Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 40 - 41)

Lứa tuổi HS tiểu học có những biến đổi cực kì quan trọng trong hoạt động và trong đời sống của trẻ. Đó là:

- Cơ thể của HS tiểu học còn ít thích nghi với các điều kiện của tƣ thế tĩnh kéo dài là tƣ thế các em thƣờng giữ khi ngồi học ở trƣờng, do cơ và các xƣơng còn yếu. HS tiểu học bắt đầu hình thành các kiểu cơ bản của “hoạt động khép kín của vỏ bán cầu đại não” là cái làm cơ sở cho các đặc điểm tâm lý cá nhân của hoạt động trí tuệ và các quá trình cảm xúc.

- Hoạt động chủ đạo của HS tiểu học đã chuyển từ vui chơi sang học tập, song nhu cầu vui chơi của các em vẫn còn rất lớn. Thông thƣờng vẫn gặp những em chƣa quen với nỗ lực trí tuệ: chúng chỉ có thể giải quyết một nhiệm vụ nào đó đƣợc đặt ra trên lớp khi nhiệm vụ đó mang tính chất trò chơi.

- Khả năng tri giác và quan sát hiện thực bên ngoài của HS tiểu học đã đƣợc phát triển nhƣng chƣa hoàn thiện. Các em tri giác những đối tƣợng bên ngoài một cách thiếu chính xác, phân biệt trong các đối tƣợng đó không phải những dấu hiệu và đặc điểm cơ bản mà chỉ là những dấu hiệu và đặc điểm ngẫu nhiên.

- Điều cần chú ý đối với HS tiểu học là các em tiến hành hoạt động của mình chỉ dựa vào các mục đích trƣớc mắt, còn các mục đích lâu dài thì các em còn chƣa thể hiểu đƣợc. Sự chú ý của HS tiểu học còn chƣa bền vững. Các em không thể tập trung làm việc trong thời gian dài; dễ bị sao nhãng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)