13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
2.3.1. Thực trạng quản lý việc quán triệt chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương, của ngành giáo dục và đào tạo về giáo dục hòa nhập
chính quyền địa phương, của ngành giáo dục và đào tạo về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành trưng cầu ý kiến của 20 cán bộ quản lý thuộc cán phòng giáo dục, 30 cán bộ quản lý các trường tiểu học, 100 giáo viên tiểu học hiện đang công tác tại các trường tiểu học có lớp giáo dục trẻ khuyết tật, 100 phụ huynh học sinh ở các trường tiểu học. Cách tính điểm các trường hợp như sau: Phản đối hoàn toàn 00 điểm, không đồng ý cho 01 điểm, phân vân 02 điểm, đồng ý cho 03 điểm, hoàn toàn đồng ý cho 04 điểm. Sau đó tính trung bình cộng của tất cả các ý kiến khảo sát với từng nội dung khảo sát.
Trong những năm qua công tác quản lý giáo dục hòa nhập khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh đã bước đầu có những định hướng rõ nét.Chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo đã có chủ trương cụ thể trong công tác quản lý chỉ đạo, đã có những văn bản hướng dẫn việc tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật. Năm 2012 được sự hỗ trợ của tổ chức CRS (Catholic Relief Services) và Viện khoa học giáo dục, địa phương đã cử đi học 05 người cử nhân tật học tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, đây là lực lượng quan trọng trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên cho lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại thành phố hiện nay.
Năm học 2011– 2012 căn cứ nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đã có chủ trương cụ thể (công văn số: 3457/ SGD & ĐT) chỉ đạo công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương với những nhiệm vụ cụ thể:
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng về giáo dục khuyết tật, thực hiện các luật, chính sách quốc gia và công bằng xã hội đối với trẻ khuyết tật.
- Đẩy mạnh hoạt động đưa trẻ khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo giáo dục khuyết tật các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về giảng dạy và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các ngành học, cấp học, phối hợp với các ngành chức năng để tạo điều kiện phấn đấu xây dựng các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật tiến tới xây dựng: “Trung tâm nguồn giáo dục trẻ khuyết tật”.
Trên cơ sở đó ngành giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ cụ thể là:
- Huy động trẻ khuyết tật ra lớp và thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Căn cứ số liệu điều tra để huy động số lượng trẻ khuyết tật ra lớp, lấy ngày tòan dân đưa trẻ đến trường hằng năm để xác định số trẻ khuyết tật trong độ tuổi. Phòng Giáo dục và Đào tạo, từng trường học phối hợp với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, các cơ quan có liên quan ở địa phương nắm số lượng trẻ khuyết tật trong từng độ tuổi để huy động ra lớp, phối hợp với cơ sở y tế phân loại
trẻ khuyết tật, lập kế hoạch can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật trong nhà trường.
- Nhà trường thiết lập đầy đủ hồ sơ quản lý, theo dõi học sinh hòa nhập một cách chi tiết và cụ thể.
- Những đơn vị quận, huyện có điều kiện và có số trẻ khuyết tật cần tham mưu với các cấp lãnh đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban ngành ở địa phương nhằm giúp trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết để có thể theo học hòa nhập đạt kết quả tốt.
Đó là những chủ trương đúng đắn và cần thiết của ngành giáo dục và đào tạo với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Qua kết quả khảo sát các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học và phụ huynh về sự cần thiết phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với đội ngũ tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại thành phố hiện nay, đã cho thấy kết quả với chỉ số trung bình của các đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý các cấp: 3.12; giáo viên tiểu học: 3.12; phụ huynh: 3.05 (bảng 9)
Bảng 8: Bảng tính chỉ số trung bình của các đối tượng về nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát CBQL
N = 50 Giáo Giáo viên N = 100 Phụ huynh N = 100 Cần có những chủ trương, chính sách phù hợp với
đội ngũ tham gia công tác giáo dục trẻ khuyết tật 3.12 3.12 3.05 Đây là chỉ số trung bình rất cao đã cho thấy trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, địa phương chưa có điều kiện quan tâm đến lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, chưa có chủ trương, chính sách phù hợp đối với lĩnh vực này. Qua đó, đã khẳng định rằng để công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại TP. Hồ Chí Minh đạt được kết quả, đòi hỏi trong thời gian đến phải có sự nỗ lực tham gia của toàn xã hội, nhưng trước hết các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và ngành giáo dục – đào tạo cần sớm có những chủ trương, chính sách phù hợp với công tác giáo dục hòa nhập, với đội ngũ làm công tác giáo dục hòa nhập nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, giáo viên và các đối tượng khác nhau tham gia trong lĩnh vực giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật, đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ khuyết tật, đáp ứng sự mong đợi của các bậc phụ huynh và của toàn xã hội hiện nay.