúc. Tôi đã có ý nghĩ công việc này sẽ dừng lại ở đây. Ba ngày sau, tôi lại được ông gọi tới. Ông ôn tồn nói: “Hồi ức của tôi, tôi là người kể chuyện mà yêu cầu không dùng chữ “tôi” thì cũng khó cho anh. Nhưng người đọc rất nhạy cảm, không thích ai chỉ toàn về mình…Anh có thể tránh chữ tôi bằng cách dùng những từ có tính tập thể, ví như: Bộ chỉ huy chiến dịch, Đảng ủy Mặt trận, hoặc Bộ tổng tư lệnh hay Tổng quân ủy […]. Nhưng cả những chữ này cũng không dùng nhiều, vì người đọc vẫn thấy là tôi”.

Như vậy thông qua những chia sẻ của nhà văn Hữu Mai và sau này là con trai ông – nhà thơ Hữu Việt, người đọc hiểu hơn về quá trình làm việc giữa người kể - người ghi để tạo ra những tác phẩm hồi kí có giá trị cao cả về mặt nội dung và nghệ thuật.

Một phần của tài liệu hồi kí của đại tướng võ nguyên giáp (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)