27 79, 45 14, 72 5,9 5 Kiểm tra việc phối hợp các
3.3.8. Đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá HĐGDNGLL
3.3.8.1. Mục tiêu
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Qua đó nhà quản lý nắm đƣợc toàn bộ công việc đang diễn ra trong tổ chức của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động hoặc đôn đốc nhắc nhở, động viên khích lệ để các thành viên trong tổ chức tham gia hoạt động tích cực hiệu quả hơn.
Nhà quản lý cần thực hiện thƣờng xuyên, đánh giá chính xác ƣu, nhƣợc điểm, khen thƣởng động viên, phê bình và kỷ luật kịp thời tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra càng về sau càng đạt kết quả cao hơn.
3.3.8.2. Nội dung và cách thực hiện
Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra đánh giá chƣa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể về kiểm tra, đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và hiệu quả của các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung và những tiêu chí đặc thù.
Tiểu ban chịu trách nhiệm về nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá, khi xây dựng chƣơng trình cần có ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của Hiệu trƣởng nhà trƣờng.
Kiểm tra về nhận thức, quan điểm giáo dục, nhiệm vụ, nội dung HĐGDNGLL, kiểm tra các bƣớc từ khâu chuẩn bị tới khâu đánh giá kết quả trên kế hoạch và trong quá trình thực hiện của các lực lƣợng tham gia, đặc biệt là GVCN. Có thể thực hiện các hình thức kiểm tra sau:
- Kiểm tra định kỳ. - Kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra tổng kết. - Kiểm tra chuyên đề.
Tuỳ theo điều kiện và tính chất công việc mà có thể sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra nhƣ sau:
- Quan sát.
- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu - Thống kê và phân tích kết quả. - Phỏng vấn, trắc nghiệm…
Cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ kiểm tra theo tháng hoặc kiểm tra đột xuất đối với GVCN có thể thực hiện dựa theo các tiêu chí: thực hiện đầy đủ các hoạt động theo kế hoạch, giáo án đầy đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, sử dụng các hình thức phù hợp, phong phú có kiểm tra, đánh giá. Mỗi tiêu chí này đƣợc đánh giá theo điểm, sau đó tổng kết so sánh giữa các GVCN về mức độ hoàn thành công việc làm cơ sở để đề nghị khen thƣởng.
Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động của HS và tập thể lớp dựa trên tiêu chí: mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải, ý thức trách nhiệm khi tham gia và hiệu quả hoạt động. Số lƣợng HS tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức làm việc theo nhóm… Có thể sử dụng các hình thức đánh giá qua bài viết thu hoạch, quan sát cá nhân, tọa đàm, trao đổi, đánh giá chất lƣợng và số lƣợng sản phẩm, qua ý kiến ngƣời khác hoặc tự mình đánh giá. Việc tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL là hết sức cần thiết cần đƣợc các nhà trƣờng đặc biệt quan tâm, coi trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của HĐGDNGLL.
Công tác tổng kết, nhận xét rút kinh nghiệm: Đây là một công đoạn hết sức quan trọng nhằm khích lệ sự phấn đấu, thi đua, tạo sự đoàn kết, nhất trí cao trong một tập thể. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Vì vậy cần phải đánh giá, khen thƣởng kịp thời, chính xác mang tính động viên. Cần xây dựng các tiêu chí khen thƣởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các lực lƣợng tham gia để mọi ngƣời phấn đấu đạt thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm. Đối với GV, cần
chọn ra những GV nhiệt tình có năng lực, tổ chức thành công các hoạt động để biểu dƣơng trƣớc toàn trƣờng hoặc tính vào điểm thi đua. Cần khen thƣởng những tập thể hoàn thành xuất sắc các hoạt động dựa vào các tiêu chí đã đƣa ra đánh giá mức độ hoàn thành các HĐGDNGLL. Với HS, cần uốn nắn và khen thƣởng kịp thời, dựa vào mức độ hoàn thành công việc, tự đánh giá của bản thân, sự bình bầu của GVCN và của các bạn.
Trên đây là 8 biện pháp tôi đề xuất nhằm tăng cƣờng quản lý các HĐGDNGLL ở trƣờng tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Các biện pháp này cần đƣợc nhìn nhận trong một chỉnh thể thống nhất bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào đó thì hiệu quả quản lý sẽ không cao. Các biện pháp đƣa ra đƣợc xếp theo thứ tự từ nhận thức đến hành động để phù hợp với quá trình nhận thức cũng nhƣ khả năng thực hiện hoạt động. Nếu nhƣ biện pháp tăng cƣờng nhận thức về vai trò, tác dụng của HĐGDNGLL với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh khởi nguồn cho việc suy nghĩ thực hiện HĐGDNGLL để làm gì thì biện pháp tăng cƣờng quản lý xây dựng kế hoạch sẽ là bƣớc khởi đầu cho một chuỗi hoạt động. Tiếp theo là việc lựa chọn nội dung và hình thức hoạt động, các phƣơng tiện vật chất, lực lƣợng hỗ trợ tham gia, cuối cùng là đến khâu kiểm tra đánh giá khen thƣởng cho các lực lƣợng tham gia.