Sự cần thiết phải thiết kế hệ thống quản trị quan hệ khách hàng tạ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 82)

Trong những năm gần đây, kinh tế trong nƣớc và thế giới vẫn trong cơn suy thoái, đà tăng trƣởng chậm. Từ đó ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, trong đó có Agribank thành phố Cần Thơ, bởi trên địa bàn có tới hơn 51 tổ chức tín dụng hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, hoạt động kinh doanh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng am hiểu và có đòi hỏi cao hơn về SPDV ngân hàng. Hiện Agribank có lƣợng khách thƣờng xuyên là 223 doanh nghiệp, 21 ngàn hộ gia đình và cá nhân. Riêng hoạt động tín dụng, khách hàng chủ đạo trong cho vay vốn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân trong lĩnh sản xuất, chăn nuôi, thu mua, chế biến hàng nông hải, thuỷ sản phục vụ thị trƣờng nội địa và xuất khẩu là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ lƣợng khách hàng đông đảo và đa dạng nhƣ vậy, việc triển khai hệ thống CRM sẽ đem lại cho Agribank Cần Thơ các lợi ích nhƣ: Cải thiện dịch vụ KH thông qua việc hiểu biết rõ hơn về KH và các tƣơng tác của KH với ngân hàng; Tăng doanh thu, quản lý chi phí, kiểm soát đƣợc rủi ro; Cung cấp và đáp ứng tốt hơn các dịch vụ tại chi nhánh qua việc tự động hóa giao dịch; Cải thiện năng suất và nâng cao vai trò của giao dịch viên để cho phép bán chéo/bán thêm/lƣu giữ khách hàng; Phát triển thêm SPDV mới; là cơ sở để ngân hàng mở rộng, phát triển hội nhập tích cực với khu vực và thế giới.

Từ những yêu cầu trên, việc thiết kế hệ thống quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng Agribank Cần Thơ là rất cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm của tất cả các cấp lãnh đạo và nhân viên ngân hàng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố cần thơ (Trang 82)