Thực trạng việc tổ chức bộ máy quản lý giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật ở bậc tiểu TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

2.3.2.Thực trạng việc tổ chức bộ máy quản lý giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật ở bậc tiểu TP Hồ Chí Minh

khuyết tật ở bậc tiểu TP. Hồ Chí Minh

Kể từ năm 2012 ngành giáo dục và đào tạo đã có những chủ trương trong công tác quản lý chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học.

Tham mưu với lãnh đạo địa phương thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật của thành phố, quận và cơ sở, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật của đơn vị. Có kế hoạch bổ sung, bố trí cán bộ, chuyên viên theo dõi trẻ khuyết tật.

Trong thực tế cho đến nay thì ngành giáo dục chỉ mới bước đầu phân công một số cán bộ, chuyên viên ở các cấp làm kiêm nhiệm công tác này.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Đồng chí phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm theo dõi giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Chuyên viên phụ trách chuyên môn bậc tiểu học trực tiếp theo dõi công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Trên cơ sở phối hợp với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em thành phố để thực hiện.

Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Phân công 1 đồng chí cán bộ phụ trách bậc học phổ thông (tổ phổ thông) tham gia công tác giáo dục hòa nhập.

Đối với các trường tiểu học: Giao nhiệm vụ quản lý chỉ đạo cho Ban giám hiệu nhà trường và trực tiếp là các đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và theo dõi thường xuyên, trên cơ sở đó đề xuất kịp thời những giải pháp phù hợp.

Đó là những kết quả bước đầu đạt được đối với công tác quản lý chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học của ngành giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh.

Song đến nay về hệ thống Ban chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật từ thành phố đến cơ sở chưa được thành lập, đây cũng là những khó khăn của địa phương trong việc triển khai công tác giáo dục hòa nhập.

Qua kết quả khảo sát về tính hợp lý của cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy với chỉ số trung bình của các đối tượng: Cán bộ quản lý: 1,12; giáo viên tiểu học: 0,98; phụ huynh: 1,00 (bảng 10)

Bảng 9: Bảng tính chỉ số trung bình của các đối tượng về nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát CBQL

N = 50 Giáo Giáo viên N = 100 Phụ huynh N = 100 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công tác giáo

dục trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại địa phương hiện nay là phù hợp.

1.12 0.98 1.00

Với chỉ số trung bình rất thấp đã cho thấy trong những năm qua cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương là chưa hợp lý, còn nhiều bất cập đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục hòa nhập tại địa phương nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Đây cũng là những hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời, sớm có định hướng thành lập cơ cấu tổ chức và ban chỉ đạo phù hợp với tình hình của địa phương, để công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học đạt được kết quả theo mục tiêu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71)