13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
3.1.1. Các giải pháp phải thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đào tạo về giáo dục khuyết tật
Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục - đào tạo về giáo dục khuyết tật
Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nước ta là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em.Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 59 đã ghi rõ “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ tàn tật được học văn hóa và được học nghề phù hợp”. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, điều 06 đã nhấn mạnh: “Trẻ khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong điều trị, phục hồi chức năng để hòa nhập với cuộc sống xã hội, được thu nhận vào trường để học tập”. Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998, chương III, điều 16 đã nêu rõ: “Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt. Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng”. Nghị định số 55/ 1999/ NĐ-CP ngày 10-07-1999 của Chính phủ quy định về chế độ chăm sóc đối với người tàn tật, ngay từ điều 01 cũng đã ghi rõ: “Bảo vệ, giúp đỡ và
tạo điều kiện để người tàn tật hòa nhập vào cộng đồng là trách nhiệm của mọi gia đình, Nhà nước và xã hội. Người tàn tật còn sức khỏe và khả năng hoạt động, được hỗ trợ để học văn hóa, học nghề, tạo việc làm”. Nghị định đã quy định rất nhiều điều cụ thể về chế độ chăm sóc, ưu đãi đối với người tàn tật, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình có những chủ trương biện pháp cụ thể đối với người tàn tật. Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 17-04-1995 khẳng định: “Giáo dục trẻ em khuyết tật là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, trẻ em khuyết tật phải được hưởng quyền chăm sóc giáo dục”.
Phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục-đào tạo. Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 đã nêu rõ: “Trẻ em là con liệt sỹ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hòan cảnh khó khăn đặc biệt được Nhà nước và xã hội quan tâm giúp đỡ các điều kiện cần thiết để đạt trình độ giáo dục tiểu học”. Trong luật Giáo dục năm 2005, chương 03, điều 63 cũng nêu rõ: “Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức và cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng”. “Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập”. Quyết định số 23/ 2006/ QĐ-BGD&ĐT ngày 22/05/2006 của Bộ GD - ĐT ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật. Chiến lược phát triển giáo dục từ 2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu cho giáo dục khuyết tật: “Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020”.