Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh có sự phân biệt giữa những khách du lịch đến lần đầu và những khách du lịch quay lại điểm đến, bị tác động của việc trải nghiệm trước đó đến quyết định lựa chọn điểm đến du lịch trong tương lai. Một số nghiên cứu đã xem xét sâu hơn về sự ảnh hưởng hành vi của khách du lịch đến việc thăm lại như thế nào. Hơn nữa, nó vẫn chưa thể hiện rõ ràng tại sao con người thực hiện đến thăm lại điểm đến mà họ đã đến trước đó.
Gitelson and Crompton's [86] là một trong những nhà nghiên cứu sớm nhất về hiện tượng thăm lại điểm đến của khách du lịch. Họ đã phát hiện, những khách du lịch đến thăm lại là dường như để được nghỉ ngơi thư dãn. Còn đối với khách du lịch mới đến dường như là tìm kiếm sự thay đổi. Ví dụ như trong việc xem xét vai trò mới lạ trong niềm vui du lịch. Bello và Etzel [81] đã lập luận rằng, hàng ngày khi mà con người có sự nhàm chán và không có gì phấn khích thì sẽ tìm kiếm chuyến đi du lịch mới lạ với sự hưng phấn (kích thích) cao. Trong khi những người có cuộc sống bận rộn, cuộc sống phát triển nhanh thì sẽ tìm kiếm những môi trường quen thuộc để mà nghỉ ngơi thư dãn (nơi cung cấp sự nghỉ ngơi và thư dãn).
53 Thêm nữa, Fakeye và Crompton's [77] cho biết sự khác biệt giữa động cơ của khách du lịch đến lần đầu, khách du lịch quay lại và động cơ của người không phải là khách du lịch. Ông đã kết luận rằng, đối với khách du lịch đến lần đầu và người đến không phải mục đích du lịch thì những yếu tố “kéo” của điểm đến (như: sức hấp dẫn sản vật của điểm đến du lịch) là động cơ chính. Trong khi đối với việc thăm lại, những yếu tố “đẩy”(như nhu cầu tâm sinh lý xã hội của cá nhân) thì quan trọng hơn.
Còn trong các nghiên cứu khác, ông và cộng sự đã lập luận phân biệt việc nắm bắt hình ảnh điểm đến của khách du lịch đến lần đầu, khách du lịch đến quay lại và khách du lịch tiềm năng. Ông và cộng sự cho rằng khách du lịch đã phát triển một hình ảnh phức hợp hơn, và đã phân biệt hình ảnh điểm đến sau khi trải nghiệm trong khoảng thời gian ở đó. Tuy nhiên, phần lớn hình ảnh này chỉ xẩy ra trong lần đầu đến thăm; các cuộc đến lại sau đó có xu hướng khẳng định lại sự hình thành hình ảnh trước đó.
Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu lựa chọn điểm đến du lịch đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc trải nghiệm đến quá trình lựa chọn điểm đến. Điểm đến quen thuộc có thể tạo xu hướng cho du khách nhanh chóng lựa chọn hay từ bỏ điểm đến. Thậm chí có thể họ không cần phải tìm kiếm thông tin về những điểm đến khác trong việc lựa chọn điểm đến trong kỳ nghỉ tiếp theo của họ.
Nhưng, phần lớn các mô hình lựa chọn điểm đến, được thừa nhận trong kiểm định thực nghiệm, bao gồm cả những trải nghiệm trước đây như là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức cũng như sở thích liên quan đến điểm đến du lịch (ví dụ: Um và Crompton [140]; Woodside và Lysonski [143]).
Tóm lại, dấu hiệu để nhận biết lòng trung thành của khách du lịch, đó là những khách thường bận rộn với công việc tìm đến điểm du lịch để được nghỉ ngơi thư dãn, và do đó những khách đã quay lại điểm đến mà không phải mục đích chính để được thay đổi, kích thích sự mới lạ và là mục đích nghỉ ngơi thư dãn được xem là khách du lịch trung thành.
Tuy nhiên, lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến đã luận giải trên có một sự suy luận từ thài độ và hành vi lòng trung thành lần lượt được xem là dấu hiệu trung thành. Nhưng hai thành phần này có mối quan hệ như thế nào và có được xem là chỉ số thể hiện được lòng trung thành của khách du lịch, và mối quan hệ giữa hai thành phần này như thế nào, sẽ được luận giải trong phần tiếp theo.
54