2.1.2.1. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1975
Tiền thân của loại hình trường khuyết tật ở nước ta hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XIX, khởi đầu bằng sự ra đời của trường dạy trẻ khiếm thính (điếc) ở Thuận An (thuộc Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một), nay là huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, thuộc địa bàn Miền Đông Nam bộ, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30 km.
Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ở Sài Gòn có một viên chức tên là Nguyễn Văn Chí mắc phải chứng đau mắt rất nặng. Ông đã xin sang Pháp chữa trị, nhưng rút cuộc vẫn bị mù. Trong thời gian lưu lại ở Pháp, ông nhận thấy chữ nổi Braille là phương tiện học tập cần thiết cho người khiếm thị. Ông quyết học cho được. Năm 1898, Nguyễn Văn Chí trở về Việt Nam và bắt đầu truyền bá chữ nổi Braille cho những người khiếm thị; mở ra bước ngoặt cho việc giáo dục những người khiếm khuyết về mắt.
Cùng các thân hữu, ông Nguyễn Văn Chí đã suy nghĩ, tìm tòi, áp dụng các mẫu tự Pháp ngữ, đặc biệt là 26 mẫu tự không có dấu; dùng làm chữ cái Việt Nam, cùng các sáng kiến nhằm tạo nhiều ký hiệu cho chữ Braille Việt ngữ.
Sau năm năm hoạt động, năm 1903, ông Nguyễn Văn Chí đã thành lập trường khiếm thị đầu tiên ở Chợ Lớn; cũng là trường khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam. (Địa điểm đặt trường nằm trong khuôn viên của bệnh viện chợ Rẫy ngày nay).
Trường thực hiện giảng dạy theo chương trình tiểu học, nhưng chỉ tương đương từ lớp 1 đến lớp 3 (Ecole élémentaire). Tuy nhiên, trường chỉ tồn tại được 5
năm thì phải giải tán vào năm 1908, vì không được tài trợ, ngay sau khi ông Nguyễn Văn Chí qua đời.
Năm 1926, chính quyền Pháp quyết định thành lập trường khiếm thị công lập đầu tiên tại số nhà 182, đường J. Jaeques Rousseau – Chợ Lớn, (nay là đường Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP. HCM), mang tên Trường Người Mù (Ecole des Aveugles), do ông Luzergues (mới tốt nghiệp Nhạc viện Paris – Conservatoire de Music) làm hiệu trưởng khiếm thị đầu tiên ở Việt Nam. Trong số giáo viên của trường có một số người Pháp khiếm thị dạy văn hóa và huấn luyện.
Trường Người Mù (Chợ Lớn) dạy nam sinh theo chương trình tiểu học (Ecole Primaire), với các lớp từ 1 đến 5. Dưới sự điều hành của ông Lurergues, học sinh khiếm thị được quan tâm nhiều hơn.Ông đặt biệt chú trọng việc hướng nghiệp hơn dạy văn hóa.Chủ yếu trường dạy về nhạc cụ. Trường có một đội ngũ kèn đồng nổi tiếng, được đi biểu diễn ở nhiều nơi; nhất là vào các dịp lễ hội. Trường tổ chức các bộ phận sửa chữa đèm, đan ghế phô – tơi (bằng mây), làm bàn chải và đóng áo quan… Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai; Trường Người Mù phải đóng cửa và ông Luzergues trở về Pháp.
Năm 1952, sau khi thực dân Pháp tái lập chế độ trực trị ở Nam kỳ, đã cho mở Trường tiểu học mù cho nam sinh ở số nhà 61 đường Đỗ Hữu Vị, (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng, Q.1, TP.HCM), ngay trong khuôn viên của Trường Kỹ Nghệ Cao Thắng. Trường do ông Nguyễn Văn Hằng làm hiệu trưởng. Sau Hiệp nghị Giơnevơ (1954), trường trở về trụ sở cũ tại 182 đường J. Jacques Rousseau (Chợ Lớn), lấy tên là Trường Nam Sinh Mù, thuộc hệ công lập, bậc tiểu học, học sinh được ăn ở nội trú. Tài liệu giảng dạy đều do thầy hiệu trưởng dịch các tài liệu từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, rồi chuyển qua kiểu chữ nổi Braille, để sử dụng dễ dàng hơn.
Năm 1958, có một phụ nữ khiếm thị là bà Genevieve Caulfield, (quốc tịch Mỹ), vốn là một nhà giáo khiếm thị hoạt động nhân đạo ở nhiều nước, đã sang Việt Nam nghiên cứu và đề nghị chính quyền mở trường học cho nữ sinh khiếm thị. Nhờ đó, ngày 28 tháng 3 năm 1958, trường công lập đầu tiên dành cho nữ sinh khiếm thị đã được thành lập, đặt tại số 01 đường Nguyễn Trãi (Chợ Lớn), do bà
Phó Thị Lang Tài làm hiệu trưởng. Giáo viên của trường phần lớn là các nữ tu sĩ.Khi mới thành lập, nữ sinh của trường dao động trong khoảng 15 đến 20 em. Chương trình học bao gồm các môn văn hóa bậc tiểu học; môn sinh hoạt hàng ngày và học nghề thủ công (đan áo ấm, làm ấm trải bàn).
Sau khi học xong bậc tiểu học, các nữ sinh sẽ trở về gia đình. Trường hợp học giỏi sẽ được nhận học bổng để tiếp tục học lên bậc trung học, ở trường tư thục Bác Ái hoặc trường Nữ Gia Long. Cá biệt có học sinh xuất sắc, còn được gửi đi học ở Hoa Kỳ.
Đối với trường nữ sinh khiếm thị (Chợ Lớn) năm 1973, cũng có sự thay đổi lớn: Trường chuyển từ 01 Nguyễn Trãi về số 184 đường J. Jacques Rousseau (đường Nguyễn Chí Thanh). Như vậy trường Nam Sinh mù nằm sát cạnh trường Nữ sinh mù, hoạt động song song; một bên nuôi dạy nữ sinh, một bên nuôi dạy Nam sinh. Hiệu trưởng trường Nam sinh mù là ông Phan Văn Sương, trường Nữ sinh mù là bà Phó Thị Lang Tài. Đặc biệt sau năm 1965, trường nữ sinh mù có 5 giáo viên tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên giáo dục khiếm thị ở trong nước và nước ngoài trực tiếp giảng dạy.
Tại Sài Gòn, những năm 60, ngoài hai trường Nam sinh mù và Nữ sinh mù, còn có trường tư thục khiếm thị đầu tiên, được thành lập năm 1963, do các tu sĩ dòng La San (The Catholie Lasall Brothes) mở chon am sinh khiếm thị. Trường đặt tại La San Nghĩa ở số 282 đường Hiền Vương, (nay là khuôn viên trường Lê Lợi, đường Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM). Trường tư thục khiếm thị do Sư huynh Vial Trần Văn Huê điều hành. Ông là một trong số giáo viên chuyên về giáo dục khiếm thị.Trường dạy theo chương trình bậc tiểu học và trung học. Từ năm 1967 trở đi, trường có thu nhận cả học sinh khiếm thị và học sinh bình thường, để có thêm tài chính nuôi dạy học sinh khuyết tật. Có lẽ đây là trường khuyết tật đầu tiên dạy hòa nhập: Học sinh khiếm thị học chung với học sinh bình thường, những học sinh khiếm thị được phụ đạo để có thể theo kịp học sinh bình thường trong lớp.
Tổng số học sinh của trường lúc này có khoảng 40 em. Trong số này có nhiều em học tốt, đậu tú tài, đậu vào đại học luật khoa; học ở Hội Việt – Mỹ… Sau đó trở thành giáo viên trường khiếm thị nam sinh. Năm 1968, trường ngưng hoạt động do khó khăn tài chính.
Như vậy, từ cuối thế kỷ XIX đến 30 tháng 4 năm 1975, tại miền Đông Nam bộ đã hình thành và phát triển loại hình trường khuyết tật, dành cho người khiếm thị và khiếm thính. Trong số bốn trường khuyết tật của miền Đông thì có 03 trường đặt tại Sài Gòn (TP.HCM), bao gồm hai trường công lập khiếm thị dành cho nam sinh và nữ sinh, một trường tư thục khiếm thị dành cho nam sinh. Đó cũng là 03 trường khiếm thị (chuyên dành cho nam, nữ, trường tư) đầu tư ở Nam bộ, cũng là đầu tiên ở Việt Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta tiếp quản cả hai trường nam sinh và nữ sinh khiếm thị, với vốn quý là số giáo viên vừa có trách nhiệm, vừa được đào tạo chính quy về giáo dục khiếm thị, cùng một số thiết bị, phương tiện, đồ dùng giảng dạy, học tập có giá trị.
2.1.2.2. Từ năm 1975 đến 1987
Ngày 24 tháng 2 năm 1976, Bộ Giáo dục Đào tạo ra quyết định số 16 QĐ/GD, sát nhập hai trường khiếm thị nam sinh và nữ sinh, thành Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TPTĐBNĐC), tọa lạc tại 184 đường Nguyễn Chí Thanh (Q.10, TP.HCM). Trường được giao nhiệm vụ tổ chức giáo dục học sinh khiếm thị theo chương trình phổ thông và nghiên cứu mô hình trường dành cho trẻ khiếm thị.
Trong vòng 10 năm (1976 – 1986), TPTĐBNĐC trực thuộc Viện khoa học Giáo dục cho trẻ em khiếm thị học văn hóa, theo bậc tiểu học và hướng nghiệp dạy nghề theo mô hình trường chuyên biệt.
Từ năm 1987 đến nay, TPTĐB Nguyễn Đình Chiểu chuyển về trực thuộc Sở Giáo dục, Đào tạo Thành Phố Hồ Chí Minh, thực hiện giáo dục trẻ khiếm thị theo hai mô hình: Hội nhập và chuyên biệt, từ bậc tiểu học đến trung học.
Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu mà tiền thân là trường Nam sinh mù (1926) và Nữ sinh mù (1958), đã trải qua chặng đường phát triển 75 năm. Ngày nay, trường đã trở thành trường trung tâm nguồn (School Resource Center) về giáo dục khiếm thị, hỗ trợ về chuyên môn, trang thiết bị chuyên dùng cho các trường bạn. Ngoài trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu năm 1985, phòng y tế quận Tân Bình thành lập trường Tương Lai, dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ.
Cùng với TPTĐBNĐC, từ năm 1988 đến nay, các trường khuyết tật của Thành Phố Hồ Chí Minh lần lượt ra đời. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 8 năm 2000, Thành Phố Hồ Chí Minh có 31 đơn vị, cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng, nuôi dạy người khuyết tật; trong đó có 22 đơn vị, cơ sở do Sở Giáo dục, Đào tạo quản lý, hoặc phối hợp với cơ quan, đơn vị chủ quản chỉ đạo về chuyên môn. Sự nghiệp giáo dục trẻ khuyết tật tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ năm 1988 đến nay đã trải qua hai thời kỳ phát triển quan trọng:
Trong vòng 7 năm (1988 – 1995), Thành Phố Hồ Chí Minh đã thành lập 10 cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật. Hầu hết các cơ sở giáo dục khuyết tật được các tổ chức tôn giáo thành lập, do hai ngành Y tế - Lao động – Thương binh Xã hội quản lý, gồm các trường: Hy Vọng quận 6 (1985); Tương Lai quận 5(1988); Hy Vọng (Bình Thạnh – 1988); Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu (Sở GD- ĐT- 1989); Trung tâm NCGD trẻ khuyết tật (Sở GD – ĐT – 1989); Tiểu học 15/5; Hy vọng (quận 8 – 1989); Hy vọng (quận I – 1990); Tương Lai (quận 3); Thánh Mẫu (Bình Thạnh – 1991); Đa Thiên (quận 7 – 1993); Khuyết tật Cần Giờ (1993); Khuyết tật quận 12 (1993); Kỳ Quang III Gò Vấp (1995); Huynh Đệ Như Nghĩa (Bình Chánh – 1995); Anh Minh (Bình Thạnh – 1997); Tương Lai Quận I (1998); Khuyết tật Bình Chánh (1998). Xuất phát từ yêu cầu phát triển thành phố, năm 1989, hai cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật trực thuộc Sở Giáo dục, Đào tạo đã được thành lập theo quyết định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đó là “ Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Trẻ khuyết tật” (TTNCGDTKT), và “Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu”, với các nhiệm vụ: *) Nghiên cứu tư liệu, thông tin và tiếp thu các phương pháp, trang bị của các tổ chức trong, ngoài nước làm chức năng hướng dẫn các đơn vị cơ sở dạy khuyết tật; *) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật (khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ); *) Thực hiện chức năng tham mưu cho Sở Giáo dục - Đào tạo về các biện pháp quản lý và chỉ đạo chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật; *) Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật.
Đối với loại hình giáo dục trẻ khiếm thị, Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu với bề dày kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên và trang thiết bị chuyên dùng cho
người khiếm thị đã dành sự hỗ trợ đặc biệt cho TTNCGDTKT về lĩnh vực giáo dục khiếm thị.
Năm 1995, bằng kết quả nghiên cứu thành công hai đề tài khoa học cấp thành phố về giáo dục khiếm thị, Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu trở thành cơ quan tham mưu cho Sở Giáo dục, Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, về giáo dục trẻ khiếm thị với đầy đủ bốn chức năng trên của TTNCGD trẻ khuyết tật.
2.1.2.4. Từ năm 2000 đến nay
Theo tinh thần Nghị định số 26/CP của Chính phủ và Thông tư số 20/GD – ĐT của Bộ Giáo dục - Đào tạo, sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM đã chỉ đạo về chuyên môn, giúp các Phòng GD – ĐT quận, huyện triển khai hoạt động về giáo dục trẻ khuyết tật của thành phố với tổng số 22 trường (phụ lục 1); trong đó có:
- Có 11 trường công lập, gồm: 7 trường trực thuộc Sở GD&ĐT; 2 trường trực thuộc UBND quận, huyện; 2 trường trực thuộc Trung tâm Y tế quận.
- Có10 trường dân lập do các tổ chức tôn giáo hoăc các nhà hảo tâm thành lập, thuộc UBMTTQ quận, huyện quản lý về hành chính; về chuyên môn thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo.
Tính đến tháng 8 năm 2013, các trường khuyết tật thành phố đã liên tiếp nhận 1.770 học sinh tiểu học. Trong năm học 2012-2103, tổng số giáo viên giảng dạy tại các trường khuyết tật là: 566 thầy, cô giáo, cán bộ, công nhân viên.
Nhằm hỗ trợ hoạt động và quản lý tốt hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật, từ năm học 1998 – 1999, Tổ Giáo dục Khuyết tật được thành lập, là cơ quan chuyên môn giúp Giám đốc Sở GD – ĐT, về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật.
Đến năm học 1999 – 2000, Tổ Giáo dục Trẻ khuyết tật được sát nhập vào Phòng Giáo dục Thường xuyên – là một trong ba bộ phận hoạt động của Hệ thống giáo dục không chính quy của ngành GD&ĐT TP.HCM.
Từ năm 1998 đến nay nhiều quận, huyện của thành phố đã đầu tư trên một tỷ đồng để xây dựng trường dạy trẻ khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ (năm 1998). UBND huyện Bình Chánh đã vận động và được tài trợ xây trường khuyết tật huyện, để đưa vào sử dụng trong năm học 1998 – 1999. Huyện Củ Chi tuy còn
nhiều khó khăn, nhưng đã xây dựng xong trường khuyết tật huyện và đưa vào sử dụng trong năm học 2000 – 2001…
Tuy nhiên, với một thành phố trên 5 triệu dân như TP.HCM, thì số lượng trường, lớp hiện có không thể đáp ứng nổi nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, chỉ có thể nhận trẻ từ 10 tuổi trở xuống (và trẻ từ 01 đến 6 tuổi vào chương trình can thiệp sớm). Nguyên nhân chính do thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên.
Xuất phát từ quan điểm: Năng lực đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong các trường khuyết tật, trong 10 năm trở lại đây, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh các hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.
Ngoài việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy vào dịp hè hàng năm; theo định kỳ hàng tháng, Sở GD&ĐT và TTNCGDTKT đã tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý, phụ trách các phòng ban GD&ĐT, Ủy ban Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em các quận (huyện),… tập huấn, bổ túc về các lĩnh vực: Tật học, tâm lý, phương pháp giảng dạy, v.v… với các hình thức tham quan, tổ chức hội thảo khoa học tại các trường và tham dự các buổi báo cáo chuyên đề của các chuyên gia về giáo dục trẻ khuyết tật.
Sở GD&ĐT và TTNCGDTKT còn vận động, tuyên truyền sâu rộng trong các đoàn thể xã hội, phụ huynh học sinh về cách phát hiện, chăm sóc, nuôi dạy trẻ khuyết tật. Riêng năm học 2012 – 2013, Sở GD&ĐT và TTNCGDTKT đã phối hợp tổ chức bốn buổi tuyên truyền cho 340 người tham dự (gồm cán bộ đoàn thể xã phường, quận huyện).
Ngoài ra, Sở GD&ĐT còn tổ chức biên soạn và thử nghiệm các tài liệu về chương trình can thiệp sớm, chuẩn bị cho trẻ khuyết tật vào học lớp 1 bậc tiểu học. Đến năm học 2000 – 2001, chương trình này đã đưa vào hướng dẫn cho giáo viên để áp dụng trong chuyên biệt và hội nhập, cụ thể:
Chương trình hội nhập
Giáo dục trẻ khuyết tật ở TP. Hồ Chí Minh theo mô hình hội nhập được triển khai trên cơ sở công tác chuẩn bị của trường chuyên biệt hoặc kết quả của chương trình can thiệp sớm. Trong quá trình hội nhập, trẻ khuyết tật nhận được sự giúp đỡ, phụ đạo của các trường chuyên biệt. Giáo viên các trường phổ thông nhận học sinh hội nhập cũng được hỗ trợ, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ. Đến tháng 8 năm
2013, thành phố đã có 244 học sinh (gồm 140 khiếm thị, 58 em khiếm thính; 46 em chậm phát triển trí tuệ), đã học hội nhập trong các trường mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong số 244 học sinh, có 120 em khiếm thị, khiếm thính được các trường chuyên biệt phụ đạo và giúp đỡ thường xuyên.
Chương trình can thiệp sớm
Ở TP.HCM, chương trình can thiệp sớm bắt đầu triển khai từ năm 1993, đến