Phương pháp nhân giống vô tính

Một phần của tài liệu giáo trình cây trồng đại cương (Trang 139 - 143)

3. Những ñặ cñ iểm kinh tế và kỹ thuật trong sản xuất cây công nghiệ p

4.3.2. Phương pháp nhân giống vô tính

ðây là phương pháp mà thông qua những cách làm khác nhau chúng ta nhận ñược những cơ thể mới từ những phần riêng biệt ở cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Trong lịch sử và kinh nghiệm lâu ñời của nghề làm vườn, nhân dân ta ñã sử dụng phương pháp nhân giống vô tính ñể duy trì phát triển giống cây ăn quả. Ví dụ:

- Phương pháp chắn rễ, giâm cành ñể tạo cây con ñối với hồng, táo.

- Phương pháp áp cành dưới thấp ñối với các loại cây ăn quả dạng cây bụi như: chanh, lựu, nhót.

- Phương pháp tách chồi cây con ñem trồng ñối với chuối, dứa.

- Phương pháp giâm cành tạo cây con ñối với nho, dâu ăn quả, xoan tây...

Các phương pháp tiến hành có tính kinh nghiệm trên ñảm bảo ñược tỷ lệ thành cây cao của sự phát triển nghề làm vườn và sự nghiệp phát triển của nghề trồng cây ăn quả.

Ngày nay chúng ta có những phương pháp nhân giống vô tính ñảm bảo hệ số nhân giống cao hơn, chất lượng cây giống thỏa mãn nhu cầu phát triển của nghề trồng cây ăn quả. Các phương pháp sử dụng: chiết, giâm cành, ghép, nuôi cấy mô (invitro).

a. Phương pháp chiết cành

Cơ sở khoa học của phương pháp chiết cành: Dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật.

* Ưu ñim:

- Giữñược những ñặc trưng, ñặc tính tốt của giống

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản. - Nhanh cho cây giống nên góp phần ñẩy nhanh tốc ñộ trồng mới.

- Cây trồng bằng chiết thường thấp, tán cây gọn, phân cành cân ñối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Nhược ñim:

- Hệ số nhân giống chưa thật cao. Nếu chiết nhiều cành trên cây sẽảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của cây mẹ.

- Với một số giống cây ăn quả, tỷ lệ ra rễ vẫn còn thấp nhưñối với mít, bơ, hồng,...

* Nhng yếu tốảnh hưởng ñến ra r và cht lượng cành chiết.

- Tỷ lệ ra rễ của cành cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào giống cây

+ Một số giống cây ăn quả chiết dễ ra rễ: chanh, gioi, vải, mận, cam, nhót, lựu, bưởi. + Một số giống cây ăn quả chiết khó ra rễ: Trứng gà, mít, hồng xiêm, xoài, táo, hồng, bơ,...

- ðiều kiện ngoại cảnh trong thời gian chiết: Nói chung trong phạm vi nhiệt ñộ 20 - 300C, khi nhiệt ñộ càng tăng thì sự ra rễ càng thuận lợi.

- Tuy nhiên, sự ra rễ của cành chiết không chỉ phụ thuộc ñơn thuần vào nhiệt ñộ, ñộẩm mà còn phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng, tỷ lệ các phytohoocmon trong cây ở thời kỳ chiết.

- Chất lượng cành chiết bao gồm: ñộ lớn cành, vị trí cành,...

+ Việc chọn cành có ñộ lớn là bao nhiêu còn phụ thuộc vào sự phát triển cành của các giống. + Vị trí cành chiết: Dù là cành chiết có ñộ lớn to hay nhỏ ñều phải ñảm bảo các cành chiết ñược lấy trên các cây giống ñã ñược chọn ở thời kỳ sinh trưởng khỏe, cây có năng suất cao, ổn ñịnh, không có dấu vết sâu bệnh, cành ñã hóa gỗ, vị trí cành tốt nhất là những cành ở giữa tán và phơi ra ngoài ánh sáng, tuyệt ñối không sử dụng cành la, cành dưới tán, thiếu ánh sáng và cành vượt.

- Chất dinh dưỡng trong bầu: chất ñộn làm bầu chiết cần ñảm bảo ñủ dinh dưỡng không quá tơi xốp dễ mất nước và dễ làm xoay bầu.

- Trọng lượng bầu chiết tùy theo ñộ lớn của cành chiết mà xác ñịnh trọng lượng bầu chiết tương ứng 100 - 300g/bầu ñểñảm bảo ñủ dinh dưỡng cho rễ phát triển.

- ðểñảm bảo tỷ lệ cành chiết ra rễ cao, chất lượng bộ rễ và cây giống tốt thì ngoài việc xác ñịnh thời vụ chiết thích hợp cho từng giống, chọn cành chiết chất lượng tốt, chất ñộn bầu chiết có ñủ dinh dưỡng và ñộẩm thích hợp, việc thực hiện các thao tác chiết ñúng có ý nghĩa rất quan trọng.

- Khi chiết cần chú ý ñặc biệt ñến các khâu sau:

+ Chiều dài khoanh vỏ: tốt nhất bằng 1,5 - 2 lần ñường kính cành chiết. + Sau khi khoanh vỏ cần cạo bỏ hết lớp tế bào tượng tầng còn dính trên lõi gỗ. + Phần cành ñã bóc vỏ phải nằm ở giữa tâm của bầu chiết.

+ Bó bầu bằng giấy polyetylen ñể giữ cho bầu luôn ñủñộẩm. + Bầu ñược bó chặt không thể xoay bầu.

Vấn ñề sử dụng chất kính thích sinh trưởng thực vật trong chiết cành: Khi chiết cành có sử dụng chất kích thích sinh trưởng nhận ñược kết quả sau:

+ Tỷ lệ ra rễ cành chiết cao

+ Tốc ñộ ra rễ cành chiết nhanh, sớm có cây giống ñể trồng + Số lượng rễ trên bầu chiết nhiều hơn

+ Tăng tỷ lệ ra rễñối với những cây chiết khó ra rễ.

Một số chất tổng hợp ñược sử dụng trong giâm chiết cành: IBA, αNAA, IAA.

b. Phương pháp giâm cành

* Cơ sở khoa học: Dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và tính ñộc lập của chúng từ một bộ rễ, thân cành, lá và ngay cả tế bào nhỏ bé trong các mô.

* Ưu ñiểm:

- Các cây nhân ra hoàn toàn ñồng nhất với cây mẹ, có khả năng tồn tại lâu dài một kiểu gen, không có sự thay ñổi về di truyền, giữ ñược những ñặc tính sinh học và ñặc tính của giống muốn nhân.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa, kết quả.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu ban ñầu, hệ số nhân giống cao hơn chiết nhiều.

- Tốc ñộ nhân giống nhanh, sớm có cây giống phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Các ñột biến có lợi khó bị mất ñi bởi vì nó không phải trải qua quá trình phân bào giảm nhiễm.

* Nhược ñiểm:

ðối với các giống cây ăn quả nhất là những giống khó ra rễ, sử dụng phương pháp này ñòi hỏi phải có những trang thiết bị ñể có thểñiều khiển ñược ñiều kiện nhiệt, ẩm ñộ, ánh sáng trong nhà giâm cành và yêu cầu kỹ thuật cao hơn.

* Nhng yếu tốảnh hưởng ñến quá trình ra r ca cành giâm. - Yếu tố ngoại cảnh: nhiệt ñộ, ñộẩm, ánh sáng và nền giâm cành.

- Yếu tố nội sinh: giống, chất lượng hom giâm (tuổi hom, vị trí hom, dự trữ dinh dưỡng của hom,...)

* V vn ñề s dng cht kích thích sinh trưởng trong k thut giâm cành.

ðể xúc tiến sự phát triển của cành giâm người ta ñã sử dụng các chất kích thích tăng trưởng: IBA, αNAA, IAA, GA,...

Vấn ñề quan trọng là xác ñịnh nồng ñộ thích hợp và thời gian xử lý cần thiết cho cho mỗi giống trong ñiều kiện cụ thể.

- Nếu nồng ñộ cao thì thời gian nhúng trong khoảng vài giây. - Nếu nồng ñộ thấp thì thời gian nhúng sẽ dài hơn 10 - 20 phút.

Nội cho thấy xử lý chất kích thích ở nồng ñộ 2000 - 6000ppm trong thời gian ngắn rất có hiệu quả cho sự ra rễ của cành giâm.

c. Phương pháp ghép

* Cơ s khoa hc ca phương pháp ghép cây.

Dựa trên sự hoạt ñộng và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho gốc ghép và mắt ghép liền nhau. Sau khi ñã gắn liền rồi mô mềm ở chỗ tiếp xúc phân hóa thành hệ thống mạch dẫn do ñó nhựa nguyên và nhựa luyện lưu thông giữa gốc ghép và thân cành ghép làm cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.

* Nhng ưu và nhược ñim ca phương pháp ghép.

- Cây ghép sinh trưởng, phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt ñộng tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với ñiều kiện khí hậu, ñất ñai,... của cây gốc ghép.

- Giữñược ñặc tính của cây giống muốn nhân. - Cây ghép sớm ra hoa kết quả.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây ñối với ñiều kiện ngoại cảnh bất lợi như: hạn, úng, rét, sâu bệnh,...

- ðiều tiết sự sinh trưởng của cây ghép. Khi chọn ñược những tổ hợp ghép thích hợp có thểñiều chỉnh cho cây lùn ñi hay cao hơn.

- Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống cây quý.

- Hệ số nhân giống cao. Trong một thời gian ngắn có thểñáp ứng nhu cầu của sản xuất.

* Mi quan h gia gc ghép và cành ghép.

Sau khi ghép cây sống, thân và cành là một cơ thể thống nhất hoàn chỉnh. Tuy gốc ghép không ñể cành lá nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ rất phức tạp về nhiều mặt.

Ảnh hưởng của gốc ghép ñến thân ghép:

- Gốc ghép ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng của thân ghép: Các giống cam quýt ñều sinh trưởng yếu ñi. Tán cây thấp hơn khi ghép trên gốc ghép là poncirus trifoliata và khi ghép ngược lại thân sinh trưởng mạnh, tán cao hơn khi gốc ghép là bưởi chùm.

- Gốc ghép làm ảnh hưởng ñến sự ra hoa kết quả của thân ghép. Cam valencia ghép trên gốc chanh thường và chanh lime cho quả sớm hơn ghép trên gốc chanh Cleopatre.

- Gốc ghép làm ảnh hưởng ñến khả năng chống chịu của cây ghép. - Ảnh hưởng của thân ghép ñến gốc ghép:

- Thân cành ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển bộ rễ gốc ghép. Vì vậy thân cành ghép có mối tương quan thuận ñến sự sinh trưởng của thân, cành ghép.

- Cam chanh, quýt Ôn Châu ghép lên gốc ghép P. trifoliata, cam ñắng có khả năng chịu rét cao hơn. * Yêu cu ca ging làm gc ghép - Giống làm gốc ghép sinh trưởng khỏe và có khả năng thích ứng rộng với ñiều kiện ñịa phương. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh nhất là ñối với những bệnh virus. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu với ñiều kiện ngoại cảnh bất thuận. - Giống gốc ghép là giống sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụở gốc cây con. Ngoài gieo hạt có thể giâm cành làm gốc ghép.

* Nhng yêu cu k thut ñể nâng cao t l ghép sng và t l thành cây.

- Có vườn cây gốc ghép sinh trưởng tốt - Chọn cành, chọn mắt ghép tốt

- Chọn thời vụ ghép tốt

- Thao tác kỹ thuật ghép: ñây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết ñịnh, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép.

- Chăm sóc bảo vệ cây sau khi ghép: Tuân thủ các khâu kỹ thuật.

d. Phương pháp nuôi cy trong ng nghim - nhân ging invitro

Cơ sở khoa học dựa theo tính toàn năng của tế bào. Ưu ñiểm cơ bản:

- Tạo ra ñược những cây giống khỏe, sạch virus và các loại bệnh khác.

- Tạo ñược những dạng cây non dùng làm nguồn nguyên liệu bổ sung cho công tác chọn lọc giống.

- Cho phép duy trì nòi giống những giống cây quýt mà bản thân những giống ñó khó nhân giống bằng các phương pháp khác hoặc nhân giống bằng phương pháp khác không tốt.

- Hệ số nhân giống rất cao và ñồng ñều.

Một phần của tài liệu giáo trình cây trồng đại cương (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)