Các giải pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80)

13. Tương Lai Q5 80 22 18 25 10 15 14 Hy Vọng Q675200815

3.1.2.Các giải pháp phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học tại TP. Hồ Chí Minhđã và đang bước đầu triển khai ở hầu hết các quận, huyện trong thành phố. Tính đến nay, số lượng trẻ khuyết tật ra lớp chiếm tỉ lệ 35.5% trẻ khuyết tật trong

thành phố, tuy nhiên số trường, lớp hòa nhập còn rất ít và hầu hết các trường đều tổ chức giáo dục hòa nhập tự do chưa thống nhất trong chỉ đạo.

Một số trường tiểu học được sự hỗ trợ của các tổ chức như: Tầm nhìn thế giới, tổ chức CRS (Catholic Relief Services) đã tiến hành tập huấn một số đợt ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tham gia công tác giáo dục hòa nhập. Đây cũng là lực lượng nồng cốt trong việc tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh đưa trẻ em khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng, đồng thời đội ngũ này đã góp phần không nhỏ đến việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Năm học 2012 – 2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có những văn bản chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, với những nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành học, cấp học.

Việc xác định số lượng từng loại tật đối với trẻ khuyết tật hiện nay tại địa Phương đã có số liệu thống kê hằng năm nhưng vẫn chưa chính xác, do khả năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra còn nhiều hạn chế chưa được đào tạo, vì thế để thực hiện công tác này đòi hỏi cần phải có đội ngũ với trình độ chuyên môn chuyên sâu tham gia trong lĩnh vực này.

Hiện nay ở bậc tiểu học chưa có nội dung chương trình, sách giáo khoa chính thức dạy trẻ khuyết tật , chưa có chế độ cụ thể cho đội ngũ cán bộ , giáo viên tham gia trong lĩnh vực này, các bậc phụ huynh chưa được tư vấn về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật. Bộ máy quản lý chỉ đạo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật các cấp chưa được thành lập, các quận, huyện, chưa có kế hoạch tổ chức tuyên truyền và vận động toàn xã hội tham gia công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, nguồn ngân sách dành cho giáo dục hòa nhập chưa được đầu tư, trang thiết bị phục vụ chưa được trang bị.

Với những thực tế của địa phương về tình hình tổ chức thưc hiện, quản lý chỉ đạo công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của các bậc phụ huynh. Vì vậy việc đề ra các giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc tiểu học cần có các bước đi phù hợp với địa phương TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở bậc Tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 80)