Mặc dù đã nỗ lực để thực hiện nghiên cứu, tuy nhiên vẫn có một số hạn chế trong nghiên cứu này.
Thứ nhất: Khách du lịch được phỏng vấn trong nghiên cứu này đến từ các tỉnh thành khác nhau, nhưng vì không thể xác định được khung lấy mẫu một cách chuẩn xác và nguồn lực nghiên cứu của cá nhân hạn chế, cho nên có thể phần nào đó hạn chế tính đại diện của tổng thể nghiên cứu. Mặt khác, việc tiếp cận nghiên cứu khách quốc tế không phải là mục tiêu của luận án này, nhưng thời gian đầu tác giả đã nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát khách quốc tế để làm cơ sở so sánh, nhưng số lượng phiếu được khách du lịch quốc tế trả lời câu hỏi không đầy đủ, và khá ít. Do đó luận án không tiến hành nghiên cứu khảo sát đối với khách du lịch quốc tế, đây cũng là một hạn chế của luận án, sẽ được nghiên cứu trong tương lai.
Thứ hai: Trong quá trình triển khai phỏng vấn, tác giả nhận thấy rằng một số khách du lịch rất có trách nhiệm đối với việc trả lời, nhưng cũng có một số khách du lịch chưa thực sự quan tâm, cho nên khi các phỏng vấn viên thực hiện phỏng vấn khách
136 du lịch, có thể do họ đang thăm quan tại các điểm du lịch ở Nghệ An hoặc tại các nhà hàng, bãi biển nên khách du lịch hầu như không muốn dành nhiều thời gian chú tâm vào việc trả lời. Chính vì thế các dữ liệu thu thập được có thể không hoàn toàn phản ánh chuẩn xác. Bởi vậy, có thể ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dữ liệu và kết quả phần nào còn hạn chế.
Thứ ba: vì nghiên cứu hình ảnh điểm đến du lịch Nghệ An chưa từng được thực hiện trước đó, nên nghiên cứu này được thực hiện chỉ tập trung vào đánh giá một cách đầy đủ về hình ảnh chỉ riêng cho điểm đến Nghệ An. Cấu trúc thang đo chưa được sử dụng để đo lường cho nghiên cứu cho các điểm đến khác nhằm thực hiện sự so sánh với các điểm du lịch khác nhau.