Thực trạng về tình hình giáo dục và đào tạo huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục Huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội

2.1.1 Thực trạng về tình hình giáo dục và đào tạo huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội. phố Hà Nội.

*. Thuận lợi

Sự nghiệp giáo dục của huyện Hoài Đức trong những năm gần đây luôn đƣợc chú trọng quan tâm nên phát triển khá toàn diện, chất lƣợng giáo dục ngày càng cao.

Năm học 2012 - 2013, toàn huyện có 25 trƣờng mầm non, 24 trƣờng tiểu học, 22 trƣờng THCS, 4 trƣờng THPT (trong đó có 3 trƣờng công lập, 1 trƣờng dân lập), 1 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và 1 Trung tâm dạy nghề. Tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia toàn huyện là 12 trƣờng, trong đó có 9 trƣờng tiểu học, 2 trƣờng THCS và 1 trƣờng mầm non.

Tỷ lệ cháu đến nhà trẻ là 36,5% ; số cháu trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp là 98,7%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%. Trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Số HS tiểu học có xu hƣớng tăng dần, HS THCS và THPT hàng năm tăng. Tỷ lệ HS tốt nghiệp ở các cấp hàng năm đều đạt mức cao, cấp tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt 99,8%, cấp THPT đạt 92,7%.

Công tác đầu tƣ cơ sở vật chất cho trƣờng học đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục đƣợc phát triển. Các xã, thị trấn đều có hội khuyến học và quỹ khuyến học.

Công tác chỉ đạo, quản lý luôn kịp thời, sát sao và hiệu quả. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học đƣợc quan tâm áp dụng.

Đội ngũ CBQL các trƣờng phổ thông đảm bảo đủ, có năng lực. Đội ngũ GV tâm huyết, tỷ lệ chuẩn hoá cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

GV ngày càng đƣợc quan tâm, việc tuyển dụng viên chức và thực hiện chế độ, chính sách mới đã giúp cho đời sống đội ngũ GV, nhân viên từng bƣớc đƣợc đảm bảo, yên tâm công tác.

*. Khó khăn

- Cơ sở vật chất (CSVC) mặc dù đƣợc quan tâm nhƣng ở một số nơi vẫn còn gặp khó khăn đặc biệt nhiều trƣờng Mầm non thiếu phòng học nên tỷ lệ HS trên lớp vƣợt quá mức quy định của Điều lệ trƣờng học. Một số trƣờng học diện tích thiếu nhƣng không thể mở rộng gây khó khăn trong việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ chƣơng trình đổi mới, phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin còn thiếu.

- Tình trạng thiếu, thừa cục bộ, mất cân đối giáo viên bộ môn ở một số trƣờng chƣa đƣợc khắc phục. Hầu hết các trƣờng Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Hoài Đức đều không có Tổng phụ trách chuyên trách mà chỉ có GV đƣợc bổ nhiệm làm tổng phụ trách kiêm nhiệm, không đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mà chỉ đƣợc bồi dƣỡng qua các đợt tập huấn của Huyện đoàn, Tỉnh đoàn. Do đó công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong các nhà trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Kinh phí chi cho hoạt động chung của ngành chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Chính sách tiền lƣơng đã có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên đời sống của đại bộ phận cán bộ, GV, nhân viên gặp khó khăn do giá cả tăng cao. - Một bộ phận GV trình độ chuyên môn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục, chất lƣợng dạy và học một số nơi chƣa cao. Số giáo sinh ra trƣờng chƣa đƣợc phân công công tác còn lớn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ dạy học vẫn còn thiếu.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học sơn đồng, huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)