Quản lý việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên và những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)

làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Theo luật giáo dục Việt Nam, điều tiên quyết để xây dựng chuyên ngành giáo dục khuyết tật, trước hết phải có đội ngũ giáo viên những người làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật . Tuy nhiên, tình hình đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên hệ giáo dục khuyết tật hiện nay đang phải đối diện với ba thực tế:

- Chưa có cơ sở đào tạo giáo viên hệ khuyết tật một cách có hệ thống, theo chương trình chính quy.

- Số lượng giáo viên hệ khuyết tật hiện có mới chỉ đảm bảo dạy cho 3% tổng số khuyết tật trong cả nước.

- Chất lượng giáo viên còn nhiều hạn chế, nhu cầu đòi hỏi về công tác tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên rất cao. Có thể nói phải bắt đầu từ đầu – từ vạch khởi điểm bằng 0.

Vào những năm cuối thế kỷ XX, cả nước mới có Trung tâm Đào tạo và phát triển giáo dục đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm và Đại học Quốc gia Hà Nội đào tạo một lớp giáo viên dạy trẻ khiếm thính. Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật của Viện khoa học Giáo dục được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép mở lớp thí điểm đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật ở trình độ cao đẳng sư phạm tại hai trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc (ở phía bắc) và Tiền Giang (ở Nam Bộ) trong năm học 1999 -2000.

Thực tại đó mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ (3%) yêu cầu giáo dục khuyết tật. Số giáo viên đương chức được đào tạo chủ yếu theo hình thức ngắn hạn, còn thiếu nhiều tri thức và kỹ năng sư phạm tật học. Nhiều địa phương muốn mở trường khuyết tật, nhưng đành bó tay vì không có giáo viên. Số giáo viên dạy hòa nhập đều hạn chế nhiều về sư phạm tật học.

Tháng 5 năm 1995, Trung tâm Giáo dục Trẻ khuyết tật thuộc Viện khoa học Giáo dục đã công bố số liệu về triển khai chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở 33 tỉnh thành trong cả nước, cùng 66 huyện, 926 xã, 1041 trường tiểu học; có 26.102 trẻ khuyết tật được huy động đến 11.086 lớp hòa nhập và 11.031 giáo viên phổ thông tham gia. Theo thống kê của Viện khoa học Giáo dục (năm 1998), cả nước có 66 cơ sở dạy trẻ khuyết tật theo hướng chuyên biệt với 554 giáo viên, trực tiếp dạy 3.677 trẻ khuyết tật các loại. Trong số đó có 22 trường của TP. Hồ Chí Minh, chiếm 33% tổng các cơ sở dạy trẻ khuyết tật.

Số lượng giáo viên của hệ thống giáo dục khuyết tật TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng được gần 30% yêu cầu giảng dạy trẻ khuyết tật. Trước thực tại đó công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường khuyết tật càng trở nên cấp bách.

Năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên các trường khuyết tật bao gồm ba yếu tố: Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm.

Về kiến thức, bao hàm không chỉ có học hàm, học vị, văn bằng chứng chỉ, mà cả kiến thức người giáo viên trau dồi, tiếp thu được qua các hình thức: Học ở trường lớp, tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tham khảo qua sách báo, và các thông tin đại chúng( đài, báo, vô tuyến truyền hình), qua các cuộc hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề.

Về kỹ năng, bao gồm các kỹ năng giảng dạy văn hóa, chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục hướng nghiệp cho trẻ khuyết tật.

Sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay ở Việt Nam là một mô hình còn rất mới mẻ, ở ngay tầm quốc gia cũng đang trong quá trình thử nghiệm, nhằm từng bước đúc kết thành lý luận để đưa vào vận dụng. Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên cần có thói quen đúc kết kinh nghiệm, sáng kiến trong giảng dạy và giáo dục.

Một đòi hỏi tất yếu nữa là người giáo viên của hệ giáo dục trẻ khuyết tật phải phấn đấu tự trang bị thêm nhiều hiểu biết về những tư tưởng giáo dục tiến bộ; những phương pháp giáo dục tiên tiến và thường xuyên bổ sung cho vốn hiểu biết của mình những kiến thức về: giáo dục học, tâm lý học, ngôn ngữ học, sinh lý học lứa tuổi, tật học… Đó sẽ là phương tiện, công cụ và là hành trang để người giáo viên hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình trước sự tôn vinh, kính trọng của xã hội.

Về kinh nghiệm, là sự đúc rút, tích lũy kinh nghiệm của giáo viên trong giảng dạy, trong cuộc sống để làm phong phú thêm hiểu biết, trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên. Ở đây, năng lực không thể tách rời phẩm chất, đạo đức phải có ở từng giáo viên khuyết tật.

Khi tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường khuyết tật, cần xác định rõ nhu cầu của người bồi dưỡng. Mà theo khái niệm hiện hành “ nhu cầu là sự chênh lệch, là khoảng cách giữa trình trạng hiện tại với trình trạng mong muốn”. Nói cách khác, nhu cầu được hiểu là khoảng cách giữa trình độ, kiến thức, kinh nghiệm, thái độ hiện có với trình độ cần phải có, cần đạt được để thực hiện công việc giảng dạy một cách có hiệu quả nhất.

Nhu cầu giáo viên cần được bồi dưỡng được thể hiện qua mô hình: Nhu cầu

Bồi dưỡng

Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần có

Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hiện có

Nhằm tổ chức bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên khuyết tật đạt hiệu quả, cần phải thông qua ba bước cụ thể:

1. Xác định lượng kiến thức, kỹ năng cần có (thông qua hồ sơ, văn bản) vừa quan sát tự đánh giá, nhận xét và sử dụng phiếu hỏi để thăm dò, phỏng vấn.

2. Phân tích kiến thức (lượng thông tin), các kỹ năng cần có với kiến thức, kỹ năng hiện có để xác định khoảng cách chênh lệch.

3. Xem xét, đánh giá đặc điểm nguồn lực (số lượng giáo viên, cán bộ quản lý cần bồi dưỡng) để lập kế hoạch, chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng có nhu cầu.

1.3.4. Quản lý việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc giáodục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w