13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815
3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục giáo dục trẻ khuyết tật. Vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương. Hiện nay, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trở thành xu hướng tất yếu của nhân loại thì vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ càng trở nên bức thiết hơn. Muốn huy động và duy trì tốt số lượng trẻ khuyết tật ở các lớp hòa nhập thì sự đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý tham gia giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức của đội ngũ về trẻ khuyết tật, trang bị những kiến thức cơ bản về nội dung chương trình, về phương pháp tổ chức, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật… Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện một cách có hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác giáo dục trẻ khuyết tật phải được xem xét dựa vào yêu cầu thực tiễn về quy mô trường, lớp ở địa phương. Căn cứ số lượng trẻ khuyết tật, loại tật theo số liệu điều tra khảo sát mà có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ tham gia trong lĩnh vực này.
Phải huy động, tối đa lực lượng đội ngũ cán bộ phụ trách chuyên môn bậc tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ và giáo viên ở các Trường Tiểu học tham gia công tác giáo dục trẻ khuyết tật, đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu đã được đào tạo cơ bản trong lĩnh vực giáo dục phổ thông hiện đang tham gia công tác giáo dục ở bậc tiểu học.
Để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng phù hợp, có thể tiến hành xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trong lĩnh vực này. Hoặc tiến hành đào tạo, bồi dưỡng từ xa, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm…
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý:
Dựa vào nền tảng lực lượng cán bộ quản lý của ngành học và bậc học hiện có tiến hành thành lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đối tượng quản lý các cấp như: Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý các trường tiểu học. Tập trung vào những nội dung cơ bản đó là:
- Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Các văn bản pháp lý, các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo về công tác giáo dục trẻ khuyết tật.
- Một số lý luận về công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật, đi sâu vào công tác quản lý bậc học, nhà trường tiểu học.
- Các nội dung quản lý trường tiểu học hòa nhập.
- Các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường tiểu học.
- Những thông tin mới nhất về khoa học quản lý giáo dục, quản lý ở trường tiểu học trẻ khuyết tật.
- Nghiệp vụ quản lý trường tiểu học khuyết tật (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng bộ máy…).
- Công tác chuyên môn: Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy các lớp khuyết tật.
Ngoài ra, tùy theo từng đối tượng với những yêu cầu khác nhau của các cán bộ quản lý có thể tham gia bồi dưỡng một số nội dung chuyên môn cần thiết bổ sung cho quá trình quản lý chỉ đạo.
Đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục trẻ khuyết tật.
Trước hết, để đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay về việc tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương, lấy lực lượng giáo viên tiểu học tại các trường tiểu học làm nòng cốt, tiến hành bồi dưỡng chuyên môn dạy học trẻ khuyết tật cho đội ngũ theo kế hoạch thường xuyên và định kỳ của ngành với các nội dung cơ bản: Công tác tổ chức giáo dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học; xây dựng nội dung chương trình và phương pháp dạy trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học; các kỹ năng dạy trẻ khuyết tật; công tác quản lý lớp dạy trẻ khuyết tật.
Đồng thời, để thực hiện phương án mang tính chiến lược lâu dài cho công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương, thì ngành giáo dục cần phải có kế hoạch tuyển chọn lực lượng gởi đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành tật học tại các lớp chính quy của các trường sư phạm.
3.2.5.3. Cách tiến hành
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giáo dục trẻ khuyết tật là công việc thường xuyên của ngành giáo dục. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi phải xây dựng một quy trình cụ thể:
- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ. - Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng.
- Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đã được xây dựng và phê duyệt của các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục phối hợp với “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật” tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
Đồng thời, để chuẩn bị đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển của công tác giáo dục trẻ khuyết tật tại TP. Hồ Chí Minh. Ngành giáo dục phải có kế hoạch và đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp tại các trường như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Huế.
3.2.6. Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động và quản lý các nguồnlực tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật