ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬPTRẺ KHUYẾT TẬT Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬPTRẺ KHUYẾT TẬT Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Nhằm khắc phục trình trạng này, ngoài việc đầu tư trang thiết bị chuyên dùng (máy nghe, sách chữ nổi, bàn tính soroban, máy vi tính) – đồ dùng dạy học sinh khuyết tật, giáo viên rất cần được bồi dưỡng sử dụng thành thạo các thiết bị chuyên dùng. Đó là khâu quan trọng trong lĩnh vực đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên hệ giáo dục khuyết tật.

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺKHUYẾT TẬT Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH KHUYẾT TẬT Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Công tác giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục hòa nhập về khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng, trong những năm qua đã bước đầu tổ chức và đi vào hoạt động. Chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo đã có những chủ trương, những định hướng chỉ đạo quản lý triển khai thực hiện. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì thế hiệu quả đạt được chưa cao.

Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và thực trạng giáo dục trẻ khuyết tật của Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng ta thấy có nhiều thành tựu quan trọng. Thành tựu cơ bản nhất giáo dục khuyết tật thành phố là thống nhất, xác định được hướng phát triển và các bước đi phù hợp. Đào tạo được đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên có trình độ, tâm huyết để tiếp thu một cách có chọn lọc những kiến thức, phương pháp mới của các nước để vận dụng phù hợp vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và Thành Phố Hồ Chí Minh. Phối hợp bước đầu có hiệu quả với các lực lượng xã hội, các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng vào công tác vận động, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật thành phố. Năng lực giáo viên giảng dạy các trường khuyết tật thành phố được nâng lên một bước đáng kể; đảm đương việc tham gia biên soạn chương trình giáo dục và sử dụng tài liệu thực

hành giảng dạy, chăm sóc trẻ khuyết tật, phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố. Chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo đã bước đầu có những chủ trương chính sách đối với công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Ngành giáo dục và đào tạo đã bước đầu hình thành cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đây là những thuận lợi cơ bản đối với việc triển khai công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học trong thời gian đến.

Tuy nhiên, việc giáo dục trẻ khuyết tật của Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đứng trước một số vấn đề tồn tại. Trước hết, tiềm lực về chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật của các ban , ngành thành phố khá tiềm tàng, song việc phối hợp và tổ chức quản lý còn tản mạn, thiếu tập trung. Do nhiều ngành tổ chức, quản lý ở nhiều cấp độ nên chương trình, nội dung giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật ở các trường còn nhiều bất cập; chưa đáp ứng được yêu cầu học văn hóa và đầu ra cho học sinh khuyết tật đã đủ tuổi lao động, khi tốt nghiệp tiểu học hay trung học cơ sở. Việc tổ chức cho học sinh khuyết tật dự các kỳ thi tốt nghiệp ở một số trường còn gặp khó khăn. Do quy chế về chế độ tiền lương các ngành có sự khác biệt nên chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên các trường khuyết tật còn nhiều bất cập và khoảng cách. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường còn thiếu thốn, nghèo nàn. Do đó, chưa đáp ứng được nhu cầu phục hồi chức năng, học văn hóa, hướng nghiệp, học nghề của trẻ khuyết tật, nhất là đối tượng trẻ chậm phát triển trí tuệ. Công tác xã hội hóa giáo dục khuyết tật có tiến bộ, song hiệu quả có mức độ do chưa phù hợp với từng loại đối tượng khuyết tật.

Một trong những nguyên nhân chính của tồn tại trên là chưa có sự quản lý thống nhất đối với hệ thống các trường hệ giáo dục khuyết tật của Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các cấp chính quyền từ thành phố đến quận, huyện, phường chưa được thành lập, chưa có định hướng trong công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục hòa nhập, đây là một khó khăn không nhỏ đối với việc huy động toàn xã hội tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật và cũng là thách thức đối với địa phương trong việc thực hiện chỉ tiêu của ngành giáo dục – đào tạo là phấn đấu đến năm 2020 đưa 70% trẻ khuyết tật ra lớp. Đến nay đã có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, song địa phương chưa có giải pháp thu hút, chưa có biện pháp tổ chức phù hợp. Vì thế,

hiệu quả đạt được đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật còn thấp so với nhu cầu và nguyện vọng của toàn xã hội mong muốn.

Hiện nay, công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học ở Tp. Hồ Chí minh đang đứng trước những thời cơ và thách thức.Trong xu thế hiện nay, xu thế giáo dục trẻ khuyết tật trên toàn thế giới. Nhiều địa phương trong cả nước đã thực hiện thành công công tác giáo dục hòa nhập, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương khuyến khích triển khai công tác giáo dục hòa nhập, đây là những điều kiện thuận lợi để cho TP. Hồ Chí Minh sớm thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học. Hơn nữa, TP. Hồ Chí Minh đang được sự quan tâm, giúp đỡ của tổ chức CRS (Catholic Relief Services) đang tiến hành giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở một số quận trọng điểm: Gò Vấp, Phú Nhuận, Nhà Bè. Đây là những điều kiện thuận lợi, thời cơ mới đối với thành phố. Dự án dự kiến thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương kéo dài đến năm 2015, với thời gian 3 năm tuy không nhiều nhưng đủ để ngành giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đây cũng là cơ hội để các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố học tập kinh nghiệm tổ chức giáo dục hòa nhập đối với địa phương mình, trên cơ sở đó tiến tới tổ chức giáo dục hòa nhập trong toàn TP. Hồ Chí Minh.

Song với những thời cơ có được thì TP. Hồ Chí Minh cũng đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn trong việc thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đó là: Số lượng trẻ khuyết tật tương đối lớn, nhận thức của xã hội về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế. Đây là thách thức đối với việc huy động trẻ khuyết tật ra lớp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, về phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. Vì thế sẽ là cản trở lớn cho quá trình tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học. Một bộ phận không nhỏ trong toàn xã hội chưa có nhận thức đầy đủ về trẻ khuyết tật, về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua đã bước đầu triển khai thực hiện ở một số địa phương trong thành phố và đã đạt được một số kết quả ban đầu, đây là cơ sở để ngành giáo dục – đào tạo TP. Hồ Chí Minh làm nền tảng cho sự phát triển sau này.

Tuy nhiên, công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật TP. Hồ Chí Minh còn tồn tại các mặt yếu kém như: tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật ra lớp còn thấp, giáo viên còn nhiều hạn chế về năng lực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục chưa phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, nguồn kinh phí đầu tư còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, chưa có những chủ trương chính sách phù hợp với giáo dục hòa nhập…

Hiện nay địa phương đang đứng trước những thời cơ vô cùng thuận lợi, với xu thế phát triển của giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, với sự quan tâm đầu tư của lãnh đạo các cấp và của toàn xã hội, vì vậy để thực hiện thành công công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, đòi hỏi ngành giáo dục - đào tạo TP. Hồ Chí Minh phải biết vượt qua những thử thách, tranh thủ mọi thời cơ tìm ra giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật địa phương, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của toàn xã hội. Dựa vào những tiền đề lý luận đã nêu ở chương 1, căn cứ vào thực trạng được trình bày ở chương 2, chúng tôi đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học ở TP.Hồ Chí Minh trong chương 3 sau đây.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở BẬC TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)