Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương tình, phương pháp, trang thiết bị, hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

2.2.3.Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương tình, phương pháp, trang thiết bị, hình thức tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc

tiểu học

- Mục tiêu: Do quá trình tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chỉ mới triển khai ở một vài địa phương , mang tính đơn lẻ, cá biệt, vẫn còn nặng về tính phong trào. Ở một số trường tiểu học có dự án tầm nhìn thế giới hỗ trợ sau khi dự án kết thúc thì không có kinh phí hoạt động, các đơn vị vẫn tiếp tục nhận trẻ khuyết tật vào học hòa nhập, nhưng hòa nhập chỉ mang tính tự do không có sự đầu tư về chuyên môn và chưa có định hướng rõ ràng.

Vì vậy, mục tiêu của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương trong giai đoạn đầu vẫn mang tính phong trào, chủ yếu là huy động được số lượng trẻ khuyết tật ra lớp càng nhiều càng tốt, các cơ sở giáo dục chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đánh giá chất lượng đào tạo cho từng trẻ khuyết tật.

Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đã bước đầu xác định rõ mục tiêu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, trên cơ sở vừa thực hiện tốt nhiệm vụ huy động trẻ khuyết tật ra lớp và cũng đồng thời quan tâm đến chất lượng đào tạo về mọi mặt. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho trẻ khuyết tật phát huy khả năng còn lại của mình đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của toàn xã hội.

- Về nội dung chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học trong những năm qua được các trường tiểu học hòa nhập thực hiện trên cơ sở nội dung chương trình của bậc tiểu học, có điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đối tượng trẻ khuyết tật, có điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đối tượng trẻ khuyết tật. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau về phương pháp, cách thức điều chỉnh nên nội dung chương trình dạy học ở trường tiểu học hòa nhập vẫn chưa phù hợp với từng đối tượng trẻ khuyết tật.

- Về phương pháp dạy học hòa nhập cùng với việc điều chỉnh về nội dung chương trình thì phương pháp giảng dạy hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học cũng là vấn đề cần quan tâm đúng mức nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong những năm qua hầu hết đội ngũ cán bộ, giáo viên sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hòa nhập. Qua kết quả khảo sát về tính phù hợp của nội dung chương trình và phương pháp dạy học hòa

nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học hiện nay, đối với các đối tượng cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh đã cho thấy:

Chỉ số trung bình của các đối tượng: Cán bộ quản lý: 1.52, giáo viên tiểu học: 1.34, phụ huynh học sinh: 1.33 (bảng 6)

Bảng 6: Bảng tính chỉ số trung bình của các đối tượng về nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát CBQL

N = 50 Giáo Giáo viên N = 100 Phụ huynh N = 100 Nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy

các lớp giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương hiện nay là phù hợp.

1.52 1.34 1.33

Với chỉ số trung bình của các đối tượng tương đối thấp, qua đó các đối tượng đã khẳng định nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy hiện nay tại các trường tiểu học là chưa phù hợp. Trong thực tế cho đến nay ngành giáo dục mới chỉ chủ động tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho một số đối tượng cán bộ và giáo viên của một số trường tiểu học về chuyên đề: “Dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ” trong năm 2010 vừa qua.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường tiểu học trong những năm qua chưa được bồi dưỡng thường xuyên nên chưa có được phương pháp dạy học phù hợp.

- Về trang thiết bị dạy học hòa nhập hầu hết các trường sử dụng các đồ dùng của bậc học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nhìn chung về trang thiết bị dành cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chưa được đầu tư ngân sách cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học. Qua kết quả khảo sát cho thấy với chỉ số trung bình: Cán bộ quản lý: 1.64, Giáo viên tiểu học: 1.78, phụ huynh: 1.24 (bảng 7). Đây là chỉ số tương đối thấp đã cho chúng ta thấy rõ nguồn ngân sách sử dụng cho giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương trong những năm qua là chưa phù hợp, trang thiết bị dạy học đối với lĩnh vực này chưa có nguồn kinh phí đầu tư, các phương tiện phục vụ cho giáo dục hòa nhập chưa được trang bị. Vì vậy, để công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương trong những năm đến đạt được mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ khuyết tật thì cần

phải huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài xã hội hỗ trợ cho công tác giáo dục hòa nhập.

Bảng 7: Bảng tính chỉ số trung bình của các đối tượng về nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát CBQL

N = 50 Giáo Giáo viên N = 100 Phụ huynh N = 100 Công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại

địa phương đã được đầu tư nguồn ngân sách phù hợp.

1.64 1.78 1.24

Đồng thời, để công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học đạt hiệu quả cần thiết phải có một cơ quan chuyên môn nghiên cứu hỗ trợ về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học tham gia ở lĩnh vực này, trong những năm qua hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học tại một số trường tiểu học chỉ được tập huấn một số chuyên đề trong phạm vi hẹp, do một số dự án tổ chức bồi dưỡng trong thời gian ngắn, nhưng sau khi tập huấn xong thì không được triển khai thực hiện, vì thế hiệu quả đem lại cho quá trình tổ chức thực hiện không cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)