Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

3.2.2. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.

Nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật có vai trò hết sức quan trọng, nó góp phần quyết định sự thành công đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, việc tuyên truyền đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học sẽ cung cấp kịp thời cho cộng đồng những thông tin cần thiết về trẻ khuyết tật, về quan điểm tiến bộ của thế giới trong việc nhìn nhận, đánh giá trẻ khuyết tật… Trên cơ sở đó giúp cho toàn thể cộng đồng nhận thức đầy đủ về trẻ khuyết tật, làm cho mọi người thấy được khả năng của trẻ khuyết tật và những lợi ích do công tác giáo dục hòa nhập đem lại, nhằm huy động toàn thể xã hội tham gia tích cực và hiệu quả đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

3.2.2.2. Nội dung của các giải pháp.

Để nâng cao nhận thức cho toàn thể cộng đồng về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phải tập trung thực hiện tốt các vấn đề cơ bản đó là:

- Làm cho mọi người thấy được những khiếm khuyết của bản thân trẻ khuyết tật không phải nguyên nhân do bản thân trẻ mà đó chính là do xã hội đem lại. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống xã hội loài người: như hậu quả chiến tranh để lại, chất độc hóa học trong trồng trọt chăn nuôi… bằng các tài liệu từ các hội nghị Quốc tế và công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật.

- Làm cho mọi người thấy được khả năng còn lại của trẻ khuyết tật trong cuộc sống có khả năng đóng góp vào sự phát triển chung của toàn thể cộng đồng.

- Làm cho mọi người thấy được những lợi ích của giáo dục hòa nhập đem lại: nguồn kinh phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả mang lại cao, giúp trẻ hòa nhập tốt vào cộng đồng, giảm đi gánh nặng đối với gia đình và toàn xã hội.

- Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Không nhận trẻ khuyết tật bằng sự thương hại mà phải thực sự tôn trọng, thương yêu, sẵn sàng chia sẻ

những mất mát, thiệt hại của bản thân trẻ khuyết tật. Toàn thể cộng đồng cùng hợp tác trong công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Tuyên truyền các biện pháp hỗ trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật nhằm giúp cho toàn thể cộng đồng nắm được cách thức giúp đỡ trẻ khuyết tật ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, giúp trẻ tiến bộ nhanh lên.

- Tuyên truyền công tác can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật đây là một trong những nội dung rất cần thiết trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Bởi vì, đối với trẻ khuyết tật công tác can thiệp sớm sẽ giúp hạn chế được những khiếm khuyết của bản thân, được hỗ trợ kịp thời trẻ sẽ phát triển tốt hơn trong môi trường xã hội. Đối với gia đình và xã hội thì công tác can thiệp sớm sẽ giảm bớt gánh nặng về tài chính trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ sau này.

- Hầu hết các gia đình khi có trẻ khuyết tật đều gặp những vấn đề nan giải: Chịu những chi phí về thuốc điều trị, viện phí, phẫu thuật trong thời gian dài, gây một gánh nặng về tài chính. Sợ hãi, kiệt sức do gia đình phải thường xuyên giải quyết những vấn đề liên quan đến trẻ như: Phương tiện đi lại, nhất là đối với các gia đình ở xã, các cơ sở y tế. Cha mẹ phải nghỉ việc để đưa trẻ đi khám bệnh, điều trị, phải dành nhân lực để trông nom, chăm sóc trẻ. Thường xuyên ở trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, đặc biệt khi phải chăm sóc trẻ khuyết tật nặng.Có cảm giác ganh tị với người khác không có con khuyết tật, cảm thấy tủi thân như bị bỏ rơi so với anh chị em trong gia đình. Đó là những vấn đề nan giải mà cha mẹ và gia đình trẻ khuyết tật phải đối mặt gần như suốt cuộc đời đứa bé, tuy mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự tiến triển của trẻ và sự nhận thức của cha mẹ về tình trạng của con mình.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Để tiến hành công tác tuyên truyền cần thành lập một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm phối hợp với các đơn vị chuyên môn các ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn. Ngành giáo dục chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu về nội dung tuyên truyền. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản quy định, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật để xây dựng các nội dung tuyên truyền phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Phối hợp với các ban ngành liên quan như Sở Tài chính - Vật giá, Ủy ban Dân số - Gia đình -Trẻ em, Sở thương binh - Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình địa phương… phối hợp để đề xuất nguồn kinh phí, xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tuyên truyền.

Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đối với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học, đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ và thường xuyên liên tục ở nhiều đối tượng khác nhau. Trước hết, phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp, các địa phương, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục và thành viên trong cộng đồng.

- Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp, các địa phương, cần tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại địa phương. Thông qua các hội nghị chuyên đề bàn về công tác giáo dục trẻ khuyết tật hằng năm.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục cần tuyên truyền giúp họ nắm được những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, những định hướng của ngành giáo dục về công tác tổ chức giáo dục hòa nhập, những thành tích do công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đem lại… Đây là kiến thức vô cùng quan trọng đối với lực lượng này trong quá trình tham gia tuyên truyền và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, sẽ giúp họ có định hướng đúng trong công tác chỉ đạo, quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Đây là điều kiện cần thiết để giáo dục hòa nhập đạt được mục tiêu đề ra.

- Đối với các thành viên trong cộng đồng và phụ huynh học sinh các trường tiểu học thông qua các hoạt động như: sinh hoạt tổ dân phố, hội họp định kỳ hằng năm và thông qua các hoạt động khác… ngoài việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, cần phải làm cho họ thấy được những ích lợi do giáo dục trẻ khuyết tật đem lại, thấy được nguyên nhân khuyết tật của trẻ do xã hội, cần trang bị cho họ những hiểu biết về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, về công tác can thiệp sớm trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó huy động toàn bộ các lực lượng trong cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, là cho các

bậc phụ huynh bớt đi những mặc cảm về gia đình có trẻ khuyết tật, hợp tác đối với cộng đồng xã hội, với các cơ quan chuyên môn trong công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Đây là yếu tố quan trọng nhằm giảm đi nguồn kinh phí của gia đình và xã hội đối với trẻ khuyết tật, tạo điều kiện cho bé hòa nhập hiệu quả vào cộng đồng.

- Đối với học sinh ở trường tiểu học, các em là thành viên trong các lớp hòa nhập thông qua các hoạt động của lớp, của nhà trường và các hoạt động khác của Sao nhi đồng. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh qua các chủ điểm hàng tuần, hàng tháng… với các nội dung giáo dục phù hợp, trang bị cho các em những hiểu biết về trẻ khuyết tật, về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, qua đó sẽ giúp các em thân thiện hơn, gần gũi hơn với trẻ khuyết tật, giúp nhau trong vui chơi, trong học tập, trong sinh hoạt… giúp trẻ khuyết tật xóa đi những mặc cảm với cộng đồng xã hội, trẻ khuyết tật sẽ vượt qua khó khăn của chính bản thân mình mà hòa nhập tốt vào cộng đồng.

Đồng thời thông qua các hoạt động khác, ngành giáo dục phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Công đoàn,… tổ chức thông tin kịp thời đến toàn thể cộng đồng những nội dung cần thiết về công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Hằng năm, nhân ngày 18 tháng 4 “Ngày người khuyết tật Việt Nam” triển khai các hoạt động thiết thực ủng hộ người khuyết tật, trên cơ sở đó tiến hành tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và tuyên dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

3.2.3. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, tổchức chỉ đạo và giám sát công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w