Tăng cường nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

3.2.3. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Một trong những giải pháp đặc thù của quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học là công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát. Đây là công cụ quan trọng để xác định hiệu quả đạt được của quá trình thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Việc xây dựng kế hoạch là công cụ giúp các nhà quản lý có điều kiện tổ chức chỉ đạo và giám sát, nhằm đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị cơ sở và xác

định những sự hỗ trợ cần thiết trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó định hướng cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong thời gian đến của địa phương.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Nội dung của giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tậtcần phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản:

- Những thông tin về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Cần nắm rõ những thông tin cần thiết về số lượng trẻ khuyết tật, số lượng học sinh khuyết tật ra lớp, về loại tật, mức độ khiếm khuyết của các bác sỹ chuyên khoa, về mức độ phát triển của trẻ… ngoài ra nhà quản lý cần phải nắm thông tin về gia đình từng trẻ khuyết tật ở từng địa phương. Đây là cơ sở cho việc sử dụng kế hoạch tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở từng đơn vị. Thông tin về đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đây là cơ sở quan trọng cho việc bố trí nguồn lực tham gia công tác giáo dục hòa nhập. Thông tin về tình hình cơ sở vật chất, tình hình mạng lưới trường lớp ở các đơn vị cơ sở, về các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật như: tài liệu giảng dạy, trang thiết bị phục vụ cho lớp học… Thông tin về công tác can thiệp sớm, các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ khuyết tật (nhất là đối với những trẻ khuyết tật nặng).

- Xác định mục tiêu dài hạn. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục trẻ khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngành giáo dục địa phương tiến hành xây dựng mục tiêu dài hạn, thường thì mục tiêu dài hạn này được xây dựng để thực hiện trong thời gian từ 5 đến 10 năm. Mục tiêu được đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề còn yếu kém hoặc tăng cường những điểm mạnh để xác định ban đầu trong khảo sát về tình hình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương.

- Xác định mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những vấn đề cần thực hiện nhằm đạt được trong mục tiêu dài hạn. Mỗi bước nhỏ để đi đến việc hoàn thành mục tiêu dài hạn, thường được xây dựng dựa trên cấu trúc chung của toàn bộ các yếu tố liên quan đến công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Những mục tiêu ngắn hạn của kế hoạch tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật thường được xây dựng cho thời gian 6 tháng đến 1 năm, sau đó điều

chỉnh cho phù hợp với tình hình chung. Mục tiêu ngắn hạn phải là những vấn đề cụ thể về quá trình tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, về nội dung chương trình, về bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ…

- Xây dựng chương trình. Sau khi đã xác định được các mục tiêu ưu tiên và quyết định phân bổ nguồn lực, tiến hành sắp xếp công việc theo những chương trình cụ thể. Mục tiêu giáo dục sẽ được thực hiện trong các chương trình khác nhau, mỗi chương trình như vậy có tiến độ công việc được sắp xếp và triển khai hợp lý. Có thể xây dựng các chương trình như: Huy động số trẻ ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tiến hành can thiệp sớm…

- Hình thành các dự án. Việc hình thành các dự án sẽ chia nhỏ các chương trình thành các hoạt động cụ thể hơn. Mỗi dự án có đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thực hiện. Tiến độ cụ thể hóa trong lịch trình. Từng hoạt động giao cho các đơn vị chịu trách nhiệm và các mốc thời gian thực hiện từng bước hoạt động cũng được quy định rõ ràng.

Trên cơ sở nội dung kế hoạch đề ra, tiến hành chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đồng thời ngành giáo dục phải tiến hành công tác giám sát thực hiện tại các đơn vị cơ sở. Vấn đề giám sát sẽ giúp cho các nhà quản lý phát hiện những bất cập trong tổ chức thực hiện và có giải pháp điều chỉnh kịp thời theo đúng mục tiêu đề ra.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Tăng cường công tác kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đây là biện pháp quản lý quan trọng trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Nó được thể hiện bằng một quy trình liên tục bao gồm các vấn đề cụ thể: Xác định hiện trạng ban đầu - đề ra mục tiêu - lên kế hoạch - thực hiện kế hoạch - đánh giá, điều chỉnh. Vì thế đòi hỏi phải trải qua một tiến trình với thời gian dài, phải huy động nhiều lực lượng tham gia.

Để thực hiện tốt các tiến trình trên cần phải phối hợp các lực lượng ở đơn vị cơ sở như: Hiệu trưởng các trường tiểu học, chính quyền địa phương, đội ngũ giáo viên, các bậc phụ huynh và các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau. Huy động các lực lượng cộng đồng và ngoài xã hội tham gia vào công việc xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tính khả thi cao.

- Nhóm hỗ trợ cộng đồng ở xã, phường.

Giáo dục hòa nhập là một loại hình mang tính xã hội sâu sắc, để mọi người thừa nhận trẻ khuyết tật cũng có quyền bình đẳng như mọi trẻ embình thường khác, được chăm sóc về sức khỏe, được nuôi dưỡng và bảo vệ, được đến trường, được hưởng những quyền ưu tiên khác theo quy định của xã hội. Chính vì thế các cấp cần có quan điểm đúng đắn về giáo dục trẻ khuyết tật, cần phải tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật, tham gia quản lý và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Nhóm hỗ trợ cộng đồng ở các xã phường gồm có các thành phần như: Chủ tịch – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường; Hiệu trưởng – Hiệu phó chuyên môn – Tổ trưởng chuyên môn; Hội phụ huynh học sinh; Cán bộ Y tế xã, phường.

Đây là lực lượng nòng cốt, am hiểu địa bàn, nắm vững các thông tin về trẻ khuyết tật, về gia đình trẻ khuyết tật, về các điều kiện tiến hành giáo dục hòa nhập tại địa phương. Vì vậy họ sẽ phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học.

- Nhóm hỗ trợ cộng đồng ở quận, huyện gồm có các thành phần như: Chủ tịch – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện; Trưởng phòng – Phó trưởng phòng, cán bộ phụ trách chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Đây là đội ngũ cốt cán trong công tác quản lý tại các địa phương, sẽ góp phần quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo, giám sát công tác giáo dục hòa nhập tại địa phương.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w