Kết quả giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

2.2.4.Kết quả giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Với thực trạng của công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua. Về nội dung chương trình dạy học chưa phù hợp với khả năng của trẻ, phương pháp dạy học chưa được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên (chỉ phụ thuộc vào một số dự án), các điều kiện trang thiết bị dạy học chưa được đầu tư trang bị. Vì thế, kết quả giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học tại địa phương trong những năm qua đạt khá khiêm tốn, các trường tiểu học hòa nhập mới chỉ bắt đầu huy động được một số trẻ khuyết tật ra lớp (hầu hết là những trẻ có tật nhẹ), chưa đi sâu vào chất lượng giáo dục và đào tạo.

Cho đến nay đã có 22 trường khuyết tật với tổng số lớp là: 162 lớp có số học sinh khuyết tật gồm từ lớp 1 đến lớp 5, đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận đối với công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh.

Giáo dục khiếm thị: Ở Việt Nam có khoảng 0,5% người ở độ tuổi đi học bị mù chiếm 0,05% trong tổng số 4,9% người khiếm thị, hiện nay chỉ có 0,4% trẻ được nhận vào các trường đặc biệt. Ở đó, đi đôi với việc duy trì, triển khai tốt các hoạt động dạy và học thường xuyên, các cơ sở giáo dục khiếm thị còn thực hiện tốt các chuyên đề đọc và viết chữ nổi sao cho nhanh, thi giải toán nhanh trên bàn, nhằm giúp trẻ khiếm thị theo kịp các trẻ bình thường ở trường hội nhập; hoặc khích lệ học sinh khiếm thị tìm hiểu, cảm nhận, yêu bộ môn văn, trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu có sáng kiến thi kể chuyện cho đối tượng tất cả học sinh khiếm thị của các trường cơ sở trên địa bàn thành phố; số học sinh có năng khiếu về thơ văn đều được khuyến khích tham gia cuộc thi sáng tác thơ, văn trên máy tính.

Giáo dục khiếm thính: Mục tiêu hàng đầu là phục hồi chức năng nghe – nói như là một phương tiện giao tiếp và tư duy là vấn đề khó khăn nhất trong công tác giáo dục trẻ khiếm thính. Do đó, các hoạt động đều chú trọng vào việc duy trì, phát huy tính chuyên cần, tích cực nghe giảng, phát triển ngôn ngữ; tăng cường làm đồ dùng dạy học. Thực tế khảo sát ở các trường khiếm thính Bình Chánh, Quận 12, Quận 6 đã cho các kết quả đáng khích lệ, động viên trẻ khuyết tật. Năm học 2010 -2011, các trường còn tổ chức giao lưu thăm lớp, dự giờ để rút kinh nghiệm về giảng dạy hai trường: Khuyết tật Quận 12, Hy vọng Q.1. Thông qua hoạt động trên, tác động đến phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và chất lượng công tác quản lý. Vì vậy, giúp trẻ học tập tốt, tiếp thu kỹ năng lao động và hòa nhập vào cộng đồng.

Giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ: Đối với học sinh chậm phát triển trí tuệ dạy học có khó khăn hơn nhiều. Các trường đã nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển các kỹ năng luyện ngôn ngữ, giao tiếp, tự phục vụ bản thân, giúp đỡ bạn bè, gia đình; vừa học văn hóa, học vẽ; học các kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông, các dịch vụ công cộng như đã và đang triển khai ở các trường Thánh Mẫu, Khuyết tật Gò Vấp, Tương Lai Q1… Đặc biệt, trường khuyết tật Cần Giờ đã có nhiều cố gắng đạt hiệu quả tốt trong việc chăm sóc trẻ bại não nặng phục hồi chức năng. Đối với trẻ bại não nhẹ có nhiều tiến bộ trong học văn hóa, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội học tập trong các trường phổ thông.

Song song với những kết quả đạt được thì vấn đề duy trì sĩ số trẻ khuyết tật tại các trường lớp hòa nhập ở thành phố trong giai đoạn hiện nay cần phải quan tâm đúng mức, theo số liệu điều tra về số lượng học sinh khuyết tật đã tham gia học tập các lớp hòa nhập với những lí do khác nhau (về điều kiện gia đình, về khả năng của bản thân và những vấn đề khác về vấn đề học tập . . .) nên các em đã học về sống tại địa phương. Tổng số trẻ bỏ học là 78 học sinh. Gồm các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 66)