Kiện toàn, phát huy vai trò của ban chỉ đạo HĐGDNGLL

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

27 79, 45 14, 72 5,9 5 Kiểm tra việc phối hợp các

3.3.2. Kiện toàn, phát huy vai trò của ban chỉ đạo HĐGDNGLL

3.3.2.1. Mục tiêu

Lựa chọn, đội ngũ có trình độ, có khả năng quản lý tốt HĐGDNGLL vào BCĐ và tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Vì BCĐ là bộ máy tham mƣu, tƣ vấn chuyên môn đặc thù, nhằm giúp cho hiệu trƣởng chỉ đạo tốt kế hoạch thực hiện chƣơng trình HĐGDNGLL của nhà trƣờng, kiểm tra đánh giá đƣợc hoạt động. BCĐ là cầu nối tạo sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ nhịp nhàng giữa các tổ chức, đoàn thể, bộ phận chức năng, trong nhà trƣờng và các lực lƣợng giáo dục khác đƣợc thông suốt, ổn định, phân bố thời gian hợp lý, tránh các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng chồng chéo, trùng lắp, cản trở lẫn nhau. BCĐ quán triệt thống nhất các quan điểm nhận thức, xây dựng kế hoạch cho toàn thể GV và các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt phát huy cơ chế chỉ đạo,

phối hợp HĐGDNGLL và trách nhiệm của các lực lƣợng tham gia để tất cả mọi ngƣời hiểu rõ và thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của mình.

3.3.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện *. Kiện toàn ban chỉ đạo

- Để nâng cao chất lƣợng quản lý các HĐGDNGLL, trƣớc tiên nhà trƣờng cần tổ chức, củng cố, kiện toàn lại BCĐ HĐGDNGLL. Hiệu trƣởng ra quyết định thành lập BCĐ và hình thành các tiểu ban phụ trách, bổ sung, kiện toàn các thành viên hàng năm vào đầu năm học. Thành phần ban chỉ đạo: Phó hiệu trƣởng, đại diện cấp ủy chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thƣ chi đoàn, Tổng phụ trách đội, Chủ tịch công đoàn, các tổ trƣởng và một số GVCN, GV bộ môn có năng lực trong hoạt động này. BCĐ HĐGDNGLL sẽ trực tiếp chỉ đạo các tiểu ban ứng với các nhiệm vụ hoạt động cụ thể.

Sau khi đã thành lập hoặc củng cố, kiện toàn BCĐ, điều quan trọng là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của BCĐ và sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động giữa các tiểu ban.

- Nhiệm vụ của ban chỉ đạo: Giúp hiệu trƣởng xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động hàng năm và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đó. Tổ chức những hoạt động lớn quy mô trƣờng và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn và các lực lƣợng giáo dục khác ngoài nhà trƣờng. Tổ chức hƣớng dẫn GVCN lớp, cán bộ lớp, cán bộ đội tiến hành hoạt động ở lớp mình có hiệu quả. Giúp hiệu trƣởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.

*. Cơ chế chỉ đạo:

- Thống nhất yêu cầu, kế hoạch hoạt động: BCĐ quản lý HĐGDNGLL căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT, của huyện đoàn và kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng, chi đoàn, liên đội để xây dựng kế hoạch các HĐGDNGLL của nhà trƣờng trong cả một năm học. Quán triệt thống nhất các quan điểm, nhận thức cho toàn thể GV và các đoàn thể trong trƣờng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của HĐGDNGLL, kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL .

- Triển khai và thực hiện cơ chế hoạt động: Duy trì đều đặn chế độ giao ban, BCĐ họp mỗi tháng một lần để đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện và cụ thể hóa kế hoạch các tháng tiếp theo. Kịp thời phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm những mặt chƣa tốt, củng cố sự phối hợp, chỉ đạo và thực hiện, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể các chủ điểm hoạt động hàng tháng cho trƣởng các tiểu ban và GVCN các khối lớp cho tháng sau. Có kế hoạch bồi dƣỡng năng lực đội ngũ GV và BCĐ HĐGDNGLL bên cạnh các hoạt động bồi dƣỡng khác…. Nhà trƣờng hết sức chú ý quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về CSVC, kinh phí, quĩ thời gian và không gian để BCĐ có môi trƣờng hoạt động tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)